• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Đặc điểm kinh tế của chế độ phong kiến Đông – Tây

Trang Dimple

New member
Xu
38
Đặc điểm kinh tế của chế độ phong kiến Đông – Tây
I. Đặc điểm kinh tế của chế độ phong kiến phương Đông

1. Đặc điểm về chế độ sở hữu ruộng đất

- Ở phương Đông thời phong kiến tồn tại song song hai hình thức sở hữu ruộng đất: ruộng đất công và tư.

+ Thời cổ đại, ở phương Đông ruộng đất công chiếm ưu thế tuyệt đối, ruộng đất tư không chiếm ưu thế, song vẫn tồn tại.

Ruộng đất công: Ruộng đất nằm hoàn toàn trong tay nhà nước, đại diện là nhà vua.

Nhà nước giao ruộng đất cho công xã nông thôn quản lí.Công xã nông thôn giao cho các thành viên trong công xã cày cấy. Họ phải nộp tô và thuế cho nhà nước thông qua hội đồng công xã. Ở đây, xuất hiện quan hệ “sở hữu kép” (đồng sở hữu) giữa nhà nước và công xã nông thôn.

+ Thời phong kiến, ruộng đất công và tư song song xuất hiện. Khuynh hướng ruộng đất tư ngày càng lớn, ruộng đất công ngày càng thu hẹp lại.

Ở Trung Quốc

Ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất. Vì thế vấn đề sở hữu ruộng đất là vấn đề quan trọng hàng đầu, nó có quan hệ tới sự ổn định của một xã hội và sự thay đổi của các vương triều.

Thời cổ đại, ruộng đất công chiếm ưu thế tuyệt đối. Ở Trung Quốc cũng như các nước phương Đông khác quan niệm “Quốc gia là của vua” do vậy toàn bộ ruộng đất thuộc sở hữu tối cao của nhà vua. Nhà vua có quyền thu tô thuế, ban cấp, tịch thu ruộng đất. Từ năm 485 TCN, chế độ quân điền đã xuất hiện, ruộng đất thuộc sở hữu công của nhà nước. Đây là chế độ bình quân ruộng đất theo giới và lứa tuổi.

Thời phong kiến, ruộng đất tư xuất hiện. Thời nhà Tần, nhà nước thừa nhận quyền tư hữu ruộng đất cho tư nhân bằng cách chính thức hóa việc mua bán ruộng đất.

Cho nên, từ thời nhà Hán trở đi, những ruộng đất tư hữu lớn đã xuất hiện. Người ta gọi nó là các điền trang.

Thời Minh- Nguyên xuất hiện đại địa chủ, quý tộc sở hữu ruộng đất lớn.

Ở Ấn Độ

Thời cổ đại, quyền sở hữu ruộng đất thuộc về nhà nước, nông dân trong các công xã nông thôn nhận ruộng sản xuất và nộp thuế ch nhà nước.

Sang những thế kỉ đầu CN, ruộng đất tư xuất hiện. Nhà nước lấy một phần ruộng đất để ban cấp, tặng thưởng cho quý tộc, quan lại làm thái ấp và ban cho quyền thu tô thuế. Diện tích ruộng đất được ban cấp theo chức vụ, công lao và được ban cấp một đời. Nhưng trên thực tế tước vị có tính chất “cha truyền con nối” nên ruộng đất này không khác ruộng đất ban cấp vĩnh viễn. Như vậy, quan lại, quý tộc trở thành những người chiếm hữu nhiều ruộng đất, có quyền hành trên đất đai đó và đồng thời họ tìm mọi cách để mua bán, biến ruộng công thành ruộng tư, trở thành địa chủ.

Trong các công xã nông thôn cũng diễn ra sự phân hóa khá sâu sắc. Một số người có quyền thế ở CXNT cũng tìm cách biến ruộng công thành ruộng tư, mở rộng ruộng tư và đem phát canh thu tô ruộng đất.

Thời vương triều ngoại tộc Đêli, Moogon, nhà nước chỉ trực tiếp quản lí 10% ruộng đất, khoảng 80% ban cấp cho quan lại. Họ chỉ có quyền được hưởng tô thuế, không có quyền sở hữu ruộng đất này. Nhưng trên thực tế, loại ruộng đất này được truyền từ đời này sang đời khác và một bộ phận biến thành ruộng tư do những biến động về chính trị. 10% còn lại thuộc về các cơ sở tôn giáo. Nhà nước miễn tô thuế và họ được sở hữu vĩnh viễn loại ruộng này và xem như ruộng tư.

