Bị mất khả năng nhìn sau khi chào đời vài tháng, cô gái người Hàn Quốc Kim Hyun-ah, 24 tuổi, đã vượt qua sự nghiệt ngã của số phận để trở thành SV Trường đại học Luật Minnesota - một trong những trường đại học luật hàng đầu tại Mỹ.
Theo Joongangdaily
Ủy ban giáo dục Hàn - Mỹ cho biết Kim Hyun-ah là người khiếm thị đầu tiên của Hàn Quốc giành được “chiếc vé” vào học một trường ĐH luật hàng đầu của Mỹ.
Kim Hyun-ah đang học bài từ cuốn sách bằng chữ nổi trong phòng riêng ở TP Ulsan (đông nam Hàn Quốc). (Ảnh: Joongangdaily)
Sau khi sinh được hơn ba tháng, cô bé Hyun-ah ở TP Ulsan (đông nam Hàn Quốc) cứ nhìn chằm chằm vô định, ngay cả khi lắng tai nghe những âm thanh nhẹ nhàng của những chiếc chuông mà mẹ cô đang lắc. Mẹ của Hyun-ah bắt đầu nhận thấy mắt của cô bé có vấn đề. Lo lắng, bà đã đưa Hyun-ah đến một bệnh viện của trường đại học. Tại đây, Hyun-ah được chuẩn đoán mắc chứng thoái hóa sắc tố võng mạc.
“Cô bé không thể nhìn được”, vị bác sĩ nói với mẹ Hyun-ah. Và người mẹ đã tự hứa với bản thân mình rằng bà sẽ trở thành “mắt” cho cô con gái tật nguyền.
Hai mươi tư năm sau, cô bé mù Kim Hyun-ah được nhận vào học Trường đại học Luật Minnesota uy tín ở Mỹ.
Khi nhận được giấy báo, Hyun-ah đã rất xúc động, cô ôm lấy mẹ mình và run rẩy nói: “Con đã được chấp nhận vào học. Tất cả là nhờ vào mẹ”.
Câu chuyện về Kim Hyun-ah là một trong những tấm gương điển hình của lòng quyết tâm vượt qua sự nghiệt ngã của số phận. Và đó cũng là một câu chuyện về niềm tin không bao giờ mất đi của một cô gái.
Đối với một người khiếm thị, việc chuẩn bị cho bài kiểm tra đầu vào các trường luật là một thách thức lớn. Với Hyun-ah, tài liệu ôn luyện duy nhất là những tài liệu bằng chữ nổi và việc đọc nó cần rất nhiều công sức. Cũng bởi vậy mà vào tháng 2/2008, khi Hyun-ah quyết định sẽ đăng ký học trường luật, mẹ cô đã phản đối.
“Con bé không thể nhìn thấy được. Làm sao nó có thể xử lý việc học tập khó khăn đó”, mẹ của Hyun-ah giải thích. “Nếu có điều gì xảy ra với con gái tôi, nó lại đang ở Mỹ và tôi không thể đến đó nhanh được”.
Nhưng bất chấp những mối lo lắng của mẹ, Hyun-ah vẫn quyết tâm vào được trường luật. Biết rằng cô con gái mình sẽ không bao giờ từ bỏ ước mơ, mẹ Hyun-ah đã quét (scan) cuốn từ điển tiếng Anh 800 trang về chuyên ngành luật và sử dụng một máy điện tử đọc chữ nổi để chuyển cuốn từ điển đó sang 1600 trang chữ nổi.
Việc scan từ điển không hề dễ dàng. Trong quá trình đó, mẹ Hyun-ah gặp phải một số lỗi và bà đã phải làm đi làm lại công việc đó tới 5 lần để đảm bảo tất cả mọi trang phải được sao chép chính xác. Bố của Hyun-ah cũng giúp mẹ cô trong việc sao chép và chuyển đổi sách sau giờ làm việc.
