Bộ GD&ĐT trả lời chất vấn của bà Lê Thị Dung, Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang về vấn đề đào tạo nhân lực ngành Sư phạm.
Nội dung chất vấn:
1. Thực trạng đào tạo sư phạm vài năm gần đây dư thừa so với nhu cầu nhất là ngành sư phạm đào tạo cho khối phổ thông trung học. Giáo sinh sư phạm được miễn phí thường chiếm số đông trên tổng số giáo sinh của trường đại học các tỉnh (An Giang trên 60%). Khi ra trường không bố trí được, họ phải tự tìm việc làm tất nhiên không phải là ngành sư phạm, không phải là chuyên môn họ được đào tạo hơn 4 năm trời, tốn kém tiền của gia đình, ngân sách nhà nước gây lãng phí và bức xúc trong xã hội và gia đình. Như chỉ tiêu đào tạo sư phạm vẫn tiếp tục được tuyển hàng năm trong khi biết rõ là nhu cầu xã hội là không cần. Xin Bộ trưởng cho biết:
Vậy có hay không tình trạng trên? Nếu có, trách nhiệm thuộc về ai? Giải pháp nào để giải quyết tình trạng trên?
2. Đối với phương pháp sư phạm hiện nay, cử tri thuộc ngành giáo dục cho rằng còn khoảng cách giữa giảng dạy và thực tiễn đặt ra. Hiện nay biện pháp cho sinh viên tham gia trợ giảng mà một số nước áp dụng, có trả một phần kinh phí điều đó làm động lực kích thích vừa có thêm thu nhập, kích thích quá trình học tập giảng dạy và nghiên cứu khoa học ứng dụng thực tiễn. Đây là một công tác hết sức quan trọng. Hiện nay ngành chỉ áp dụng 1 số ngành dùng sinh viên làm cố vấn học tập, điều đó chưa đủ sức tạo động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng gắn lý luận, thực tiễn, nghiên cứu khoa học trong đào tạo hiện nay. Bộ trưởng suy nghĩ gì về ý kiến của cử tri ngành?
Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:
1. Về vấn đề đào tạo sư phạm cho khối trung học phổ thông
- Hiện nay, tổng số giáo viên trung học phổ thông là 134.246 người; tổng số học sinh THPT là 3.100.000 học sinh. Tỷ lệ giáo viên THPT/lớp hiện nay đang là 1,98.
Theo định mức quy định thì ỷ lệ giáo viên THPT/lớp là 2,25.
Theo tỷ lệ quy định trên, cần phải có 153.000 giáo viên.
Về lý thuyết, số giáo viên trung học phổ thông cần đào tạo bổ sung là khoảng 19.000 người. Ngoài ra, phải cộng thêm số giáo viên trung học phổ thông sẽ về nghỉ chế độ hàng năm là khoảng 7.000 người. Như vậy, tại thời điểm này, xét trên tình hình chung cả nước, số giáo viên trung học phổ thông còn thiếu 26.000 người.
Tuy nhiên, thực tế là tại các tỉnh, huyện, quận, tình hình giáo viên trung học phổ thông thừa hay thiếu là khác nhau. Đối với một số môn học như Ngoại ngữ, Tin học, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng vẫn thiếu giáo viên ở đa số các tỉnh, thành phố. Song một số môn khác, ở các thành phố, vùng tương đối thuận lợi thì lại thừa. Ở các tỉnh, các huyện có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nhìn chung còn thiếu giáo viên ở rất nhiều môn. Có thực tế là nhiều người đã tốt nghiệp các trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm chưa có việc làm, song không đi làm ở các tỉnh có điều kiện khó khăn, mặc dù Chính phủ đã có các chính sách thu hút từ nhiều năm nay.
Sở dĩ có tình trạng vừa thiếu, vừa thừa giáo viên như trên là do:
- Các tỉnh chưa làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên cho các cấp học, chưa chủ động làm việc với các trường đại học, cao đẳng và trung cấp sư phạm trên địa bàn hoặc các tỉnh khác để đặt hàng đào tạo giáo viên cho đúng nhu cầu của mình. Do đó với các nơi thiếu giáo viên vẫn cứ thiếu.