Ở Nhật Bản

Thời cổ đại, ruộng đất tư đã xuất hiện. Cuộc cải cách Taica được hoàn thành đã xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nhà nước đối với ruộng đất. Tuy nhiên, cuộc cải cách này không triệt để, những mầm mống của chế độ sở hữu tư về ruộng đất đã xuất hiện ngay trong nội dung của cuộc cải cách này và là một trong những nhân tố dẫn đến sự thất bại của chính sách “ban điền”.

Từ cuối thế kỷ VIII ruộng đất công thu hẹp lại, ruộng đất tư xuất hiện ngày càng nhiều hình thành các trang viên phong kiến. Sự xuất hiện này được xem là sự xuất hiện của loại hình sở hữu ruộng đất lớn.



Ở Ai Cập, Lưỡng Hà

Thời cổ đại, ruộng đất công chiếm ưu thế.

Thời phong kiến, ruộng đất công và tư xuất hiện nhưng xu thế là ruộng đất tư ngày càng lớn, ruộng đất công ngày càng thu hẹp lại.

Sự xuất hiện của chế độ sở hữu ruộng đất tư được đánh dấu thông qua bộ luật Hamurabi. Những người có sở hữu ruộng đất tư lớn nhất không vượt quá 36 ha, 80% chủ ruộng tư sở hữu dưới 2 ha.

Ở Việt Nam

Thời cổ đại, ruộng đất công chiếm ưu thế và nằm trong tay nhà nước. Tuy nhiên, đến thời Trần, ruộng đất tue xuất hiện ngày càng nhiều với các “điền trang”, “thái ấp”. Nhà nước phải ban hành chính sách hạn điền để hạn chế việc chấp chiếm ruộng đất của quý tộc, tư nhân, hạn chế sự mở rộng của chế độ ruộng tư.

à Xu thế ruộng đất tư chiếm ưu thế, không thể đảo ngược. Sở hữu ruộng đất là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự hưng thịnh hay suy vong của một nước.

2. Đặc điểm của nền kinh tế phương Đông

- Sự thống trị của nền kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp trên nền tảng nông nghiệp, sự kết hợp chặt chẽ giữa nông nghiệp với các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp.

- Sự phát triển chậm chạp, yếu ớt của kinh tế hàng hóa, tiền tệ.

- Quan hệ bóc lột địa chủ, tá điền chiếm ưu thế trong suốt thời phong kiến. mầm mống của quan hệ sản xuất mới nhỏ, không có điều kiện phát triển. Hình thức bóc lột chủ yếu là tô hiện vật và tô tiền. Kinh tế hàng hóa, tiền tệ kém phát triển.

Vấn đề đặt ra: Vì sao kinh tế tự nhiên tồn tại lâu dài ?

+ Kinh tế tự nhiên tồn tại lâu dài, biểu hiện cả trong sản xuất nông nghiệp, quy mô của thợ thủ công và hoạt động buôn bán.

+ Có nhiều địa chủ có nhiều ruộng đất nhưng lại chia cho nhiều hộ gia đình, sản xuất manh mún. Vừa sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và hoạt động buôn bán. Sản xuất không phải để tạo ra vốn mà để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đời sống hàng ngày.

+ Quan niệm coi nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, xem nhẹ công thương “dĩ nông vi bản”. Quan niệm này xuất hiện ngay từ thời cổ đại và được củng cố thời phong kiến. Nhà nước coi nhẹ hoạt động buôn bán “ sĩ nông công thương”, độc quyền những sản phẩm. ngành thủ công quan trọng.

+ Sự tác động tổng hợp của các nhân tố: chính trị, tư tưởng, sự hạn chế của trình độ sản xuất, sự nhỏ lẻ, manh mún của ruộng đất.

+ Sự bền vững của quan hệ sản xuất phong kiến, phương thức bóc lột và sự trì trệ của lực lượng sản xuất.

II. Phương Tây

1. Đặc điểm kinh tế của phong kiến phương Tây

- Kinh tế phương Tây tương đối đồng nhất, sự chuyển biến tương đối rõ, chịu ảnh hưởng, phản ánh những giai đoạn, thời kỳ lịch sử khác nhau.