Trong suốt 10 năm, mẹ Hyun-ah đã giúp con gái mình làm ra những cuốn sách chữ nổi như vậy. Trước đây, khi Hyun-ah bước vào năm cuối trường trung học phổ thông và chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh đại học, mẹ cô đã chuẩn bị những tài liệu ôn thi bằng chữ nổi cho cô. Bà cũng cất công dành thời gian đọc các cuốn sách giáo khoa và các tài liệu ôn thi cho Hyun-ah nghe bởi vì ngôi trường dành cho những người khiếm thị mà Hyun-ah theo học chủ yếu dạy các khóa học về liệu pháp xoa bóp và châm cứu - những công việc truyền thống dành cho người mù ở Hàn Quốc.
Năm 2005, Hyun-ah thi đỗ vào Trường đại học Quốc gia Kongju ở Nam Chungcheong. Thử thách không mong đợi đầu tiên của cô tân sinh viên chính là việc ăn trưa. Không giống như trường trung học cung cấp bữa trưa bao gồm cơm để trên đĩa và món súp đựng trong bát, trường Kongju lại có một căng-tin tự phục vụ theo phong cách buffet.
Hyun-ah đã rất khổ sổ khi lấy thức ăn nhưng nhà trường đã nhanh chóng nhận ra “sự cố” đó và tuyển các sinh viên để giúp đỡ những người như cô.
Khi Hyun-ah lấy chứng chỉ LSAT (yêu cầu với các sinh viên học luật ở Mỹ), Hội đồng tuyển sinh trường luật của Mỹ đã gửi đề thi bằng chữ nổi sang Hàn Quốc cho cô thí sinh khiếm thị duy nhất tại đất nước này. LSAT gồm có 5 phần câu hỏi trắc nghiệm làm trong 35 phút. Không giống như các thí sinh khác, Hyun-ah được ưu ái thời gian làm bài thi gấp đôi bình thường. Thông thường kì thi LSAT yêu cầu thí sinh phải có chứng chỉ TOEFT nhưng Hyun-ah không thể lấy được chứng chỉ đó bởi phải mất hơn 3 tháng nữa, đề thi TOEFT bằng chữ nổi mới được gửi đến cho cô. Sau đó một nhân viên tuyển sinh nhận thấy rằng Hyun-ah đã giành điểm A khi học tại Trường đại học Columbia trong chương trình trao đổi sinh viên và nhân viên này xác nhận rằng như thế cũng đã đủ rồi.
“Tôi thấy tràn đầy hy vọng khi chuẩn bị đi học ở nước ngoài”, Hyun-ah tâm sự trước khi lên đường du học Mỹ.
Ủy ban giáo dục Hàn - Mỹ cho biết Kim Hyun-ah là người khiếm thị đầu tiên của Hàn Quốc giành được “chiếc vé” vào học một trường ĐH luật hàng đầu của Mỹ.
Kim Hyun-ah đang học bài từ cuốn sách bằng chữ nổi trong phòng riêng ở TP Ulsan (đông nam Hàn Quốc). (Ảnh: Joongangdaily)
“Cô bé không thể nhìn được”, vị bác sĩ nói với mẹ Hyun-ah. Và người mẹ đã tự hứa với bản thân mình rằng bà sẽ trở thành “mắt” cho cô con gái tật nguyền.
Hai mươi tư năm sau, cô bé mù Kim Hyun-ah được nhận vào học Trường đại học Luật Minnesota uy tín ở Mỹ.
Khi nhận được giấy báo, Hyun-ah đã rất xúc động, cô ôm lấy mẹ mình và run rẩy nói: “Con đã được chấp nhận vào học. Tất cả là nhờ vào mẹ”.
Câu chuyện về Kim Hyun-ah là một trong những tấm gương điển hình của lòng quyết tâm vượt qua sự nghiệt ngã của số phận. Và đó cũng là một câu chuyện về niềm tin không bao giờ mất đi của một cô gái.
