Hỏi "Con đường biện chứng của nhận thức " có thể rút ra nguyên lý gì cho giáo dục - đào tạo?

Sunsetglow

New member
Xu
0
Từ việc nghiên cứu quan điểm chủ nghĩa mac lê nin vê "con đường biện chứng của nhận thức "có thể rút ra nguyên lý gì cho giáo dục -đào tạo? Từ đó nhận thức về việc đổi mới giáo dục đào tạo ở Việt nam trong những năm gần đây
 
Từ việc nghiên cứu quan điểm chủ nghĩa mac lê nin vê "con đường biện chứng của nhận thức "có thể rút ra nguyên lý gì cho giáo dục -đào tạo? Từ đó nhận thức về việc đổi mới giáo dục đào tạo ở Việt nam trong những năm gần đây
Câu hỏi hay mà, khó thiệt. Để mình ngâm cứu xem có giúp bạn được không ha.
 
Theo kiến thức tại : https://vnkienthuc.com/con-duong-bien-chung-cua-su-nhan-thuc-chan-ly.t6788/

Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan gắn liền với hoạt động thực tiễn. Con đường biện chứng “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn" – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”.

..... ( Nêu vắn tắt biện chứng của sự nhận thức ==> chân lý )

Quy luật chung, có tính chu kỳ (lặp đi lặp lại) của quá trình vận động, phát triển của nhận thức là từ thực tiễn đến nhận thức - từ nhận thức trở về với thực tiễn - từ thực tiễn tiếp tục quá trình phát triển nhận thức v.v...

Thực tiễn vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc một chu trình nhận thức. Qua trình này lặp đi lặp lại, không có điểm dừng cuối cùng, trình độ của nhận thức và thực tiễn ở chu kỳ sau thường cao hơn chu kỳ trước, nhờ đó mà quá trình nhận thức đạt dần tới những tri thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc hơn về thực tại khách quan.

Đây cũng chính là quan điểm về tính tương đối của nhận thức con trong quá trình phản ánh thực tế khách quan. Sự vận động của quy luật chung trong quá trình vận động phát triển nhận thức chính là quá trình con người, loài người ngày càng tiến dần tới chân lý.

Nguyên lý cho giáo dục - đào tạo cũng như vậy. Cũng phải lấy thực tiễn làm điểm xuất phát và kết thúc của một chu trình. Và liên tục diễn ra như vậy để qua đó nhận thức đạt dần tới những tri thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc hơn về thực tại khách quan.

Nhìn vào những đổi mới gần đây của giáo dục nước nhà tôi thấy chúng ta đang xa rời thực tế. Có 2 điểm lưu ý lớn:
- Tỉ lệ thất nghiệp sau khi ra trường ngày càng tăng cao. Nguyên do không đáp ứng được chất lượng mà xã hội đòi hỏi. Và tình trạng học không đúng khả năng nhận thức, bản ngã của đối tượng được giáo dục - đào tạo.
- Học sinh phổ thông thụ động. Ỷ lại vào gia đình và xã hội. Nó gây hậu quả cho đến khi vào đại học và khi ra trường.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top