Đặc điểm khí hậu VN

vunhan209

New member
Xu
0
Đặc điểm khí hậu Việt Nam


1. Khí hậu VN là khí hậu nội chí tuyến gió mùa ẩm:

Mang tính bao trùm trong khí hậu VN, nhưng không đồng nhất trên toàn lãnh thổ VN vì VN nằm trải dài theo hướng kinh độ ( 15 vĩ độ ).
Cực B cách chí tuyến bắc 0o04 nên khí hậu miền Bắc mang tính chí tuyến nóng ẩm.
Cực N cách xích đạo 8o30 nên miền Nam khí hậu mang tính xích đạo nóng ẩm, ranh giới ở 160oB ( Bạch Mã ).

Tính chất nội chí tuyến ẩm được thể hiện như sau:

a. Tính chất nội chí tuyến:
- Do VN nằm gọn trong vùng nội chí tuyến, làm cho mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm nhưng không đồng nhất về thời gian.
Làm cho miền Bắc chỉ có một cực đại và một cực tiểu, còn ở miền Nam là 2 cực đại và 2 cực tiểu trong nhiệt chế và vũ chế, từ đó ảnh hường đến biên độ nhiệt năm.
- VN có góc nhập xạ vào giữa trưa lớn, Đồng Văn có góc nhập xạ nhỏ nhất ( 43o12 ), Cần Thơ ( 56o40 ), làm cho quanh năm có bức xạ cao khoảng 130Kcal/km2/năm, cân bằng bức xạ luôn luôn dương, nhiệt độ TB năm trên 20oC.
- VN có quang kì ngắn ( lúc mặt trời mọc đến lặn ), độ dao động ngày và đêm nhỏ. Càng gần XĐ chênh lệch càng nhỏ.
- Có sự hiện diện của gió Tín Phong

b.Tính chất gió mùa:
Khí hậu Việt Nam mang tính chất nội chí tuyến gió mùa vì các yếu tố khí hậu diễn biến theo nhịp điệu mùa rõ rệt.
Nguyên nhân cơ bản của tính chất này là do “sự thay đổi ( theo mùa ), ảnh hưởng theo mùa của các khối khí có tính chất khác nhau trong thời gian nhất định trong năm. Sự thay đổi này diễn ra theo một nhịp điệu tương đối ổn định và thành qui luật.”

- Gió mùa mùa Đông:
Còn gọi là gió mùa đông bắc. Là khối khí cực lục địa NPc từ áp cao Sibir thổi về.
Hình thành vào mùa đông từ tháng 11 – 3 ở miền bắc, do lạnh và khô ( ở tâm từ -15oC đến -40oC, ẩm 1g/1kg ). Nên đặc trưng thời tiết khi có NPc đi qua là lạnh đột ngột và khô. Do đặc tính và thời gian mà chia ra làm 2 loại :
NPc đất.
NPc biển.

- Gió mùa mùa hạ:
Tháng 4 – 5 mặt trời di chuyển từ xích đạo lên bắc bán cầu. NPc yếu dần và bị triệt tiêu là thời gian hoạt động của các khối khí chí tuyến ( Tm, Tp )
Từ tháng 5 – 6, lục địa Au – Á bị đốt nóng, các hạ áp hình thành và hút gió từ An Độ Dương vào, lúc này có gió tây nam đến VN có nguồn gốc từ vịnh Bengan, đây là khối khí nhiệt đới chí tuyến nên có tên là TBg ( Triopical Bengale ). TBg có tính chất nóng và ẩm, gây mưa vào mùa hạ, là tác nhân gây ra gió Lào ở bắc Trung Bộ và Tây Bắc.
Từ tháng 6 – 10 do có hạ áp BBC hoạt động ổn định và hút gió mạnh tạo điều kiện cho các khối khí Tín Phong NBC vượt xích đạo đổi hướng tây nam đến VN. Do vượt qua vùng biển xích đạo đến VN nên có tên là Em ( Equatorial Maritine )
Có sự hiện diện của CIT và bão

c. Tính chất ẩm:
- Là sự tác động tương hỗ giữa gió mùa , tín phong trong điều kiện cụ thể của địa hình.
- Khí hậu VN có ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc ( NPc ), nhưng chỉ trong thời gian ngắn, còn qui luật đai cao chỉ có tác dụng ở 15% diện tích, do đó đặc trưng của khí hậu VN vẫn là nội chí tuyến gió mùa ẩm.
- Nguyên nhân cơ bản là các khối khí thổi đến VN có nhiệt độ cao và ẩm lớn, từ đó hình thành một lượng mưa dồi dào từ B – N ( Hà Nội 1706mm, Huế- 2867mm, TPHCM 1910mm ), nó đã xoá đi tính khô hạn với thảm thực vật bán hoang mạc và sa mạc mà đáng lẻ VN phải có

Một số loại gió và hoạt động của chúng:

- Gió Tín phong : Tm ( nóng ), Tp ( lạnh )
- Gió mùa mùa đông: NPc đất, NPc biển
- Front cực: Fp
- Gió mùa mùa hạ: TBg, Em
- Thời gian thổi:
+Từ tháng 1 – 3 : gió NPc biển
+Từ tháng 4 – 5 : gió Tm và Tp
+Từ tháng 5 – 6 : gió TBg
+Từ tháng 6 – 10 : gió Em + CIT
+Từ tháng 11 – 1: gió NPc đất + Front

2. Khí hậu VN có sự phân hoá theo không gian:

a. Sự phân hoá Bắc – Nam:

Do VN trải dài qua nhiều kinh độ, cũng như sự tham gia của gió mùa đông bắc làm cho:
Miền Bắc có tổng nhiệt độ là 7500oC
Miền Nam do gần xích đạo nên có tổng nhiệt độ đạt tiêu chuẩn á xích đạo là 9500oC, với ¾ diện tích là đồi núi , quy luật đai cao làm cho nhiệt độ giảm khi lên cao

b. Tương quan giữa nhiệt – ẩm ( K ):
Do lượng mưa phân bố không đều, nơi đón gió mưa nhiều, nơi khuất gió mưa ít, làm cho cả nước có 5 kiểu tương quan nhiệt ẩm: Khô, Hơi khô, Hơi ẩm, Am, Am ướt

c. Phối hợp giữa nhiệt lượng (∑0 ) và tương quan nhiệt ẩm ( K ). Ta có 11 kiểu khí hậu :
- A xích đạo khô ở Ninh Thuận
- A xích đạo hơi khô ở Sông Ba – Khánh Hoà – Bình Thuận.
- A xích đạo hơi ẩm ở Bình Định – Phú yên – Đông Nam Bộ
- A xích đạo ẩm ở Quảng Nam – Quảng Ngãi – Sông Bé – Minh Hải
- Chí tuyến khô ở Mường Xén ( Thanh Hoá )
- Chí tuyến hơi khô ở Yên Châu – sông Mã
- Chí tuyến hơi ẩm ở Đông Bắc – Thanh Hoá – Nghệ An
- Chí tuyến ẩm ở Hà Tĩnh – Bình Trị Thiên
- A chí tuyến hơi ẩm ở vùng núi thấp
- A chí tuyến ẩm ở vùng núi trung bình
- Ơn hoà ẩm ướt ở các đỉnh núi cao

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top