Cuộc khủng hoảng dầu - năng lượng liệu có xảy ra?

  • Thread starter Thread starter Khoai
  • Ngày gửi Ngày gửi

Khoai

Điền Chủ 4.0 ^^
Các cuộc khủng hoảng năng lượng ở thế kỷ trước rất tàn khốc, đỉnh điểm là nguyên nhân trực tiếp khiến Liên Xô tan giã. Các cuộc khủng hoảng có lần nguyên nhân dự báo được, có lần hết sức bất ngờ.

Vậy lần này, khi 5% sản lượng dầu thế giới thiếu hụt tại UAE liệu có làm xáo trộn kinh tế thế giới??

Nhìn lại một số cuộc khủng hoảng dầu mỏ trước đây.

Ảnh: người dân Nhật Bản tranh giành đồ trong siêu thị - ảnh hưởng của khủng hoảng dầu mỏ 1973

Vụ tấn công vào cơ sở dầu mỏ của Arab Saudi vừa qua khơi lại nỗi sợ từng có trong quá khứ về các cuộc khủng hoảng liên quan đến giá dầu. Các cuộc khủng hoảng đó thường do một nguyên nhân quân sự - chính trị gây ra.

Nhưng cũng cung cấp thêm thông tin về một nhân tố quan trọng: OPEC.

Thực chất: OPEC ban đầu được tạo ra là sáng kiến của một người Cộng sản. Đó là thủ tướng Cộng hòa Iraq, [Abd al-Karim Qasim](https://en.wikipedia.org/wiki/Abd_al-Karim_Qasim). Sự việc xuất phát từ việc Qasim bắt các công ty dầu của Anh khai thác ở Iraq, lớn nhất là [Công ty Dầu khí Iraq](https://en.wikipedia.org/wiki/Iraq_Petroleum_Company) (IPC) phải chia lợi nhuận ở mức 55% cho chính phủ Iraq. Chính phủ Mỹ và Anh ra sức bảo vệ IPC, chống lại chính quyền của Qasim.

Cùng lúc này, Venezuela, một quốc gia xuất khẩu dầu ở Nam Mỹ cũng ngán ngẩm cảnh bị Mỹ thao túng giá dầu. Kết hợp cùng với Arab Saudi, nước sản xuất dầu lớn nhất Trung Đông, năm 1960 trong hội nghị tại Baghdad, Iraq, dưới đề nghị của Thủ tướng [Abd al-Karim Qasim](https://en.wikipedia.org/wiki/Abd_al-Karim_Qasim), 5 nước xuất khẩu dầu gồm Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Saudi và Venezuela đã thành lập ra tổ chức OPEC, với mục tiêu là thống nhất sản lượng, tìm cách điều chỉnh giá dầu có lợi nhất và quan trọng là thoát khỏi sự thao túng giá từ Mỹ. OPEC thành lập trở thành nỗi ác mộng với chính quyền Mỹ và được Liên Xô rất ca ngợi hành động này.

Tuy nhiên, đến năm 1963, chính quyền Cộng sản ở Iraq bị đảng Baath lật đổ. Sau đó, nhiều quốc gia sản xuất dầu khác gia nhập, và phần lớn là không thân thiện với Liên Xô. Từ đó trở đi, OPEC lại trở thành đối nghịch với Liên Xô, vốn có nền kinh tế cũng phụ thuộc không nhỏ vào xuất khẩu dầu. Từ giai đoạn sau của chiến tranh Lạnh, OPEC được cho là đã bắt tay với Mỹ để giữ giá dầu thấp, nhằm đánh quỵ nền kinh tế Liên Xô và đã thành công.

Sau khi Liên Xô lật đổ, OPEC tiếp tục cuộc đối đầu với Mỹ và Nga, thường được coi là tạo thành thế chân vạc trên cuộc chiến giá dầu hiện nay.

1/ Đại khủng hoảng dầu mỏ 1973 và chiến tranh Yom Kippur và mối quan hệ Israel - Ai Cập

Vào thời điểm đầu chiến tranh Lạnh, Ai Cập và Israel là hai đối thủ sẵn sàng làm nổ tung khu vực với những cuộc chiến có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Lãnh đạo Ai Cập là Gamal Abdel Nasser, một người vừa theo Xã hội chủ nghĩa và theo chủ nghĩa Liên Arab, nên mọi sự thù địch dồn lên Israel. Tuy vậy, khi cùng cả khối Arab tấn công Israel năm 1967, Ai Cập đã hứng chịu một thất bại nhục nhã nhất lịch sử, mất gần hết quân đội và mất đi bán đảo Sinai chiến lược.

Hậu quả của cuộc chiến đè nặng lên nền kinh tế Ai Cập. Trong khi Liên Xô vẫn hàng năm viện trợ hàng tấn vũ khí trang bị, họ không thể giúp vực dậy kinh tế Ai Cập như người Mỹ làm cho Israel. Vậy là, Ai Cập bắt đầu tính chuyện ''đổi phe''.