- Nền kinh tế tự nhiên trong các lãnh địa phong kiến thời sơ kỳ trung đại. Tính chất của nó giống với nền kinh tế phương Đông phong kiến: kỹ thuật, phương thức canh tác lạc hậu, đời sống nông nô hết sức thấp kém. Đây là đặc điểm kinh tế nổi bật của kinh tế phương Tây nhưng không phải là đặc điểm xuyên suốt. Nó chỉ đúng với thời sơ kỳ trung đại. Sau nó từng bước bị suy tàn do sự xuất hiện của kinh tế hàng hóa, tiền tệ đã lôi cuốn lãnh địa phong kiến vào guồng quay của nó.

- Phương thức bóc lột chủ yếu dưới hình thức địa tô lao dịch và địa tô tiền- hình thức bóc lột hầu như không xuất hiện ở phương Đông. Đặc điểm này phù hợp với trình độ sản xuất lạc hậu của phương Tây lúc đó và liên quan tới tính tập trung của lãnh địa phong kiến. Kéo theo hệ lụy, tạo ra sự ràng buộc, khống chế chặt chẽ giữa lãnh chúa và nông nô.



+ Phương Tây sơ kỳ:

- Nền kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp.



- Phương thức canh tác lạc hậu chủ yếu là luân canh 2,3 mảnh (khu), công cụ canh tác lạc hậu, chưa biết sử dụng phân bón, không biết thu hoạch, đời sống nông nô thấp kém.

- Cùng với trồng trọt, chăn nuôi vần là hoạt động kinh tế chủ yếu, chưa chăn nuôi được gia súc lớn.

- Thủ công nghiệp gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp. Mỗi gia đình nông nô vừa làm nông nghiệp, vừa làm thủ công nghiệp, thủ công nghiệp được xem là nghề hụ trong gia đình nông nô.

- Hoạt động thương mại trong các lãnh địa hầu như không có, nếu có nó giữ vai trò thứ yếu và rất mờ nhạt. Nền kinh tế trong lãnh địa chủ yếu là phục vụ cho lãnh chúa và nông nô cho nên lãnh địa mang tính khép kín. Mỗi lãnh địa là một nền kinh tế độc lập và mỗi lãnh chua là một ông “vua con” trong lãnh địa của mình. Mác gọi Tây Âu thời kỳ này như một “bao khoai tây.

- Xuất hiện mâu thuẫn trong lãnh địa. Đó là mâu thuẫn trong đời sống giữa các lãnh địa. Mâu thuẫn giữa nông nô- lực lượng sản xuất chính nhưng mức sống thấp với lãnh chúa phong kiến- chiếm số ít nhưng mức sống cao dựa trên sự bóc lột nông nô. Mâu thuẫn giữa nhu cầu của lãnh chúa với mức sống thấp trong lãnh địa.

è Đòi hỏi cần phải cải biến, thay đổi.

+ Phương Tây trung kỳ

- Từ thời trung kỳ trung đại, nền kinh tế phong kiến phương Tây có những chuyển biến lớn. Đó là sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sự ra đời của thành thị. Tính chất của nền kinh tế cũng từng bước thay đổi chuyển dần từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa, tiền tệ.

- Sức sản xuất của xã hội phong kiến có nhiều tiến bộ đáng kể. Người ta biết mở rộng diện tích đất canh tác bằng cách khai phá rừng rậm, tát cạn đầm lầy. Kỹ thuật canh tác có nhiều cải tiến như phương pháp luân canh 3 khu, người ta biết sử dụng phân bón, thu hoạch mùa màng.

- Chăn nuôi nhờ trồng trọt phát triển, thức ăn cho gia súc nhiều hơn.

- Thủ công nghiệp có sự khởi sắc, nhiều nghề thue công phát triển như khai mỏ, luyện kim, thuộc da, len dạ…

- Hình thức bóc lột thay đổi chuyển từ địa tô hiện vật sang địa tô tiền.

- Kinh tế hàng hoa tiền tệ ra đời, là nhân tố góp phần thúc đẩy sự tan rã của nền kinh tế tự nhiên trong các lãnh địa phong kiến.

+ Hậu kỳ trung đại Tây Âu

- Đây là thời kỳ suy tàn của của chế độ phong kiến Tây Âu trong đó có sự xuất hiện của quan hệ sản xuất TBCN trong lòng xã hội phong kiến Tây Âu.

- Phường hội thủ công dần dần tan rã thay thế bằng công trường thủ công.

- Lãnh địa phong kiến tan rã, hình thành các tranh trại kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa.

- Các hội buôn tan rã thay thế bằng các công ty thương mại, hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế hình thức sản xuất phong kiến.















 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top