- Các trường đại học, cao đẳng và trung cấp sư phạm còn hoạt động theo cơ chế bao cấp, cứ tuyển sinh là nhà nước rót kinh phí, không quan tâm đến việc sinh viên ra trường có việc làm hay không, như vậy có phần thiếu trách nhiệm khi sử dụng ngân sách nhà nước vào tuyển sinh. Từ năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai chủ trương “Đào tạo theo nhu cầu xã hội” trong toàn hệ thống giáo dục. Theo đó, các trường phải đánh giá tỉ lệ sinh viên có việc làm của trường mình, phân tích nguyên nhân, từ đó có các giải pháp phù hợp. Các trường phải thực hiện 3 công khai, trong đó có nội dung về số liệu sinh viên ra trường có việc làm.
- Sinh viên vào học các trường sư phạm chưa nghiên cứu kĩ về tình hình ra trường có việc làm của các khóa trước, chưa nắm rõ nhu cầu giáo viên ở địa phương nơi mình muốn công tác mà vẫn đăng kí học ngành sư phạm. Do đó khi ra trường không có việc làm, do không phù hợp về nhu cầu môn học của các trường hoặc chất lượng đào tạo không đáp ứng yêu cầu.
- Cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Giáo dục và Đào tạo không đánh giá sát tình hình thừa, thiếu giáo viên trong toàn quốc và ở từng địa phương, không có cơ quan dự báo về nhu cầu giáo viên, do đó không định hướng kịp thời việc phát triển các trường sư phạm và công tác tuyển sinh.
- Việc luân chuyển giáo viên từ vùng thuận lợi đến vùng khó khăn và ngược lại chưa làm tốt, nên vùng khó khăn còn thiếu giáo viên kéo dài.
Để khắc phục việc thừa và thiếu giáo viên, ngay từ năm học 2009-2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo trong Chỉ thị năm học là:
- Trong năm học 2009-2010, các Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu xây dụng quy hoạch phát triển giáo dục của địa phương giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.
Các Sở Giáo dục và Đào tạo cần xác định nhu cầu giáo viên các cấp học, các môn học giai đoạn 2009-2015; lập kế hoạch đào tạo giáo viên theo nhu cầu của các tỉnh; đặt hàng các đại học, cao đẳng sư phạm trong và ngoài tỉnh đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục của địa phương.
Trên cơ sở các giải pháp đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các tỉnh phấn đấu sau 3 năm, từ năm học 2009-2010, sẽ cơ bản chấm dứt tình trạng thiếu giáo viên. Đối với người đã tốt nghiệp các ngành sư phạm, nếu thực sự không có chuyên môn đáp ứng nhu cầu ở địa phương (thừa giáo viên), thì nên tìm việc làm ở các tỉnh khác, huyện khác, hoặc học thêm để chuyển đổi nghề nghiệp sang các nghề có gần nền tảng kiến thức, kĩ năng của ngành sư phạm đã học. Bộ Giáo duc và Đào tạo đã thành lập Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, để làm công tác dự báo cả giáo viên cho toàn ngành và các địa phương, từ đó Bộ Giáo dục và Đào tạo có chỉ đạo về phát triển hệ thống các trường sư phạm một cách phù hợp.
2. Về vấn đề sinh viên tham gia làm trợ giảng
Việc sinh viên ở các trường làm trợ giảng thực tế không phải ở các ngành sư phạm, mà ở tất cả các ngành nghề. Trong đó, do trình độ hạn chế (chưa tốt nghiệp đại học) nên không tham gia dạy gì, chủ yếu giúp chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm, thu bài tập, ghi điểm vào sổ. Với sinh viên làm thạc sĩ, tiến sĩ, khi được nhận làm trợ giảng, thì có thể làm được một số việc khó hơn: giúp thầy chấm bài, hướng dẫn làm bài tập, làm thí nghiệm. Việc này nhiều trường đại học ở Việt Nam đã áp dụng từ lâu.
