• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

'Công ty hóa' đại học hàng đầu Hàn Quốc

Hide Nguyễn

Du mục số
Bất chấp việc một số giảng viên còn e dè, Hàn Quốc vẫn đang đẩy mạnh các kế hoạch nhằm cho phép trường đại học uy tín nhất của mình có thêm quyền tự chủ. Đây được coi là bước đầu trong kế hoạch cải tổ rộng rãi hệ thống giáo dục đại học của quốc gia này.



Đại học Quốc gia Seoul

Những người ủng hộ cho rằng, cải cách sẽ làm giảm đi sự kiểm soát của chính phủ - vốn có xu hướng dập tắt tính sáng tạo của Đại học Quốc gia Seoul, một tổ chức giáo dục hàng đầu của quốc gia. Cải cách sẽ trao cho ngôi trường này sự tự chủ lâu dài thỏa mãn yêu cầu của những người chỉ trích các trường đại học đang trì trệ của Hàn Quốc.

Đã được thông qua cấp nội các, kế hoạch tổ chức lại ĐH Quốc gia Seoul thành một tổ chức tự quản, được gọi là kế hoạch "công ty hóa trường học", dự kiến sẽ được thông qua bởi Quốc hội trong tháng này và sẽ có hiệu lực vào năm tới. Nếu kế hoạch này thành công, chính phủ sẽ khuyến khích khoảng 40 trường đại học công lập khác trên khắp đất nước tiếp tục thực hiện.

Việc làm này bắt chước cuộc cải cách giáo dục hết sức quan trọng trong lịch sử của Nhật Bản vào năm 2004, trong đó trao cho các trường đại học nhiều quyền lực hơn đối với các quyết định đầu tư, buộc chính phủ hỗ trợ nhiều hơn nữa trong việc tuyển sinh và nghiên cứu.


Nhiều giảng viên sẽ bị sa thải, học phí cao hơn

Tuy nhiên, các giáo sư tại ĐH Quốc gia Seoul nói rằng, việc công ty hóa trường học nhằm đưa nhà trường thoát khỏi sự kiểm soát trực tiếp của Bộ Giáo dục và nắm lấy trách nhiệm trước hội đồng ủy viên quản trị của mình, đang được thực hiện mà không tham khảo ý kiến của các nhân viên.

Một giảng viên giấu tên nói: "Kế hoạch này đang diễn ra quá nhanh. Một số giáo sư thậm chí không biết rằng nó đang diễn ra hay họ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào – rõ ràng là thiếu sự đồng thuận”.

Các nhà đánh giá việc công ty hóa trường học nói rằng, kế hoạch này sẽ dẫn đến phải sa thải một loạt các giảng viên và học phí của sinh viên sẽ cao hơn.

Một phát ngôn viên của trường ĐH Seoul nói: "Hiệu trưởng của chúng ta, Jang-Moo Lee, đã tuyên bố, những lo ngại này là không có cơ sở". "Động thái này rõ ràng mang đến những lợi ích tốt nhất cho nhà trường và đội ngũ giảng viên”.

Trường Đại học Quốc gia Seoul và hệ thống các trường đại học công lập khác của Hàn Quốc đang ngày càng bị chỉ trích bởi các phương tiện truyền thông và lãnh đạo các doanh nghiệp do xếp thứ hạng thấp trong hệ thống giáo dục quốc tế. Những lời chỉ trích này nhằm vào tình hình ghi danh giảm, chi phí đào tạo cao và nhu cầu về tự chủ ngày càng cao.


Hướng đến thứ hạng cao hơn

Các cán bộ giảng dạy tại các trường đại học công lập ở Hàn Quốc chủ yếu là công chức có thâm niên làm việc dựa trên các hợp đồng được nhà nước trực tiếp tuyển dụng. Các nhà bình luận nói rằng hệ thống giáo dục một hình thức này không thể khen thưởng cho những người có năng lực hay xử phạt đối với những người thiếu năng lực.

Chính phủ luôn kiểm soát toàn bộ hệ thống giáo dục...Đó là lý do tại sao không có trường nào được liệt kê vào trong các trường đại học hàng đầu thế giới

Jai- Ok Shim, giám đốc điều hành Ủy ban Giáo dục Hàn-Mỹ giải thích: "Chính phủ luôn kiểm soát toàn bộ hệ thống giáo dục. Vì vậy, các trường đại học không có quyền để làm những gì họ muốn. Các trường đại học phải gắn chặt chẽ với các quy định của chính phủ. Đó là lý do tại sao không có trường nào được liệt kê vào trong các trường đại học hàng đầu thế giới. " Seong-Kon Kim, giáo sư tiếng Anh tại ĐH Quốc gia Seoul nói: “Những quy định này có thể gây tổn hại đến lợi ích học tập. Ví dụ như, hiện nay các giảng viên của Đại học Quốc gia Seoul, giống như các viên chức chính phủ khác, không thể đi nước ngoài một cách tự do, điều này cản trở nghiêm trọng công cuộc nghiên cứu của họ”

Đại học Quốc gia Seoul không thể tự thuê các giảng viên cho mình hoặc thực hiện các quyết định quan trọng về đầu tư và các vấn đề tài chính khác. "Điều này không có tính chất thực tế và đặt chúng ta vào thế bất lợi trong thời đại toàn cầu hóa,” một người yêu cầu được giấu tên nói. Việc công ty hóa trường học cũng trao cho trường học quyền kiểm soát tài chính.

