Có lẽ trên thiên đường người ta mới được đi giày da bố ạ!

  • Thread starter Thread starter Aquarius
  • Ngày gửi Ngày gửi

Aquarius

Kiến Thức Tiếng Anh
Xu
0
Khi bố đưa cho con trai một đồ vật, con trai chỉ biết cười còn lúc con trai trao cho bố một đồ vật thì bố chỉ biết khóc.
Hồi còn nhỏ, một người bố ít văn hóa thường dạy con trai rằng : "Lớn lên con đeo đôi giầy da này, con sẽ trở thành người thành phố". Bố kể "Hồi còn nhỏ thấy người thành phố ăn cơm, chó nhà họ cắn bố, bố liền lấy gậy trọc vào mồm cho nó khỏi sủa. Và người chủ đó lấy giầy da đang đi ở chân ném bố".
Vùng quê nghèo Lỗ Nam của những 80 của thế kỷ trước, giầy da là một thứ đồ rất hiếm. Lũ trẻ con hầu như chỉ quen mồm hát câu hát quen thuộc" Có đôi giầy da /Kính ca kính coong/ Đi trên tầu hỏa/ Miễn vé đi tàu”. Vậy mà đối với những đôi giầy vải của các bác nông dân chân lấm bùn hay giống như đôi giầy cỏ mà nửa đời bố tôi đeo mà nói, giầy da chỉ là danh từ thay thế cho những ngày ăn sung mặc sướng.
Trong ký ức, lần đầu tiên tôi đeo đôi giầy da vào năm 1982. Năm ấy, tôi mới lên 4 tuổi, trong khi đùa nghịch, không cẩn thận tôi rơi xuống hầm khoai lang của nhà hàng xóm và bị ngã gẫy chân. Bố tôi phải lấy xe kéo tôi mất 30 dặm từ huyện mới đến thành phố . Bác sỹ nói “ Chân cháu bé không giữ được, e rằng phải cắt bỏ đi”. Ông quỳ van bác sỹ nghĩ cách cứu nhưng bác sỹ cũng chỉ thở ngắn than dài. Bố tôi giống như người điên lại kéo tôi đến hết bệnh viện này đến bệnh viện kia nhưng cũng không cứu chữa được, làm sao mà đi được giày da đây?
Sau này, dường như bố tôi tuyệt vọng bế tôi bệnh viện tư của ông Lão, gần ngoại ô thành phố. Ông Lão nắn chân đứa trẻ và nói “Chân của cháu bé có thể chữa khỏi được”. Bố tôi bỗng nhiên quỳ sụp cảm tạ ông.
Sự sống của một đứa trẻ nhà nghèo này thật là ngoan cường. Đối với những đứa trẻ ở thành phố như trong trường hợp của tôi, mỗi ngày ăn cơm thịt rau ngon và màn thầu trắng, toàn những thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng vậy mà cuối cùng vẫn phải cắt bỏ chân. Còn tôi, một đứa con nhà nghèo chỉ ăn những món ăn dưa muối và bánh khoai mà mẹ từ quê mang lên, ngược lại chân tôi những vết sẹo cũng liền lại. Nằm viện 20 ngày, bác sỹ liền cho tôi ra viện.
Tôi phải ở lại giường 3 tháng. Một buổi trưa, bố tôi làm đồng về, ôm tôi về ra phơi nắng. Trong sân nhà có một cây hòe nhỏ, tôi bám vào nó, từ từ tập đứng dậy và thử lê từng bước đi. “Con có thể đi ra đường được”. Nghe tiếng hét của tôi, bố tôi từ trong bếp lao ra. Nhìn thấy tôi, mọi người khóc, từng giọt nước mắt sung sướng rơi xuống.
