Con người là gì? Nhân tố con người là gì?

ThuyenNhanXaXu

New member
Xu
0
Từ xưa đến nay có rất nhiều quan niệm, trào lưu tư tưởng, triết học khác nhau về con người và bản chất con người, nhưng chỉ có chủ nghĩa Mác – Lênin mới đưa ra quan niệm đúng đắn và khoa học.

Con người là gì? Nhân tố con ngừoi là gì?

1. Khái niệm con người

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, con người là một thực thể tự nhiên, một cấu trúc sinh học, đồng thời là một thực thể xã hội, mang bản chất xã hội.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người thể hiện:

- Hại mặt cơ bản nhất của con người là mặt tự nhiên và mặt xã hội. Hai mặt đó thống nhất biện chứng và tác động qua lại lẫn nhau. Chịu sự tác động của các mặt xã hội, mặt tự nhiên của con người luôn được nâng lên làm cho con người khác hẳn động vật. Chính vì vậy mà C.Mác quan niệm: con người là một thực thể tự nhiên đặc biệt, một thực thể tự nhiên đã được nhân loại hóa.

- Bản chất tự nhiên của con người là gắn bó với đồng loại không thể tách rời, đồng thời lại là những cá nhân với ý nghĩa đầy đủ.

- Trong xã hội có giai cấp, con người bao giừo cũng mang tính giai cấp và mang dấu ấn thời đại. Bên cạnh tính chất cơ bản đó, con người còn có tính dân tộc và tính nhân loại. Song với bản chất vốn có của mình, con người luôn hướng tới những giá trị tốt đẹp của nhân loại.

- Trên tất cả các ý nghĩa đó, C.Mác khái quát: “Trong tính hiện thực cuảnó, bản chất của con người là tổng hợp cac mối quan hệ xã hội”.

- Chỉ có cách mạng xã hội chủ nghĩa mới có đủ các điều kiện để hướng con người phát triển và nhân lên các giá trị, bản chất tốt đẹp của mình.

2. Khía niệm nhân tố con người.

- Nhân tố con người là bản than con người được xem xét về vai trò và tác động của nó đối với tiến trìh phát triển của lịch sử.

- Con ngừoi là chủ thể tích cực cải biến tự nhiên và xã hội, thúc đẩy tiến trình lịch sử, đồng thừoi là sản phẩm cuả tiến trình đó.

- Con người là mục tiêu cao nhất của mọi quá trình phát triển tự nhiên, xã hội, đồng thời lại là động lực của quá trình phát triển đó.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Cho đến ngày nay thì con người vẫn còn là một bí mật. Không ai có thể định nghĩa đúng đắn được con người, không ai hiểu được con người.

Con người nghiên cứu được tất cả những gì xung quanh mình, ở dưới đất và cả trên trời, nhưng lại không tìm được mục đích tồn tại của mình. Càng nghiên cứu sâu vào bên trong, con người càng đặt ra nhiều câu hỏi. Con người đã sáng chế ra nhiều thứ để mang lại hạnh phúc cho loài người, nhưng không có gì làm con người thỏa mãn thực sự.

Toàn bộ cơ cấu chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới lệ thuộc phần lớn vào câu trả lời cho câu hỏi này. Thật vậy, con người là con tốt trên bàn cờ hay là một nhân vị? Một bánh xe trong cỗ máy hay một hữu thể tự do, có khả năng sáng tạo và chịu trách nhiệm về các hành vi của mình? Câu hỏi này cũng xưa như con người và cũng mới như tờ báo sáng nay. Ðặt câu hỏi thì hầu như mọi người đều nhất trí; còn trả lời câu hỏi thì gây nhiều tranh luận.

Những người theo thuyết duy vật thì cho rằng con người chỉ là một con vật, một vật nhỏ bé trong một tổng thể to lớn đang vận hành, tức là thiên nhiên, hoàn toàn vô thức và phi nhân cách. Toàn bộ đời sống con người có thể giải thích bằng biến hóa của vật chất. Một hệ thống tư tưởng như thế khẳng định rằng hành động con người bị điều kiện hóa; trí tuệ con người cũng chỉ là sản phẩm của bộ não.

Những quan niệm con người như thế thường có thái độ bi quan. Họ đồng quan điểm với một tác giả thời nay cho rằng con người chỉ là một tai nạn xảy ra trong vũ trụ, một căn bệnh khó chữa trị trên mặt đất, hoặc với Jonathan Swift khi ông viết: "Con người là loài sâu bọ tác hại nhất chưa từng có trước nay mà thiên nhiên để cho sinh sản và tràn lan khắp địa cầu".

Thuyết nhân bản vô thần cũng thường được xem là một câu trả lời khác cho câu hỏi "Con người là gì?". Không tin vào Thiên Chúa cũng như vào sự hiện hữu của một sức mạnh siêu nhiên, thuyết nhân bản vô thần cho rằng con người là một hình thái hiện hữu cao nhất mà vũ trụ tự nhiên có thể làm thành. Thay vì bi quan, những kẻ theo thuyết này lại tỏ ra lạc quan - một sự lạc quan tột độ, đắc thắng như Shakespeare mô tả trong vở kịch Hamlet:

"Con người đích thực là một tuyệt tác: với lý trí trổi vượt và các khả năng vô tận, với dáng điệu duyên dáng như thiên thần và trí tuệ minh mẫn như thần minh. Con người là tinh hoa của vũ trụ, trổi vượt muôn loài muôn vật, về mọi phương diện".
 
Trong xã hội có giai cấp, con người bao giừo cũng mang tính giai cấp và mang dấu ấn thời đại. Bên cạnh tính chất cơ bản đó, con người còn có tính dân tộc và tính nhân loại. Song với bản chất vốn có của mình, con người luôn hướng tới những giá trị tốt đẹp của nhân loại.

- Trên tất cả các ý nghĩa đó, C.Mác khái quát: “Trong tính hiện thực cuảnó, bản chất của con người là tổng hợp cac mối quan hệ xã hội”.
Nhìn trong xã hội ngay nay thấy hoàn toàn là như vậy, con người là tổng hợp các mối quan hệ xã hội.
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top