Sau cái chết của Nasser, tổng thống mới của Ai Cập là Anwar Al-Sadad lên nắm quyền. Sadad muốn loại bỏ ảnh hưởng của Liên Xô, cùng với đó tăng cường huấn luyện binh sĩ thay vì dựa vào vũ khí. Khi quan hệ với Liên Xô xấu đi, ông đã trục xuất cố vấn cùng vũ khí Liên Xô. Số vũ khí này sau đó không về Liên Xô mà được chuyển qua Libya, nơi Muammar Gaddafi dùng nó để tấn công Ai Cập năm 1977. Và trong cuộc chiến này, sự tinh nhuệ của binh sĩ Ai Cập đã đánh bại vũ khí của quân Libya.

Còn năm 1973, Al-Sadad đã tính tới chuyện hòa bình với Do Thái. Tuy nhiên, ông chủ trương hòa bình phải dựa trên cơ sở có lợi về lãnh thổ, có nghĩa là đòi lại bán đảo Sinai. Vì lý do này, trong dịp lễ Yom Kippur của Do Thái, quân Ai Cập đã bất ngờ đánh úp Israel và chiếm lại được Sinai. Dù sau đó, Israel vội vã phản công và sắp chiến thắng, nhưng Ai Cập đã chủ động chìa cành Oliu, ra ý muốn đàm phán với Israel. Nội dung đàm phán là ''đổi đất lấy hòa bình'', nghĩa là Israel trả Sinai cho Ai Cập, còn Ai Cập sẽ công nhận và đảm bảo an ninh Israel. Hiệp định David năm 1973 được kí kết, mở ra thời kì hòa bình giữa hai nước.

Vậy nên, tình thế của Israel hiện nay ở khu vực không phải quá hiểm nghèo. Đó là: dù cả khối Arab thù địch, nhưng hai nước có biên giới dài nhất với họ là Ai Cập và Jordan lại là 2 nước thân thiện nhất với họ.

Trở lại với giá dầu. Cuộc chiến Yom Kippur là tin mừng cho các nước Arab. Nhưng thỏa thuận hòa bình sau đó thì ''không thể chấp nhận nổi''. Dẫn đầu bởi Arab Saudi, các nước Trung Đông đã đồng loạt cấm vận dầu mỏ với bất cứ nước nào ủng hộ Israel, đặc biệt là nước Mỹ.

Ngay lập tức, thị trường thế giới náo loạn. Giá dầu tăng phi mã 400% từ 3 USD/gallon lên 12 USD/gallon, ở nước Mỹ còn cao hơn. Giá dầu cao đã tạo một cơn địa chấn tàn phá nền kinh tế các nước phát triển. Đặc biệt, nó như một cơn cuồng phong càn quét ngành giao thông, được miêu tả là ''thổi bay xe hơi Mỹ vào xó đường''. Do các xe Mỹ thời đó ngốn khá nhiều xăng, đột nhiên thiếu nhiên liệu thiếu nhiên liệu, xe hơi ở Mỹ bị vứt xó. Để phản đối, người Mỹ mang xe đậu ra đường gây tắc đường hàng km. Hình ảnh biểu tượng của cuộc khủng hoảng năm 1973 là các cửa hàng xăng ở Mỹ treo biển: hết xăng. Và tin được không, nước Mỹ phải dùng đến biện pháp này: tem phiếu xăng dầu.

Tuy nhiên, chịu ảnh hưởng lớn nhất của cuộc khủng hoảng này là Nhật Bản. Do thiếu nguồn cung dầu, các ngành sản xuất ở Nhật Bản đều đình đốn. Giá cả Nhật tăng cao chưa từng thấy. Vậy nên biểu tượng thứ 2 là hình ảnh người Nhật chen nhau mua hàng trong siêu thị năm 1973.

Ngược lại, hưởng lợi nhất là Liên Xô. Tận dụng OPEC cắt giảm sản lượng, Liên Xô đã đẩy mạnh sản xuất dầu nhằm bù đắp. Vì thế Liên Xô đã thu được lợi nhuận lớn trong thời gian khủng hoảng. Điều này khiến OPEC phải tính toán lại và quyết định bỏ cấm vận dầu mỏ năm 1974 nhằm ngăn Liên Xô chiếm thế bá chủ. Còn với Liên Xô, về lâu dài nó lại khiến nước này phụ thuộc hơn vào dầu mỏ, hậu quả là nền kinh tế Liên Xô đã trở nên suy sụp sau này do các ngành khác bị bỏ bê.

Cuộc khủng hoảng còn thúc đẩy Mỹ và các nước khác bắt đầu tính toán xây dựng nguồn dầu dự trữ, dùng để đối phó khủng hoảng bất ngờ, cùng việc tìm nguồn nhiên liệu thay thế.

