Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản phi vật thể thế giới
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="keolacnet" data-source="post: 695" data-attributes="member: 63"><p>Ngoài ra còn có cách đánh chiêng với dùi làm bằng gỗ cứng hay mềm khác nhau tùy theo dân tộc. Có thể gõ vào giữa mặt chiêng hay đánh ngoài rìa tùy theo bài bản. Người Ê Đê đa số sử dụng loại dùi cứng tạo nên tiếng vang rất to nhưng lại có nhiều tạp âm. Người Bahnar thường sử dụng dùi làm bằng cây sắn là loại gỗ mềm hơn, tuy nét nhạc không vang bằng nhưng âm cơ bản nghe rất rõ. Loại dùi thứ ba làm bằng gỗ thường có bọc thêm một lớp bên ngoài (xưa kia người ta sử dụng da tinh hoàn của trâu, bò hoặc dê, về sau được bọc bằng vải rồi đổi sang bọc bằng cao su). Dùi loại này phù hợp nhứt vì tạo nên âm thanh rất hay.</p><p>Tên gọi của những chiếc cồng chiêng cũng rất phong phú, có khi được đặt dựa theo âm thanh nhạc khí phát ra, có khi là tên gọi theo vị trí của nó trong dàn nhạc. Đặc biệt hầu hết những chiếc cồng phát ra âm thanh thấp - vốn là âm cơ bản - mang tên "mẹ". Trong những dàn có từ 9 cồng chiêng trở lên thì có thêm cồng "cha" bên cạnh cồng "mẹ", tiếp theo là các cồng con, cồng cháu … tức hình thành hệ thống gia đình với cồng mẹ luôn luôn đứng trước cồng cha, phù hợp với chế độ mẫu hệ của người Tây nguyên.</p><p>Khi biểu diễn, hai chiếc cồng mẹ và cồng cha đánh ra âm thanh trầm gần giống nhau để làm nền cho cả dàn nhạc. Kế tiếp là 3 cồng con cùng đánh một lượt với nhau thành một hòa âm, có tác dụng như những cây cột chống đỡ trong ngôi nhà (chứng tỏ cách sắp xếp chẳng những theo hệ thống gia đình mà còn mang cả cấu trúc như nhà cửa, vị trí của những nhạc khí trong một dàn nhạc có hệ thống). Những chiếc còn lại thì đánh so le theo thứ tự trước - sau, mau - chậm theo đúng qui định, phối hợp với nhau thành ra nét nhạc. Để nắm vững những qui định này đòi hỏi nhạc công phải nhớ nằm lòng, phải nghe cho rõ và nhứt là phải tập trung tâm trí để vừa tròn phần mình vừa lắng nghe người khác trong dàn nhạc.</p><p>Mỗi dân tộc ở Tây nguyên lại có một cách điều chỉnh âm thanh rất riêng, không những khác nhau về độ cao mà còn khác về màu âm. Chẳng hạn âm nào quá thanh phải chỉnh cho đục một chút để tạo ra nét đẹp tế nhị, giống như họa sĩ không sử dụng màu đỏ hay màu xanh tiêu chuẩn mà thường pha đậm hơn hay lợt đi một chút để tạo phong cách riêng. Kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng rất tinh vi đòi hỏi một kỹ năng cao, bởi chỉ sử dụng chiếc búa gỗ nhỏ mà có thể điều chỉnh âm lên cao hay xuống thấp thật chính xác. Một lổ tai nghe các âm thật chúnh xác(Đáng tiếc hiện nay ở Tây nguyên số lượng nghệ nhân thuần thục việc chỉnh âm cồng chiêng chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay).</p><p>Đặc biệt trong các buổi lễ lớn hay những dịp tôn vinh một nhân vật nào thì đối tượng được tôn vinh phải tọa lạc ở vị trí trung tâm, và dàn cồng chiêng đi quanh thành hình tròn Bùi Trọng Hiền cho thấy việc này có ý nghĩa để cho nhân vật ở tâm điểm có thể thưởng thức âm thanh các cồng chiêng với khoảng cách bằng nhau, đúng với vị trí của nó chớ không bị nghe tiếng gần tiếng xa như khi xếp hàng ngang. Thêm nữa, trong buổi lễ, các nhạc công lại di chuyển ngược với chiều kim đồng hồ, đồng nghĩa với việc ngược dòng thời gian tìm về dĩ vãng, nhớ lại cội nguồn.</p><p>Những điểm nho nhỏ ấy chứng tỏ từ tư thế đánh, vị trí của nhạc công, cách kích âm, sắp đặt của cồng chiêng đều chuyên chở những suy tư và có hệ thống.