Cơ bản công nhằm chỉ những bản chất cần thiết của năng lực thể chất (thể năng), năng lực kỹ thuật (kỹ năng), hoặc là sự chuẩn bị cần thiết của thể năng, kỹ năng và tâm lý trong luyện tập Wushu. Cơ bản công có một hệ thống mang tính tổng hợp những phương pháp luyện công năng các bộ phận bên trong và bên ngoài thân thể. Những phương pháp này là nền tảng cơ bản đối với mỗi người bắt đầu vào luyện tập võ thuật nói chung và Wushu nói riêng. Cơ bản công của Wushu bao gồm Thoái công chuyên luyện về chân, Yêu công luyện hông và eo, Kiên công luyện vai và Trang công chuyên luyện sức mạnh.
Thoái công
Là những bài tập nhằm phát triển sự mềm dẻo, linh hoạt và sức mạnh của chân. Phương pháp luyện tập có áp thoái (ép chân), ban thoái (mang, vác chân), phách thoái (xoạc), dịch thoái (hất), khống thoái (ghìm, khống chế):
Áp thoái
Là các động tác đè, ép chân, bao gồm:
Chánh áp thoái (ép thẳng):
Tắc áp thoái (ép ngang)
Hậu áp thoái (ép sau)
Phốc bộ áp thoái (ép chân sát đất)
Ban thoái
Là các động tác mang, vác chân, gồm:
Chánh ban thoái (vác chân phía trước)
Tắc ban thoái (vác chân ngang)
Hậu ban thoái (vác chân phía sau)
Phách thoái
Là các động tác xoạc chân, rất phổ biến trong các võ phái, gồm:
Thụ xoa thoái (xoạc chân dọc)
Hoành xoa thoái (xoạc chân ngang)
Dịch thoái
Là các động tác đá hất chân nhằm làm cho chân dẻo dai, linh hoạt, bao gồm:
Chánh dịch thoái (hất chân về phía trước)
Tắc dịch thoái (hất chân ngang)
Lý hợp thoái (vung chân vào trong)
Ngoại bãi thoái (vung chân ra ngoài)
Hậu bãi thoái (hất chân ra sau)
Khống thoái
Là các động tác khống chế, ghìm chân, bao gồm:
Tiền khống thoái (ghìm chân về phía trước)
Tắc khống thoái (ghìm chân ngang)
Hậu khống thoái (ghìm chân phía sau)
Yêu công
Là kỹ thuật luyện hông. Hông là mối liên lạc giữa thượng chi và hạ chi của cơ thể đồng thời cũng tập trung phản ánh mấu chốt tạo thành kỹ xảo của thân pháp. Bởi vậy, yêu công được chú trọng đặc biệt đối với sự tiến bộ của môn sinh Wushu. Phương pháp luyện tập gồm có:
Tiền phủ yêu (cúi hông xuống phía trước)
Ninh yêu (xoắn vặn hông)
Loát yêu (xoay hông)
Hạ yêu (đưa hông xuống)
Phiên yêu (lật hông)
Kiên công
Luyện tập tay vai nhằm tăng cường tính mềm dẻo của dây chằng, mở rộng phạm vi hoạt động của khớp xương vai, phát triển sức mạnh cánh tay, nâng cao những năng lực hoạt động của chi trên như sự nhanh nhẹn, vươn dài, xoay chuyển v.v. Phương pháp luyện tập gồm:
Áp kiên (đè, ép vai)
Chuyển kiên (xoay vai)
Nhiễu hoàn (cuốn vòng)
Luân kiên (vung vai)
Phủ xanh (cúi người, chống vai)
Trang công
Là hình thức luyện tập đặc biệt nhất trong cơ bản công của Wushu. Phương cách này dùng cách đứng yên để bồi dưỡng hơi thở, tăng cường sức mạnh, hình thành và củng cố những động lực. Có rất nhiều phương pháp luyện Trang công, dưới đây chỉ trình bày các nguyên lý "tĩnh trung cầu động" (chuyển động trong sự tĩnh lặng) với "khai hợp trang" (mở đóng) và "thăng giáng trang" (lên xuống); "động trung cầu tĩnh" (tĩnh lặng trong cái động) với "mã bộ trang" (thế chân cưỡi ngựa) và "cung bộ trang" (thế chân dương cung):
Mã bộ trang
Luyện tập chân đứng như khi cưỡi ngựa, lực đều trên hai chân, còn gọi là Trung bình tấn, mục đích tập thăng bằng, trụ vững, và luyện gân, khớp, bắp thịt của chân.
Cung bộ trang
Luyện chân giống tư thế dương cung với chân trước nặng sau nhẹ, còn gọi là Đinh tấn.