2/ Khủng hoảng dầu 1979 và chiến tranh Iran - Iraq.

Không lâu sau khủng hoảng 1973, thế giới một lần nữa bị chao đảo vào năm 1979.

Bắt đầu từ năm 1979, khi cách mạng hồi giáo Iran nổ ra. Ngay sau đó, Iraq tuyên chiến và tấn công Iran. Cả 2 nước đều là thành viên OPEC, đều là 2 nước xuất khẩu lớn. Vì vậy lo ngại về thiếu nguồn cung đã đẩy giá dầu lên gấp đôi.

Tuy nhiên, lần này các nước đã chuẩn bị tinh thần đối phó. Nước Mỹ đã không bị sốc mạnh như lần trước. Dầu dự trữ được đưa ra, nhà nước cố gắng bình ổn giá dầu. Những kẻ tạo ra tin giả để tăng giá dầu bị phạt nặng. Nước Mỹ cũng tăng cường khai thác ở Vịnh Mexico và Alaska để bù đắp.

Tây Âu và Nhật Bản ít nhiều ảnh hưởng, nhưng không quá nặng. Sau năm 1973, ngành công nghiệp Oto ở Tây Âu và Nhật đã đi theo đường lối sản xuất xe tiết kiệm nhiên liệu hơn, vì vậy dễ đối phó với giá dầu.

Liên Xô tiếp tục hưởng lợi. Năm 1979, với việc OPEC giảm sản lượng, Liên Xô chính thức trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất. Vì vây, năm 1979 là năm Liên Xô ''thách thức mọi đối thủ'' do lạc quan về kinh tế. Họ đưa vũ khí hạt nhân đến biên giới Trung Quốc, đưa quân vào Afghanistan, đưa quân đến Ethiopia, mở hầu bao hỗ trợ Việt Nam, Mông Cổ, Cuba, Nicaragua,...Người Liên Xô không hề biết đó là đòn tự sát chết người đã giết chết Liên Xô sau này.

Cùng với đó, ở Nauy và Nigeria người ta mới phát hiện ra dầu mỏ, làm giảm nỗi lo về nguồn cung dầu. Nigeria vượt Angola thành nước xuất khẩu dầu lớn nhất Tây Phi.

Thiệt hại nặng lần này là OPEC. Họ không thiệt hại về kinh tế mà thiệt hại về vị thế chính trị. Bị Liên Xô vượt mặt về xuất khẩu, OPEC cũng không còn có thể dùng dầu mỏ làm vũ khí thao túng thế giới. Họ phải nhanh chóng tăng sản lượng khai thác, nhanh chóng kết thúc khủng hoảng dầu 1979.

Tuy nhiên do tăng sản lượng quá đà, năm 1980 thế giới rơi vào dư thừa dầu. Giá dầu đã giảm liên tục đến 10 năm sau, điều khiến kinh tế Liên Xô sụp đổ.

3/ Khủng hoảng dầu 1990 và chiến tranh vùng Vịnh

Đây là một cuộc khủng hoảng bất ngờ. Năm 1990 quân đội Iraq đột ngột không báo trước tràn vào xâm lược Kuwait, nước xuất khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới. Sau đó, Liên quân do Mỹ đứng đầu đã phản công, đánh bại quân đội Iraq.

Trong giai đoạn cuối cuộc chiến, khi rút lui quân đội Iraq đã đốt các giếng dầu, ném dầu xuống biển làm nguồn cung dầu giảm gần 300 triệu thùng. Đây là điều mà Mỹ không lường tới trước nên đã gây khủng hoảng. Dầu tăng giá từ 21 đô la / thùng vào cuối tháng 7 năm 1991 lên 28 đô la / thùng vào ngày 6 tháng 8. Trước khi cuộc phản công của Liên quân diễn ra, giá đã tăng lên đạt đỉnh 46 USD / thùng vào giữa tháng 10.

Một lần nữa, Mỹ sử dụng kho dầu dự trữ để đối phó. Đồng thời họ ép OPEC tăng sản lượng để giữ giá dầu thấp, mục đích là để ngăn Liên Xô phục hồi. Không thể thu lợi từ giá dầu tăng, Liên Xô tan rã tức tưởi vào cuối năm 1991.

Phải đến năm 2000, giá dầu mới tăng trở lại, và lần này tăng vọt. Đó chính là liều thuốc thần kéo nền kinh tế Nga từ cõi chết trở về năm 2000. Bất chấp năm 2003 Mỹ tấn công Iraq, thế giới không bị ảnh hưởng quá nhiều.

Tuy nhiên, vụ tấn công dầu vào Arab Saudi mới đây thực sự nghiêm trọng, thiệt hại thực sự lớn. Bên cạnh đó Iran bị cấm vận, Libya đang có chiến tranh, Venezuela suy sụp,...nên đã đặt ra lo ngại cho thế giới như bây giờ.

St
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top