Bữa trưa ngày hôm đó, bố tôi mua đậu hũ 5 hào. Cả nhà được cải thiện hơn một chút - Vì để chữa trị cho chân tôi, mà nhà tôi ai cũng cật lực kiếm tiền. Buổi chiều, bố tôi không ra đồng làm nữa, ông xách làn lạc rang lên thành phố bán. Mỗi tuần sau khi tôi ra viện, bố tôi đều lên thành phố một chuyến. Ban đầu, bố tôi bán lạc luộc ở trước cung văn hóa lao động kiếm tiền đến bệnh viện mua thuốc cho tôi dùng cả tuần.
Tối hôm đó, trời cũng rất muộn, bố tôi mới đội sương gió về nhà. Vừa bước vào cửa ông liền đến chỗ giường tôi, nét mặt ông rạng rỡ hẳn lên. Như một trò ảo thuật, từ trong làn bố tôi lấy ra một đôi giầy nhỏ. Đó là đôi giầy da và ông đưa cho tôi đeo. Sau đó, trong lòng tôi vui sướng thích thú vô cùng và bố nói với mẹ“ Bà nó ơi! Con trai mình đi được giầy da rồi này”.
Tôi vẫn còn nhớ câu nói đó của bố cho tới tận bây giờ. Lời bố nói là động lực to lớn cho tôi cố gắng. Vài năm sau, từ lúc tôi bắt đầu học lớp một, thành tích học tập của tôi càng ngày lên cao và cho đến năm lớp 10 mọi người trong thôn đều sớm gọi tôi là “sinh viên”.Vì trong làng mấy ai được học cao như vậy.
Ngày 27 tháng chạp là phiên chợ tết trong thị trấn. Tôi đeo đôi dép lê, và chỉ dành đôi giầy thể thao trắng duy nhất rửa sạch để chuẩn bị đón tết. Bố tôi giết một con dê đem ra bán để đổi lấy đồ tết. Lúc chiều, ông mua một đôi giầy- thực ra là đôi giầy cỏ thôi, nhưng ông vẫn vui mừng hớn hở bước vào nhà. Đôi giầy người ta nói thách những 20 đồng, bố chỉ trả có 10 đồng. Bố bảo còn 14 đồng cuối cùng lấy hai đôi có bán không và người ta đồng ý. Bố tôi không ăn cơm và nhất quyết lấy xe đạp đi đổi. Khi ông về nhà, thì bên ngoài từng trận tuyết rơi lả tả và cơm canh cũng đã nguội cả rồi.
Lúc đó, tôi có một đôi giầy da thứ 2. Nhìn mái tóc hoa râm phủ những hạt tuyết bay trên đầu bố tôi. Tôi thề với lòng mình rằng : Sau này tôi sẽ kiếm tiền, nhất định mua cho bố một đôi giầy da thực sự.
Bố tôi ngoài 60 tuổi rồi, mà vẫn giấu tôi lên thành phố Đằng Châu nhặt ve chai bán. Thấy một người lượm ve chai liền vất đôi giầy da đi. Thế là, bố tôi lượm nó về nhà và lau rửa sạch để đi ngày tết. Buổi tối, cả nhà quây quần bên bếp lửa. Bố tôi lôi chiếc giầy giống như vật bảo bối ra lau rửa. Năm đó, tôi học lớp 12, trong ấn tượng của tôi, có lẽ đây là đôi giầy da lần đầu tiên bố đeo. Nhưng bố nói, hồi còn trẻ, bố đã vào Nam ra Bắc, khi đến Thượng Hải, bố đã từng một lần được đi giầy da rồi. Tôi nhìn biết là bố nói dối, nhưng ông hơi có chút bực, nói với tôi “ Đợi sau này con của con lớn phát tài, thì sẽ mua cho bố một đôi giầy da, thật đẹp đấy”.