Hỗn nguyên trang
Luyện các chuyển động lên xuống, đóng mở), gồm: Thăng giáng trang (lên xuống) Khai hợp trang (đóng mở)
Hệ thống chương trình
Hệ thống chương trình tập luyện, thi đấu và biểu diễn của Wushu, ngoài những phần cơ bản công và nghi lễ kể trên, bao gồm hai nội dung chính là Sáo lộ và Giao đấu, cụ thể như sau:
Sáo lộ
Sáo lộ được thực hiện bằng những động tác như Dịch (đá), Suất (ném), Nã (bắt giữ), Kích (đánh), Thích (đâm), Tiêu (hóa giải), Trảm (chém) v.v. Từ đó theo quy luật biến hóa mâu thuẫn của động tác như công thủ tiến thoái, động tĩnh nhanh chậm, cương nhu hư thực mà biên tập thành các bài sáo lộ để luyện tập. Sáo lộ thường bao gồm Quyền thuật, Khí giới, Đối luyện và Biểu diễn tập thể
Quyền thuật
Là các bài sáo lộ tay không, bao gồm Trường quyền, Thái cực quyền, Nam quyền, Hình ý quyền, Bát cực quyền, Thông bối quyền, Phách quải quyền, Bát quái chưởng, Phiên tử quyền, Triệt cước, Thiếu Lâm quyền, Địa thảng đường, Tượng hình quyền v.v.
Khí giới
Khí giới có bốn loại được đưa vào chương trình Wushu là đoản khí giới (vũ khí ngắn), trường khí giới (vũ khí dài), song khí giới (vũ khí đánh đôi), Nhuyễn khí giới (vũ khí mềm). Đoản khí giới bao gồm Đao thuật, Kiếm thuật, Trủy thủ (dao găm) v.v. Trường khí giới bao gồm Côn thuật, Thương thuật, Đại đao v.v. Song khí giới có Song đao, Song kiếm, Song câu, Song thương, Song tiên (roi) v.v. Nhuyễn khí giới có Tam tiết côn (côn ba khúc), Cửu tiết côn (Côn chín khúc), Thằng tiêu (dây có đầu nhọn), Lưu tinh trùy v.v.
Đối luyện
Đối luyện là hình thức giao đấu theo bài bản đã được quy ước, còn gọi là các bài đối quyền, dành cho hai người hoặc trên hai người.
Hình thức này có:
đồ thủ đối luyện (tay không đối luyện)
khí giới đối luyện đồ thủ (tay không đấu binh khí)
khí giới đối luyện (binh khí đấu binh khí).
Biểu diễn tập thể
Là hình thức tập luyện của một nhóm 6 người hoặc trên 6 người với các bài tay không hoặc có khí giới.
Giao đấu
Giao đấu là hình thức thi đấu giữa hai người theo luật lệ quy định, bao gồm ba loại là Tán đả (Tán thủ, đối kháng), Thôi thủ (đẩy tay, khá giống Niêm thủ của Vịnh Xuân Quyền), và Đoản binh.
Tán đả
Các tuyển thủ thi đấu bằng các phương pháp kỹ kích (tấn công) như Dịch, Đả, Suất v.v. để chế ngự đối phương.
Thôi thủ
Sử dụng các phương pháp kỹ kích của môn Thái cực quyền như Bằng (nâng), Lý (vuốt), tê (chen, lách), Án (đè), Thái (bẻ, ngắt), Liệt (xoay), Trửu (khuỷu tay), Kháo (nương tựa), phán đoán cách sử dụng kình lực của đối phương để đẩy ngã hắn. Hình thức này cũng dựa theo luật lệ quy định để phân thắng bại.
Đoản binh
Hai người cầm gậy ngắn (bằng song mây, da, bông vải) làm khí giới thi đấu trong sàn đấu có hình tròn đường kính là 533cm. Cũng theo luật lệ để phân thắng bại. Các phương pháp sử dụng là Phách, Thích, Khảm, Băng, Điểm, Trảm v.v.