Bộ GD&ĐT
Nội dung chất vấn:
1. Thực trạng đào tạo sư phạm vài năm gần đây dư thừa so với nhu cầu nhất là ngành sư phạm đào tạo cho khối phổ thông trung học. Giáo sinh sư phạm được miễn phí thường chiếm số đông trên tổng số giáo sinh của trường đại học các tỉnh (An Giang trên 60%). Khi ra trường không bố trí được, họ phải tự tìm việc làm tất nhiên không phải là ngành sư phạm, không phải là chuyên môn họ được đào tạo hơn 4 năm trời, tốn kém tiền của gia đình, ngân sách nhà nước gây lãng phí và bức xúc trong xã hội và gia đình. Như chỉ tiêu đào tạo sư phạm vẫn tiếp tục được tuyển hàng năm trong khi biết rõ là nhu cầu xã hội là không cần. Xin Bộ trưởng cho biết:
Vậy có hay không tình trạng trên? Nếu có, trách nhiệm thuộc về ai? Giải pháp nào để giải quyết tình trạng trên?
2. Đối với phương pháp sư phạm hiện nay, cử tri thuộc ngành giáo dục cho rằng còn khoảng cách giữa giảng dạy và thực tiễn đặt ra. Hiện nay biện pháp cho sinh viên tham gia trợ giảng mà một số nước áp dụng, có trả một phần kinh phí điều đó làm động lực kích thích vừa có thêm thu nhập, kích thích quá trình học tập giảng dạy và nghiên cứu khoa học ứng dụng thực tiễn. Đây là một công tác hết sức quan trọng. Hiện nay ngành chỉ áp dụng 1 số ngành dùng sinh viên làm cố vấn học tập, điều đó chưa đủ sức tạo động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng gắn lý luận, thực tiễn, nghiên cứu khoa học trong đào tạo hiện nay. Bộ trưởng suy nghĩ gì về ý kiến của cử tri ngành?
Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:
1. Về vấn đề đào tạo sư phạm cho khối trung học phổ thông
- Hiện nay, tổng số giáo viên trung học phổ thông là 134.246 người; tổng số học sinh THPT là 3.100.000 học sinh. Tỷ lệ giáo viên THPT/lớp hiện nay đang là 1,98.
Theo định mức quy định thì ỷ lệ giáo viên THPT/lớp là 2,25.
Theo tỷ lệ quy định trên, cần phải có 153.000 giáo viên.
Về lý thuyết, số giáo viên trung học phổ thông cần đào tạo bổ sung là khoảng 19.000 người. Ngoài ra, phải cộng thêm số giáo viên trung học phổ thông sẽ về nghỉ chế độ hàng năm là khoảng 7.000 người. Như vậy, tại thời điểm này, xét trên tình hình chung cả nước, số giáo viên trung học phổ thông còn thiếu 26.000 người.
Tuy nhiên, thực tế là tại các tỉnh, huyện, quận, tình hình giáo viên trung học phổ thông thừa hay thiếu là khác nhau. Đối với một số môn học như Ngoại ngữ, Tin học, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng vẫn thiếu giáo viên ở đa số các tỉnh, thành phố. Song một số môn khác, ở các thành phố, vùng tương đối thuận lợi thì lại thừa. Ở các tỉnh, các huyện có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nhìn chung còn thiếu giáo viên ở rất nhiều môn. Có thực tế là nhiều người đã tốt nghiệp các trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm chưa có việc làm, song không đi làm ở các tỉnh có điều kiện khó khăn, mặc dù Chính phủ đã có các chính sách thu hút từ nhiều năm nay.
Sở dĩ có tình trạng vừa thiếu, vừa thừa giáo viên như trên là do:
- Các tỉnh chưa làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên cho các cấp học, chưa chủ động làm việc với các trường đại học, cao đẳng và trung cấp sư phạm trên địa bàn hoặc các tỉnh khác để đặt hàng đào tạo giáo viên cho đúng nhu cầu của mình. Do đó với các nơi thiếu giáo viên vẫn cứ thiếu.