</p><p></p><p>* * *</p><p>Tóm lại, chưa một nước nào hay vùng nào mà có số lượng cồng chiêng nhiều như ở Tây nguyên nước ta. Chỉ trong bốn tỉnh Đắc Lắc, Pleiku, Kontum và Lâm Đồng với gần 20 dân tộc ít người, vậy mà trước đây đã có tới trên dưới 6.000 dàn cồn. Với thời gian, một số lớn đã bị thất lạc, một số khác lại bị giới trẻ chỉnh theo thang âm phương Tây để có thể đờn nhạc mới, khiến cồng chiêng truyền thống bị biến đổi. Ngoài ra do cồng chiêng có giá trị thương mại khá cao nên rất nhiều người đã mang cổ vật của gia đình bán cho du khách.</p><p>Hiện nay trên Tây nguyên cũng có vài cơ sở chế tạo cồng chiêng để sử dụng trong đình làng, nhưng hầu hết những cồng chiêng mới sau này đều được mua tại Campuchia, Thái Lan … rồi mang về chỉnh âm lại. Theo tổng kết, đến nay trên Tây nguyên có tổng cộng không đến 2.000 dàn cồng chiêng mới lẫn cũ, nghĩa là chỉ còn lại khoảng một phần ba so với trước. Đây quả là một mất mát rất đáng kể.</p><p>Do vậy, sự kiện UNESCO chính thức công nhận cồng chiêng Tây nguyên là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại là một tin vui lớn lao cho tất cả những ai có tấm lòng yêu mến vốn cổ. Một điều cần xác định là theo quan điểm của UNESCO, một bộ môn nghệ thuật khi được tổ chức này công nhận "kiệt tác" có nghĩa là nghệ thuật đã đạt đến đỉnh cao nên không được phép thay đổi. Đó là cách mà tất cả các nước trên thế giới đều áp dụng cho những bộ môn nghệ thuật đã được xếp loại di sản phi vật thể của thế giới.</p><p>Chính vì vậy mà sắp tới đây, trong kế hoạch bảo tồn và phát triển cồng chiêng Tây nguyên chúng ta cần hết sức thận trọng, không để cho việc "đổi mới" làm biến chất một nghệ thuật truyền thống của dân tộc, nay đã trở thành di sản của cả nhân loại. </p><p>---------</p><p><strong>Vietsciences-Trần Văn Khê</strong></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="keolacnet, post: 695, member: 63"] Ngoài ra còn có cách đánh chiêng với dùi làm bằng gỗ cứng hay mềm khác nhau tùy theo dân tộc. Có thể gõ vào giữa mặt chiêng hay đánh ngoài rìa tùy theo bài bản. Người Ê Đê đa số sử dụng loại dùi cứng tạo nên tiếng vang rất to nhưng lại có nhiều tạp âm. Người Bahnar thường sử dụng dùi làm bằng cây sắn là loại gỗ mềm hơn, tuy nét nhạc không vang bằng nhưng âm cơ bản nghe rất rõ. Loại dùi thứ ba làm bằng gỗ thường có bọc thêm một lớp bên ngoài (xưa kia người ta sử dụng da tinh hoàn của trâu, bò hoặc dê, về sau được bọc bằng vải rồi đổi sang bọc bằng cao su). Dùi loại này phù hợp nhứt vì tạo nên âm thanh rất hay. Tên gọi của những chiếc cồng chiêng cũng rất phong phú, có khi được đặt dựa theo âm thanh nhạc khí phát ra, có khi là tên gọi theo vị trí của nó trong dàn nhạc. Đặc biệt hầu hết những chiếc cồng phát ra âm thanh thấp - vốn là âm cơ bản - mang tên "mẹ". Trong những dàn có từ 9 cồng chiêng trở lên thì có thêm cồng "cha" bên cạnh cồng "mẹ", tiếp theo là các cồng con, cồng cháu … tức hình thành hệ thống gia đình với cồng mẹ luôn luôn đứng trước cồng cha, phù hợp với chế độ mẫu hệ của người Tây nguyên. Khi biểu diễn, hai chiếc cồng mẹ và cồng cha đánh ra âm thanh trầm gần giống nhau để làm nền cho cả dàn nhạc. Kế tiếp là 3 cồng con cùng đánh một lượt với nhau thành một hòa âm, có tác dụng như những cây cột chống đỡ trong ngôi nhà (chứng tỏ cách sắp xếp chẳng những theo hệ thống gia đình mà còn mang cả cấu trúc như nhà cửa, vị trí của những nhạc khí trong một dàn nhạc có hệ thống). Những chiếc còn lại thì đánh so le theo thứ tự trước - sau, mau - chậm theo