Công nghiệp hóa trong thời kỳ quá độ lên CNXH?

  • Thread starter Thread starter diemheo
  • Ngày gửi Ngày gửi

diemheo

New member
Xu
0
CÔNG NGHIỆP HÓA TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH

tại sao nói công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kì quá độ lên CNXH? (xét về mặt lí luận & thựu tiễn?)
 
Công nghiệp hóa là một giai đoạn phát triển tất yếu của mỗi quốc gia. Nước ta từ một nền kinh tế nông nghiệp kém phát triển, muốn vươn tới trình độ phát triển cao, nhất thiết phải trải qua công nghiệp hóa. Thực hiện tốt công nghiệp hóa, hiện đại hóa có ý nghĩa đặc biệt to lớn và có tác dụng lên nhiều mặt:

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng sức chế ngự của con người đối với tự nhiên, tăng trưởng kinh tế, do đó góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Sở dĩ nó có tác dụng như vậy vì công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một cách chung nhất, là một cuộc cách mạng về lực lượng sản xuất, làm thay đổi căn bản kỹ thuật, công nghệ sản xuất, làm tăng năng suất lao động.

- Tiền đề về vật chất để không ngừng cũng cố và tăng cường vai trò kinh tế nhà nước, nâng cao năng lực tích lũy, tăng công ăn việc làm, nhờ đó làm tăng sự phát triển tự do và toàn diện trong mọi hoạt động kinh tế của con người - nhân tố trung tâm của nền sản xuất xã hội. Từ đó, con người có thể phát huy vai trò của mình đối với nền sản xuất xã hội. “Để tạo ra những người phát triển toàn diện, cần phải có một nền kinh tế phát triển cao, một nền khoa học kỹ thuật phát triển hiện đại, một nền văn hóa tiên tiến, một nền giáo dục phát triển”. Bằng sự phát triển toàn diện, con người sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Muốn đạt được điều đó phải thực hiện tốt công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới có khả năng thực tế để quan tâm đầy đủ đến sự phát triển tự do và toàn diện nhân tố con người.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần phát triển kinh tế xã hội. Kinh tế có phát triển thì mới có đủ điều kiện vật chất cho tăng cường cũng cố an ninh quốc phòng, đủ sức chống thù trong giặc ngoài. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn tác động đến đảm bảo kỹ thuật, giữ gìn, bảo quản và từng bước cải tiến vũ khí, trang thiết bị hiện có cho lực lượng vũ trang.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần tăng nhanh quy mô thị trường. Bên cạnh thị trường hàng hóa còn xuất hiện các thị trường vốn , thị trường lao động, thị trường công nghệ... Vì vậy, việc sử dụng tín dụng, ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác tăng mạnh. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức tham gia một cách có hiệu quả vào sự phân công và hợp tác quốc tế.

Thành tựu công nghiệp hóa tạo ra tiền đề kinh tế cho sự phát triển đồng bộ kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh. Thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã chọn. Chính vì vậy mà công nghiệp hóa nền kinh tế được coi là nhiệm vụ trọng tâm suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Sưu tầm
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top