Đối với một người khiếm thị, việc chuẩn bị cho bài kiểm tra đầu vào các trường luật là một thách thức lớn. Với Hyun-ah, tài liệu ôn luyện duy nhất là những tài liệu bằng chữ nổi và việc đọc nó cần rất nhiều công sức. Cũng bởi vậy mà vào tháng 2/2008, khi Hyun-ah quyết định sẽ đăng ký học trường luật, mẹ cô đã phản đối.
“Con bé không thể nhìn thấy được. Làm sao nó có thể xử lý việc học tập khó khăn đó”, mẹ của Hyun-ah giải thích. “Nếu có điều gì xảy ra với con gái tôi, nó lại đang ở Mỹ và tôi không thể đến đó nhanh được”.
Nhưng bất chấp những mối lo lắng của mẹ, Hyun-ah vẫn quyết tâm vào được trường luật. Biết rằng cô con gái mình sẽ không bao giờ từ bỏ ước mơ, mẹ Hyun-ah đã quét (scan) cuốn từ điển tiếng Anh 800 trang về chuyên ngành luật và sử dụng một máy điện tử đọc chữ nổi để chuyển cuốn từ điển đó sang 1600 trang chữ nổi.
Việc scan từ điển không hề dễ dàng. Trong quá trình đó, mẹ Hyun-ah gặp phải một số lỗi và bà đã phải làm đi làm lại công việc đó tới 5 lần để đảm bảo tất cả mọi trang phải được sao chép chính xác. Bố của Hyun-ah cũng giúp mẹ cô trong việc sao chép và chuyển đổi sách sau giờ làm việc.
Trong suốt 10 năm, mẹ Hyun-ah đã giúp con gái mình làm ra những cuốn sách chữ nổi như vậy. Trước đây, khi Hyun-ah bước vào năm cuối trường trung học phổ thông và chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh đại học, mẹ cô đã chuẩn bị những tài liệu ôn thi bằng chữ nổi cho cô. Bà cũng cất công dành thời gian đọc các cuốn sách giáo khoa và các tài liệu ôn thi cho Hyun-ah nghe bởi vì ngôi trường dành cho những người khiếm thị mà Hyun-ah theo học chủ yếu dạy các khóa học về liệu pháp xoa bóp và châm cứu - những công việc truyền thống dành cho người mù ở Hàn Quốc.
Năm 2005, Hyun-ah thi đỗ vào Trường đại học Quốc gia Kongju ở Nam Chungcheong. Thử thách không mong đợi đầu tiên của cô tân sinh viên chính là việc ăn trưa. Không giống như trường trung học cung cấp bữa trưa bao gồm cơm để trên đĩa và món súp đựng trong bát, trường Kongju lại có một căng-tin tự phục vụ theo phong cách buffet.
Hyun-ah đã rất khổ sổ khi lấy thức ăn nhưng nhà trường đã nhanh chóng nhận ra “sự cố” đó và tuyển các sinh viên để giúp đỡ những người như cô.
Khi Hyun-ah lấy chứng chỉ LSAT (yêu cầu với các sinh viên học luật ở Mỹ), Hội đồng tuyển sinh trường luật của Mỹ đã gửi đề thi bằng chữ nổi sang Hàn Quốc cho cô thí sinh khiếm thị duy nhất tại đất nước này. LSAT gồm có 5 phần câu hỏi trắc nghiệm làm trong 35 phút. Không giống như các thí sinh khác, Hyun-ah được ưu ái thời gian làm bài thi gấp đôi bình thường. Thông thường kì thi LSAT yêu cầu thí sinh phải có chứng chỉ TOEFT nhưng Hyun-ah không thể lấy được chứng chỉ đó bởi phải mất hơn 3 tháng nữa, đề thi TOEFT bằng chữ nổi mới được gửi đến cho cô. Sau đó một nhân viên tuyển sinh nhận thấy rằng Hyun-ah đã giành điểm A khi học tại Trường đại học Columbia trong chương trình trao đổi sinh viên và nhân viên này xác nhận rằng như thế cũng đã đủ rồi.
“Tôi thấy tràn đầy hy vọng khi chuẩn bị đi học ở nước ngoài”, Hyun-ah tâm sự trước khi lên đường du học Mỹ.