đúng qui định, phối hợp với nhau thành ra nét nhạc. Để nắm vững những qui định này đòi hỏi nhạc công phải nhớ nằm lòng, phải nghe cho rõ và nhứt là phải tập trung tâm trí để vừa tròn phần mình vừa lắng nghe người khác trong dàn nhạc. Mỗi dân tộc ở Tây nguyên lại có một cách điều chỉnh âm thanh rất riêng, không những khác nhau về độ cao mà còn khác về màu âm. Chẳng hạn âm nào quá thanh phải chỉnh cho đục một chút để tạo ra nét đẹp tế nhị, giống như họa sĩ không sử dụng màu đỏ hay màu xanh tiêu chuẩn mà thường pha đậm hơn hay lợt đi một chút để tạo phong cách riêng. Kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng rất tinh vi đòi hỏi một kỹ năng cao, bởi chỉ sử dụng chiếc búa gỗ nhỏ mà có thể điều chỉnh âm lên cao hay xuống thấp thật chính xác. Một lổ tai nghe các âm thật chúnh xác(Đáng tiếc hiện nay ở Tây nguyên số lượng nghệ nhân thuần thục việc chỉnh âm cồng chiêng chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay). Đặc biệt trong các buổi lễ lớn hay những dịp tôn vinh một nhân vật nào thì đối tượng được tôn vinh phải tọa lạc ở vị trí trung tâm, và dàn cồng chiêng đi quanh thành hình tròn Bùi Trọng Hiền cho thấy việc này có ý nghĩa để cho nhân vật ở tâm điểm có thể thưởng thức âm thanh các cồng chiêng với khoảng cách bằng nhau, đúng với vị trí của nó chớ không bị nghe tiếng gần tiếng xa như khi xếp hàng ngang. Thêm nữa, trong buổi lễ, các nhạc công lại di chuyển ngược với chiều kim đồng hồ, đồng nghĩa với việc ngược dòng thời gian tìm về dĩ vãng, nhớ lại cội nguồn. Những điểm nho nhỏ ấy chứng tỏ từ tư thế đánh, vị trí của nhạc công, cách kích âm, sắp đặt của cồng chiêng đều chuyên chở những suy tư và có hệ thống. * * * Tóm lại, chưa một nước nào hay vùng nào mà có số lượng cồng chiêng nhiều như ở Tây nguyên nước ta. Chỉ trong bốn tỉnh Đắc Lắc, Pleiku, Kontum và Lâm Đồng với gần 20 dân tộc ít người, vậy mà trước đây đã có tới trên dưới 6.000 dàn cồn. Với thời gian, một số lớn đã bị thất lạc, một số khác lại bị giới trẻ chỉnh theo thang âm phương Tây để có thể đờn nhạc mới, khiến cồng chiêng truyền thống bị biến đổi. Ngoài ra do cồng chiêng có giá trị thương mại khá cao nên rất nhiều người đã mang cổ vật của gia đình bán cho du khách. Hiện nay trên Tây nguyên cũng có vài cơ sở chế tạo cồng chiêng để sử dụng trong đình làng, nhưng hầu hết những cồng chiêng mới sau này đều được mua tại Campuchia, Thái Lan … rồi mang về chỉnh âm lại. Theo tổng kết, đến nay trên Tây nguyên có tổng cộng không đến 2.000 dàn cồng chiêng mới lẫn cũ, nghĩa là chỉ còn lại khoảng một phần ba so với trước. Đây quả là một mất mát rất đáng kể. Do vậy, sự kiện UNESCO chính thức công nhận cồng chiêng Tây nguyên là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại là một tin vui lớn lao cho tất cả những ai có tấm lòng yêu mến vốn cổ. Một điều cần xác định là theo quan điểm của UNESCO, một bộ môn nghệ thuật khi được tổ chức này công nhận "kiệt tác" có nghĩa là nghệ thuật đã đạt đến đỉnh cao nên không được phép thay đổi. Đó là cách mà tất cả các nước trên thế giới đều áp dụng cho những bộ môn nghệ thuật đã được xếp loại di sản phi vật thể của thế giới. Chính vì vậy mà sắp tới đây, trong kế hoạch bảo tồn và phát triển cồng chiêng Tây nguyên chúng ta cần hết sức thận trọng, không để cho việc "đổi mới" làm biến chất một nghệ thuật truyền thống của dân tộc, nay đã trở thành di sản của cả nhân loại. --------- [B]Vietsciences-Trần Văn Khê[/B] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản phi vật thể thế giới
Top