Trường Đại học Quốc gia Seoul xếp hạng 47 trên thế giới năm 2009. Ông Lee, hiệu trưởng nhà trường đã cam kết đưa trường ĐH quốc gia Seoul lên vị trí một trong 10 trường ĐH hàng đầu thế giới trước năm 2025.

Đã được thảo luận ít nhất trong 10 năm, kế hoạch công ty hóa trường học đã nhận được sự đồng thuận của tổng thống Lee Myung-bak. Bộ trưởng giáo dục, Ahn Byong Man, cựu sinh viên của ĐH Quốc gia Seoul đồng thời là cựu Chủ tịch Quỹ tài trợ Fulbright Hàn Quốc, cũng đã đưa tầm ảnh hưởng của mình vào kế hoạch này.

Một giáo sư tại ĐH Quốc gia Seoul nói: “Một khi ĐH Quốc gia Seoul thành công, các trường ĐH công lập khác sẽ cố gắng tiếp tục thực hiện kế hoạch này. Tôi cho rằng họ nên quan sát cẩn thận những điều sẽ diễn ra”.

Đội ngũ nhân viên đang lo lắng

Tuy nhiên, Một số giáo sư liên lạc với tờ The Chronicle, nói rằng họ vẫn còn chưa hiểu rõ về tác động hay thậm chí là các mục tiêu của Chiến lược này.
Kế hoạch công ty hóa trường học sẽ chuyển giao quyền lực từ Bộ Giáo dục cho nhà trường. 7 người trong số 15 người ngoài trường ĐH Quốc gia Seoul sẽ được bổ nhiệm vào ủy ban quản trị của trường - trong đó có 2 người đến từ chính phủ. “ Điều đó chẳng hề cho thấy sự gia tăng quyền tự chủ”, một giáo sư phàn nàn.

Một giáo sư khác nói, kế hoạch công ty hóa trường học đã không được đưa vào cuộc bỏ phiếu của đội ngũ nhân viên nhà trường. Các giáo sư cho rằng, cuộc khảo sát do trường thực hiện vào tháng 3 năm 2009 chỉ vòng vo quanh những vấn đề chính. "Ví dụ như họ thắc mắc,với tình hình như hiện nay, liệu nhà trường có thể đạt được vị trí trong top 10 trường ĐH hàng đầu thế giới hay không” - "Kết quả nói chung là người ta phản đối, và ban quản trị giải thích điều này như thể là có một hợp đồng chung để công ty hóa trường học."

Vị giáo sư này cũng đặt ra giả định về kế hoạch này: "Việc ĐH Quốc gia Seoul đạt được những gì nó muốn - được chính phủ tài trợ nhiều hơn và được tự chủ hơn là một điều không chắc chắn . Ít nhất cho đến nay, không có gì rõ ràng cho kết quả mà kế hoạch này sẽ mang lại. Mọi thứ đều được thực hiện một cách chủ quan”

ĐH Quốc gia Seoul phản đối những lời chỉ trích trên và nói rằng rất nhiều giảng viên đã không tham dự cuộc họp thảo luận về kế hoạch công ty hóa trường học.

Các pháp chế về việc công ty hóa trường học đã được bắt đầu thực hiện bởi chính quyền Đảng Dân chủ cũ và được hậu thuẫn bởi Đảng Đại dân tộc của Tổng thống Lee.

Ông Kim, giáo sư tiếng Anh nói: "Nhiều giáo sư không chắc chắn về tương lai, ...Tuy nhiên, có một sự đồng thuận chung là ĐH Quốc gia Seoul nên thay đổi để không chịu sự can thiệp của chính phủ.

ĐH Quốc gia Seoul sẽ chính thức được công ty hóa vào năm 2011. Không có gì nghi ngờ về điều đó nữa”.

  • Nguyễn Phượng (Theo Chronicle of Higher Education)
  • Nguồn :VNN
 
Có, rất nhiều đấy !

Đó là, đừng chặt gốc mà bán. Hãy chặt bán quả chín ấy.

Đại học Việt Nam nhất nhất chạy theo lợi nhuận mà chẳng chịu nhìn xa hơn. Họ nghĩ làm thuơng mại giáo dục là thu hồi vốn trong một vài năm sau khi mở trường thôi thì phải ? Ở đâu trong các trường Tư thục, Dân lập cũng thấy manh mún và bất cập trong quản lý tài chính và chất lượng giảng dạy. Các trường công lập cũng không khá hơn là bao !

Chuyện còn dài lắm bạn ạ !
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top