• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

CORONAVIRRUS, VIRUS LÂY TỪ NGƯỜI SANG NGƯỜI GÂY TỬ VONG, ĐÃ PHÁT HIỆN CÓ TẠI VIỆT NAM

Khoai

Điền Chủ 4.0 ^^
Dịch cúm đang bùng phát dữ dội tại Mỹ (Virus Victoria B) và Trung Quốc ( Virus Corona nCoV).

- Việt Nam hôm nay (23/01/2020) phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm chủng mới của họ virus Corona (nCoV) là hai bố con người Trung Quốc, hiện đang cách ly trong Chợ Rẫy.

- Việt Nam đã siết chặt giám sát hành khách tại các cửa khẩu từ nhiều ngày trước, khi chưa có dấu hiệu nCoV sẽ lan tới nước ta.

- Trước Việt Nam thì hàng loạt quốc gia (ngoài Trung Quốc) đã phát hiện người nhiễm nCoV gồm Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và Ấn Độ. Đặc khu Hong Kong và đảo Đài Loan cũng thông báo phát hiện người nhiễm.

--------
cập nhật 24/01


🦠 Chủng coronavirus là gì?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), coronavirus là một họ virus lớn, thường gây cảm lạnh và các bệnh nghiêm trọng hơn như Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS). Loại virus lạ gây nên 3 trường hợp tử vong nêu trên là một chủng coronavirus mới, chưa từng được tìm thấy ở người trước đây (được WHO đặt tên là 2019-nCoV).

✔ Sự bùng phát dịch bệnh bí ẩn này ở Vũ Hán có phải là một loại virus SARS mới?
Tác nhân gây ra "căn bệnh bí ẩn" ở thành phố Vũ Hán được xác định là một loại coronavirus mới, không phải là virus SARS.

🦠 Gen của loại virus lạ này không giống với SARS. Mặc dù virus lạ và SARS, MERS coronavirus thuộc cùng một họ coronavirus, tuy nhiên phân tích tiến hóa di truyền cho thấy chúng thuộc các loại phụ khác nhau. Trình tự gen virus của chúng khá khác nhau.

😷Lý do cho sự gia tăng đột ngột các trường hợp bị nhiễm virus lạ?
Trước đó, Ủy ban Y tế Vũ Hán báo cáo không có bằng chứng rõ ràng về sự lây truyền từ người sang người. Do đó, mọi người ở thành phố này chưa có sự chuẩn bị, chủ quan về khả năng lây nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, sau đó bệnh dịch bắt đầu lây truyền từ người sang người một cách rõ rệt. Hiện có 199 trường hợp được xác nhận đã xuất hiện triệu chứng nhiễm virus lạ và con số này vẫn đang tăng mạnh.

🆘️ Tỷ lệ tử vong do virus coronavirus mới có cao không?
GS Wang Yuedan, giáo sư miễn dịch học tại Đại học Y khoa Bắc Kinh cho rằng virus mới này vẫn đang trong giai đoạn bùng phát bệnh truyền nhiễm và cần được theo dõi chặt chẽ. Tỷ lệ tử vong do SARS RẤT CAO, khoảng 10%, so sánh với đó, có thế thấy tỷ lệ tử vong của virus mới này hiện không cao.

🤧 Các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân nhiễm virus là gì?
- Sốt.
- Mệt mỏi.
- Các triệu chứng hô hấp, ho khan, khó thở, hội chứng suy hô hấp cấp.
- Sốc nhiễm trùng.
- Thậm chí là nhiễm toan chuyển hóa và rối loạn đông máu.
Một số bệnh nhân có triệu chứng khởi phát nhẹ mà không sốt. Hầu hết bệnh nhân nhiễm bệnh vẫn có sức khỏe tốt, chỉ một số ít bệnh nhân bị nặng và thậm chí tử vong.

😷 Các con đường lây lan?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một số loại coronavirus có thể truyền từ người sang người, thường là sau khi tiếp xúc gần với bệnh nhân bị nhiễm bệnh, có thể bao gồm:
- Việc tiếp xúc với các loại dịch (nước mũi, nước bọt, dịch mụn nước…).
- Đường hô hấp.
- Những người tiếp xúc gần gũi như người thân, bạn học, đồng nghiệp, nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân đều có nguy cơ lây lan bệnh dịch.

❗Nếu nghi ngờ bản thân hoặc người thân nhiễm virus lạ, nên làm gì?
Nên được theo dõi y tế tại nhà dưới sự hỗ trợ của cơ sở y tế uy tín, đừng hoảng sợ, đừng đi làm, đừng đi ra ngoài.

🔜 Bệnh nhân bị nhiễm virus lạ được điều trị như thế nào?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện tại không có phương pháp điều trị cụ thể đối với các bệnh do coronavirus mới gây ra. Tuy nhiên, nhiều triệu chứng có thể được kiểm soát, vì vậy bệnh nhân cần được điều trị theo tình hình lâm sàng.
Virus rất nhạy cảm với nhiệt. Việc phun 75% cồn, chất khử trùng có chứa clo, chất khử trùng hydroperoxide, chloroform và các dung môi lipid khác trong 30 phút ở 56 độ C, có thể vô hiệu hóa virus.

💊 Thuốc kháng sinh và các loại thuốc có hữu ích không?
Chỉ có tác dụng khi có biến chứng nhiễm trùng, thậm chí không mang lại tác dụng.
Nhân viên y tế tiếp xúc nhiều với bệnh nhân hơn người bình thường, nên họ có nguy cơ mắc phải coronavirus lạ rất cao. WHO khuyến cáo nhân viên y tế tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng thích hợp.

