Các nhà khoa học thuộc Đại học Phúc Đán - Thượng Hải (Trung Quốc) vừa tìm ra công nghệ lão hóa ngược pin lithium, kéo dài tuổi thọ của pin lithium lên đến 64 năm. Công nghệ pin lithium thông thường có tuổi thọ là 2.000 chu kỳ sạc, còn pin lithium Phúc Đán sau 11.818 chu kỳ sạc chỉ giảm có 4% hiệu suất. Điều đó đồng nghĩa với việc một chiếc xe ô tô điện EV, sạc 2 lần một ngày thì sau 18 năm, hiệu suất của nó vẫn còn 96% (pin lithium hiện tại mất 30% hiệu suất chỉ sau có 2,7 năm).
Như vậy công nghệ pin của Đại học Phúc Đán đã mở đường cho thế hệ PIN XANH trong tương lai, loại pin thân thiện và giảm ô nhiễm môi trường. Không chỉ mang lại hiệu suất và hiệu quả cao, pin Phúc Đán còn có chi phí thấp đáng kể. Vì vậy nó sẽ là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại, từ điện thoại thông minh đến xe ô tô điện.
Với những người theo dõi thường xuyên những thành tựu trong nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tiên tiến thì không có gì bất ngờ về thành tựu này của các nhà khoa học Trung Quốc.
Trong báo cáo năm 2024 của Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI), Trung Quốc đứng số 1 thế giới một cách vượt trội so với Mỹ trong lĩnh vực nghiên cứu pin điện (electric batteries), thậm chí họ còn dùng từ “rất đáng kinh ngạc”. Trong số các nghiên cứu về pin điện được trích dẫn nhiều nhất trên toàn cầu, Trung Quốc chiếm đến 68,3%, trong khi Mỹ chỉ chiếm có 10,4%. Nếu như năm 2003, Mỹ đứng thứ nhất với 30% nghiên cứu được trích dẫn thì đến năm 2023 chỉ còn có 5%. Trong 30 tổ chức nghiên cứu hàng đầu về pin điện thì có đến 27 tổ chức có trụ sở tại Trung Quốc, 3 tổ chức còn lại là Đại học Texas (Mỹ), Đại học Stanford (Mỹ) và Hiệp hội Helmholtz (Đức).
Không chỉ dẫn đầu về nghiên cứu phát triển pin điện, Trung Quốc còn dẫn đầu thế giới về sản xuất và sử dụng xe ô tô điện. Theo Atlas Magazine, năm 2023, Trung Quốc chiếm đến 68,8% số xe điện EV bán ra trên toàn cầu (6,68 triệu chiếc), Mỹ chiếm 11,1% (1,11 triệu chiếc). Trong top 5 thương hiệu xe ô tô điện dẫn đầu thế giới về xe ô tô điện bán ra, Trung Quốc chiếm 4 (BYD, Wuling, Li Auto, Geely), chỉ nhường vị trí thứ hai cho Tesla (Mỹ), riêng BYD, năm 2024, số xe điện bán ra đã nhiều gấp 2,39 lần Tesla.
Trung Quốc đang đặt mục tiêu đến năm 2027, số xe điện sẽ chiếm 45% tổng số xe ô tô đang sử dụng. Đầu năm 2024 tôi có dịp sang Trung Quốc, khi đến Quảng Châu, anh bạn Trung Quốc chỉ các xe ô tô có biển màu xanh lá cây nói đấy là xe điện và cho biết ở Quảng Châu số xe điện đã chiếm 50% số xe ô tô chạy trên đường.
Cùng với Deepseek, giờ đây là pin điện xanh Phúc Đán, và chắc chắn còn nhiều câu chuyện công nghệ đột phá nữa trong tương lai, Trung Quốc đang dần dần làm thay đổi hình ảnh từ “vua copy” trở thành “người sáng tạo tiên phong” về công nghệ tiên tiến.
Do Cao Bao
Như vậy công nghệ pin của Đại học Phúc Đán đã mở đường cho thế hệ PIN XANH trong tương lai, loại pin thân thiện và giảm ô nhiễm môi trường. Không chỉ mang lại hiệu suất và hiệu quả cao, pin Phúc Đán còn có chi phí thấp đáng kể. Vì vậy nó sẽ là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại, từ điện thoại thông minh đến xe ô tô điện.
Với những người theo dõi thường xuyên những thành tựu trong nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tiên tiến thì không có gì bất ngờ về thành tựu này của các nhà khoa học Trung Quốc.
Trong báo cáo năm 2024 của Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI), Trung Quốc đứng số 1 thế giới một cách vượt trội so với Mỹ trong lĩnh vực nghiên cứu pin điện (electric batteries), thậm chí họ còn dùng từ “rất đáng kinh ngạc”. Trong số các nghiên cứu về pin điện được trích dẫn nhiều nhất trên toàn cầu, Trung Quốc chiếm đến 68,3%, trong khi Mỹ chỉ chiếm có 10,4%. Nếu như năm 2003, Mỹ đứng thứ nhất với 30% nghiên cứu được trích dẫn thì đến năm 2023 chỉ còn có 5%. Trong 30 tổ chức nghiên cứu hàng đầu về pin điện thì có đến 27 tổ chức có trụ sở tại Trung Quốc, 3 tổ chức còn lại là Đại học Texas (Mỹ), Đại học Stanford (Mỹ) và Hiệp hội Helmholtz (Đức).
Không chỉ dẫn đầu về nghiên cứu phát triển pin điện, Trung Quốc còn dẫn đầu thế giới về sản xuất và sử dụng xe ô tô điện. Theo Atlas Magazine, năm 2023, Trung Quốc chiếm đến 68,8% số xe điện EV bán ra trên toàn cầu (6,68 triệu chiếc), Mỹ chiếm 11,1% (1,11 triệu chiếc). Trong top 5 thương hiệu xe ô tô điện dẫn đầu thế giới về xe ô tô điện bán ra, Trung Quốc chiếm 4 (BYD, Wuling, Li Auto, Geely), chỉ nhường vị trí thứ hai cho Tesla (Mỹ), riêng BYD, năm 2024, số xe điện bán ra đã nhiều gấp 2,39 lần Tesla.
Trung Quốc đang đặt mục tiêu đến năm 2027, số xe điện sẽ chiếm 45% tổng số xe ô tô đang sử dụng. Đầu năm 2024 tôi có dịp sang Trung Quốc, khi đến Quảng Châu, anh bạn Trung Quốc chỉ các xe ô tô có biển màu xanh lá cây nói đấy là xe điện và cho biết ở Quảng Châu số xe điện đã chiếm 50% số xe ô tô chạy trên đường.
Cùng với Deepseek, giờ đây là pin điện xanh Phúc Đán, và chắc chắn còn nhiều câu chuyện công nghệ đột phá nữa trong tương lai, Trung Quốc đang dần dần làm thay đổi hình ảnh từ “vua copy” trở thành “người sáng tạo tiên phong” về công nghệ tiên tiến.
Do Cao Bao