- Các trường đại học, cao đẳng và trung cấp sư phạm còn hoạt động theo cơ chế bao cấp, cứ tuyển sinh là nhà nước rót kinh phí, không quan tâm đến việc sinh viên ra trường có việc làm hay không, như vậy có phần thiếu trách nhiệm khi sử dụng ngân sách nhà nước vào tuyển sinh. Từ năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai chủ trương “Đào tạo theo nhu cầu xã hội” trong toàn hệ thống giáo dục. Theo đó, các trường phải đánh giá tỉ lệ sinh viên có việc làm của trường mình, phân tích nguyên nhân, từ đó có các giải pháp phù hợp. Các trường phải thực hiện 3 công khai, trong đó có nội dung về số liệu sinh viên ra trường có việc làm.
- Sinh viên vào học các trường sư phạm chưa nghiên cứu kĩ về tình hình ra trường có việc làm của các khóa trước, chưa nắm rõ nhu cầu giáo viên ở địa phương nơi mình muốn công tác mà vẫn đăng kí học ngành sư phạm. Do đó khi ra trường không có việc làm, do không phù hợp về nhu cầu môn học của các trường hoặc chất lượng đào tạo không đáp ứng yêu cầu.
- Cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Giáo dục và Đào tạo không đánh giá sát tình hình thừa, thiếu giáo viên trong toàn quốc và ở từng địa phương, không có cơ quan dự báo về nhu cầu giáo viên, do đó không định hướng kịp thời việc phát triển các trường sư phạm và công tác tuyển sinh.
- Việc luân chuyển giáo viên từ vùng thuận lợi đến vùng khó khăn và ngược lại chưa làm tốt, nên vùng khó khăn còn thiếu giáo viên kéo dài.
Để khắc phục việc thừa và thiếu giáo viên, ngay từ năm học 2009-2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo trong Chỉ thị năm học là:
- Trong năm học 2009-2010, các Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu xây dụng quy hoạch phát triển giáo dục của địa phương giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.
Các Sở Giáo dục và Đào tạo cần xác định nhu cầu giáo viên các cấp học, các môn học giai đoạn 2009-2015; lập kế hoạch đào tạo giáo viên theo nhu cầu của các tỉnh; đặt hàng các đại học, cao đẳng sư phạm trong và ngoài tỉnh đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục của địa phương.
Trên cơ sở các giải pháp đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các tỉnh phấn đấu sau 3 năm, từ năm học 2009-2010, sẽ cơ bản chấm dứt tình trạng thiếu giáo viên. Đối với người đã tốt nghiệp các ngành sư phạm, nếu thực sự không có chuyên môn đáp ứng nhu cầu ở địa phương (thừa giáo viên), thì nên tìm việc làm ở các tỉnh khác, huyện khác, hoặc học thêm để chuyển đổi nghề nghiệp sang các nghề có gần nền tảng kiến thức, kĩ năng của ngành sư phạm đã học. Bộ Giáo duc và Đào tạo đã thành lập Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, để làm công tác dự báo cả giáo viên cho toàn ngành và các địa phương, từ đó Bộ Giáo dục và Đào tạo có chỉ đạo về phát triển hệ thống các trường sư phạm một cách phù hợp.
2. Về vấn đề sinh viên tham gia làm trợ giảng
Việc sinh viên ở các trường làm trợ giảng thực tế không phải ở các ngành sư phạm, mà ở tất cả các ngành nghề. Trong đó, do trình độ hạn chế (chưa tốt nghiệp đại học) nên không tham gia dạy gì, chủ yếu giúp chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm, thu bài tập, ghi điểm vào sổ. Với sinh viên làm thạc sĩ, tiến sĩ, khi được nhận làm trợ giảng, thì có thể làm được một số việc khó hơn: giúp thầy chấm bài, hướng dẫn làm bài tập, làm thí nghiệm. Việc này nhiều trường đại học ở Việt Nam đã áp dụng từ lâu.
Bộ GD&ĐT