🔜 Virus sẽ phát triển mạnh hơn trong thời gian tới?
Loại virus lạ đang trong dịch, nên chúng ta không thể biết liệu virus sẽ còn biến đổi nữa hay không trong quá trình truyền, tỷ lệ tử vong do virus lạ có tăng nữa hay không.

✔Làm thế nào để bảo vệ chính mình?
Ngăn chặn theo con đường lây truyền virus qua đường hô hấp bằng cách đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn, duy trì vệ sinh cơ thể và thói quen ăn uống an toàn và tránh tiếp xúc với bất kỳ ai có triệu chứng bệnh hô hấp như ho và hắt hơi liên tục. Nên kiểm tra nhiễm trùng nghi ngờ, chẩn đoán cần được xác nhận càng sớm càng tốt và cần phải theo dõi chặt chẽ về mặt y tế.
😷Mặt nạ phẫu thuật y tế có thể ngăn chặn 70% vi khuẩn. Mặt nạ N95 có thể ngăn chặn 95% vi khuẩn, có thể được sử dụng để bảo vệ chống lại các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng.
💉Có vắc-xin chống lại virus lạ?
Hiện tại chưa có vắc-xin cho loại virus lạ. Việc phát triển một loại vắc-xin mới có thể mất vài năm.

Tham khảo: Tổ chức y tế Thế Giới WHO, Thông tấn xã Việt Nam
✔cdc. gov/coronavirus/2019-ncov/index.html

Dr. Nick Nguyễn Cát - CCH Content Manager
----
VnKienthuc.com

 
Sửa lần cuối:
Việt Nam đã phát hiện ca nhiễm đầu tiên tại Tp Hồ Chí Minh

- Việt Nam hôm nay (23/01/2020) phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm chủng mới của họ virus Corona (nCoV) là hai bố con người Trung Quốc, hiện đang cách ly trong Chợ Rẫy.

- Việt Nam đã siết chặt giám sát hành khách tại các cửa khẩu từ nhiều ngày trước, khi chưa có dấu hiệu nCoV sẽ lan tới nước ta.

- Trước Việt Nam thì hàng loạt quốc gia (ngoài Trung Quốc) đã phát hiện người nhiễm nCoV gồm Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và Ấn Độ. Đặc khu Hong Kong và đảo Đài Loan cũng thông báo phát hiện người nhiễm.

- Thời gian ủ bệnh của nCoV là khoảng 14 ngày, triệu chứng ban đầu khá tương đồng với cảm lạnh gồm ho, hắt hơi, sổ mũi, đau đầu và sốt.

- Đối tượng dễ tổn thương nhất là người cao tuổi. Độ tuổi trung bình của người nhiễm nCoV là trên 40, chưa ghi nhận trường hợp trẻ nhỏ nhiễm bệnh.

- Các chuyên gia nhận định nCoV lành tính hơn SARS và MERS, một số trường hợp nhẹ đã được xuất viện. Tỷ lệ tử vong hiện tại của nCov là 3% (17 người chết trong tổng số hơn 600 người được ghi nhận nhiễm bệnh) so với 30-40% của MERS hoặc 15% với SARS.

- Báo cáo mới nhất từ Bộ Y tế, tính đến 23-1 Trung Quốc ghi nhận 541 trường hợp mắc bệnh viêm phổi cấp do coronavirus, trong đó có 17 người đã tử vong. Các trường hợp mắc bệnh được ghi nhận tại 13 tỉnh thành của Trung Quốc.

- Ngoài Trung Quốc, các nước Thái Lan ghi nhận 4 ca bệnh, Hàn Quốc 1, Nhật Bản 1, Hoa Kỳ 1, Ma Cao và Hong Kong mỗi nơi 1 bệnh nhân. Tại Việt Nam đến thời điểm hiện tại ghi nhận có 7 ca bệnh nghi ngờ (bao gồm ca 2 bệnh nhân kể trên). Đặc biệt, 3 người vào viện trước đó đều trở về Trung Quốc và đều được loại trừ mắc bệnh.

- Trước tình hình khẩn cấp này, Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo các biện pháp dự phòng cá nhân, tránh tiếp xúc với người đang bị viêm phổi cấp/viêm đường hô hấp cấp, thường xuyên rửa tay sạch, trong trường hợp bắt buộc tiếp xúc với người có ho, hắt hơi nên đứng/ngồi song song thay vì đối diện và khoảng cách tối thiểu là 2m.


Theo lời khuyên của các bác sĩ:
- Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng Khoa Nhiễm – Thần Kinh (Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 TP.HCM), virus corona suy yếu khi nhiệt độ trên 20 (nhất là trên 25 độ) và điều kiện độ ẩm cao. Để phòng bệnh viêm phổi do virus nCoV, khi ra đường, người dân nên mang 3 lớp khẩu trang y tế - giúp ngăn chất tiết có chứa virus.

- Đồng thời, bác sĩ Khanh cho biết, theo kinh nghiệm chống dịch Sars ở Việt Nam và kinh nghiệm từ các cơ sở Y tế ở Hàn Quốc, việc đóng cửa kín và để nhiệt độ phòng quá lạnh sẽ dễ khiến virus lây lan nhanh chóng. Do đó, người dân nên mở cửa nhà, giữ nhà cửa thông thoáng, giữ nhiệt độ phòng trên 25 độ để ngăn ngừa dịch bệnh tấn công.

- Trong sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ khuyên chúng ta nên rửa tay thường xuyên để loại bỏ các vi khuẩn có hại, bảo vệ sức khỏe cũng như ngăn ngừa nhiễm virus

Tham khảo:
- Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC): cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/summary.html
- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
who.int/emergen…/diseases/novel-coronavirus-2019

Butnghien.com ổng hợp từ VTV, báo khác
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top