Tôi không biết thời trẻ, bố đã từng đi đôi giầy da hay không, nhưng chỉ biết là khi ông nội qua đời từ rất sớm và bố phải theo bà nội vì tránh trận đói năm đó nên phải đi xin cơm. Sau đó, bố từng gánh hàng rong đi bán từ các đường phố ngõ ngách để kiếm tiền nuôi cô chú còn nhỏ. Một mình bố đến năm 30 tuổi, khi lo cho các em lập gia đình xong xuôi , bố mới đi tìm và cưới mẹ tôi. Tôi thầm nhủ trong xót xa“Con trai chưa lớn mà bố đã già rồi.”
Tôi tốt nghiệp đại học và đi làm, tháng lương đầu tiên tôi dành 80 đồng mua cho bố đôi giầy da giảm giá ở cửa hàng bách hóa tổng hợp. Bố tôi không lỡ đi, chỉ đợi khi tết hay lúc nào đên thăm họ hàng thì bố mới đeo. Thế là bố cất nó đi. Năm 2002 được nghỉ quốc khánh dài ngày, bố tôi cùng tôi về Tề Nam và đôi giầy mà bố đeo chính là đôi giầy mà tôi đã mua cho bố. Các cô chú xuống nhà tôi chơi một tuần, rồi lại nhao nhao đòi về. Bố tôi nói “ Giầy da có gì mà tốt chứ, chỉ là thứ đi ở chân thôi! Lẽ nào đi đôi giầy vải không thoải mái hơn sao?”. Bố tôi không biết, đôi giầy mà con trai mua cho mình chất lượng quá kém. Một đôi giày da xịn không phải chỉ bảo vệ đôi chân đâu, bố ạ. Tôi nghĩ sẽ mua cho bố một đôi giầy da xịn. Rồi hai năm qua đi, điều này lại để cho con trai niềm nuối tiếc cả đời. Vì con trai chưa kịp thực hiện mong muốn đó.
Tháng 3 năm 2004, trên đường thăm họ hàng, bố tôi bị ngã, do bệnh cao huyết áp và một tháng trời bố nằm viện. Cuối cùng, bố không đi lại được. Đến trung thu, tôi về quê Tề Nam thăm bố, người bố gầy ruộc đi. Bố nắm lấy tay tôi, bố cần đôi giầy mà tôi đã mua cho bố. Thế là, mẹ liền lật trong tủ lấy đôi giầy đưa cho bố. Ông cầm lấy đôi giầy và khóc. Bố nói “ Giầy da, cả đời bố chưa dùng cả”.
Sau vài tháng cho đến đêm 12 tháng 10, bác cả đã cho tôi biết tin là bố đã qua đời. Trên quãng đường hơn 400 dặm, tôi vừa khóc vừa mau về nhà. Mẹ tôi nói"Nhân lúc bố tôi đang hấp hối, mẹ đã đeo giầy da cho ông và nói “ Ông ơi, cả đời này ông như một kẻ tàn phế vậy, đến kiếp sau nhất định ông sẽ được đeo đôi giầy da đi đường nhé.”
Lúc đó là tôi đã sớm chuẩn bị một đôi giầy để tiễn bố ra đi --- Đôi giầy vải. Theo tục lệ của quê tôi, người ra đi không thể đi giầy da được.
Sau hai ngày bố tôi mất, tôi mua cho bố một đôi giầy da và một chiếc áo bằng giấy để đốt cho bố. Trong ánh lửa bập bùng, như gợi lại cho tôi hình ảnh năm nào khi bố tôi đội tuyết mua cho tôi đôi giầy và tôi vẫn còn nhớ câu nói đó của bố : Khi bố đưa cho con trai một đồ vật, con trai chỉ biết cười còn lúc con trai trao cho bố một đồ vật thì bố chỉ biết khóc".Thế là tôi khóc như mưa.
Bố ơi, bố biết không? Ở thành phố cũng có người đi giầy vải đấy. Có lẽ, chỉ trên thiên đường đẹp, người ta mới đi giầy da thực sự bố ạ!
*******************************************
(Dịch từ duwenzhang)
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top