Thoái công
Là những bài tập nhằm phát triển sự mềm dẻo, linh hoạt và sức mạnh của chân. Phương pháp luyện tập có áp thoái (ép chân), ban thoái (mang, vác chân), phách thoái (xoạc), dịch thoái (hất), khống thoái (ghìm, khống chế):
Áp thoái
Là các động tác đè, ép chân, bao gồm:
Chánh áp thoái (ép thẳng):
Tắc áp thoái (ép ngang)
Hậu áp thoái (ép sau)
Phốc bộ áp thoái (ép chân sát đất)
Ban thoái
Là các động tác mang, vác chân, gồm:
Chánh ban thoái (vác chân phía trước)
Tắc ban thoái (vác chân ngang)
Hậu ban thoái (vác chân phía sau)
Phách thoái
Là các động tác xoạc chân, rất phổ biến trong các võ phái, gồm:
Thụ xoa thoái (xoạc chân dọc)
Hoành xoa thoái (xoạc chân ngang)
Dịch thoái
Là các động tác đá hất chân nhằm làm cho chân dẻo dai, linh hoạt, bao gồm:
Chánh dịch thoái (hất chân về phía trước)
Tắc dịch thoái (hất chân ngang)
Lý hợp thoái (vung chân vào trong)
Ngoại bãi thoái (vung chân ra ngoài)
Hậu bãi thoái (hất chân ra sau)
Khống thoái
Là các động tác khống chế, ghìm chân, bao gồm:
Tiền khống thoái (ghìm chân về phía trước)
Tắc khống thoái (ghìm chân ngang)
Hậu khống thoái (ghìm chân phía sau)
Yêu công
Là kỹ thuật luyện hông. Hông là mối liên lạc giữa thượng chi và hạ chi của cơ thể đồng thời cũng tập trung phản ánh mấu chốt tạo thành kỹ xảo của thân pháp. Bởi vậy, yêu công được chú trọng đặc biệt đối với sự tiến bộ của môn sinh Wushu. Phương pháp luyện tập gồm có:
Tiền phủ yêu (cúi hông xuống phía trước)
Ninh yêu (xoắn vặn hông)
Loát yêu (xoay hông)
Hạ yêu (đưa hông xuống)
Phiên yêu (lật hông)
Kiên công
Luyện tập tay vai nhằm tăng cường tính mềm dẻo của dây chằng, mở rộng phạm vi hoạt động của khớp xương vai, phát triển sức mạnh cánh tay, nâng cao những năng lực hoạt động của chi trên như sự nhanh nhẹn, vươn dài, xoay chuyển v.v. Phương pháp luyện tập gồm:
Áp kiên (đè, ép vai)
Chuyển kiên (xoay vai)
Nhiễu hoàn (cuốn vòng)
Luân kiên (vung vai)
Phủ xanh (cúi người, chống vai)
Trang công
Là hình thức luyện tập đặc biệt nhất trong cơ bản công của Wushu. Phương cách này dùng cách đứng yên để bồi dưỡng hơi thở, tăng cường sức mạnh, hình thành và củng cố những động lực. Có rất nhiều phương pháp luyện Trang công, dưới đây chỉ trình bày các nguyên lý "tĩnh trung cầu động" (chuyển động trong sự tĩnh lặng) với "khai hợp trang" (mở đóng) và "thăng giáng trang" (lên xuống); "động trung cầu tĩnh" (tĩnh lặng trong cái động) với "mã bộ trang" (thế chân cưỡi ngựa) và "cung bộ trang" (thế chân dương cung):
Mã bộ trang
Luyện tập chân đứng như khi cưỡi ngựa, lực đều trên hai chân, còn gọi là Trung bình tấn, mục đích tập thăng bằng, trụ vững, và luyện gân, khớp, bắp thịt của chân.
Cung bộ trang
Luyện chân giống tư thế dương cung với chân trước nặng sau nhẹ, còn gọi là Đinh tấn.
Hỗn nguyên trang
Luyện các chuyển động lên xuống, đóng mở), gồm: Thăng giáng trang (lên xuống) Khai hợp trang (đóng mở)
Hệ thống chương trình
Hệ thống chương trình tập luyện, thi đấu và biểu diễn của Wushu, ngoài những phần cơ bản công và nghi lễ kể trên, bao gồm hai nội dung chính là Sáo lộ và Giao đấu, cụ thể như sau:
Sáo lộ
Sáo lộ được thực hiện bằng những động tác như Dịch (đá), Suất (ném), Nã (bắt giữ), Kích (đánh), Thích (đâm), Tiêu (hóa giải), Trảm (chém) v.v. Từ đó theo quy luật biến hóa mâu thuẫn của động tác như công thủ tiến thoái, động tĩnh nhanh chậm, cương nhu hư thực mà biên tập thành các bài sáo lộ để luyện tập. Sáo lộ thường bao gồm Quyền thuật, Khí giới, Đối luyện và Biểu diễn tập thể
Quyền thuật
Là các bài sáo lộ tay không, bao gồm Trường quyền, Thái cực quyền, Nam quyền, Hình ý quyền, Bát cực quyền, Thông bối quyền, Phách quải quyền, Bát quái chưởng, Phiên tử quyền, Triệt cước, Thiếu Lâm quyền, Địa thảng đường, Tượng hình quyền v.v.
Khí giới
Khí giới có bốn loại được đưa vào chương trình Wushu là đoản khí giới (vũ khí ngắn), trường khí giới (vũ khí dài), song khí giới (vũ khí đánh đôi), Nhuyễn khí giới (vũ khí mềm). Đoản khí giới bao gồm Đao thuật, Kiếm thuật, Trủy thủ (dao găm) v.v. Trường khí giới bao gồm Côn thuật, Thương thuật, Đại đao v.v. Song khí giới có Song đao, Song kiếm, Song câu, Song thương, Song tiên (roi) v.v. Nhuyễn khí giới có Tam tiết côn (côn ba khúc), Cửu tiết côn (Côn chín khúc), Thằng tiêu (dây có đầu nhọn), Lưu tinh trùy v.v.
Đối luyện
Đối luyện là hình thức giao đấu theo bài bản đã được quy ước, còn gọi là các bài đối quyền, dành cho hai người hoặc trên hai người.
Hình thức này có:
đồ thủ đối luyện (tay không đối luyện)
khí giới đối luyện đồ thủ (tay không đấu binh khí)
khí giới đối luyện (binh khí đấu binh khí).
Biểu diễn tập thể
Là hình thức tập luyện của một nhóm 6 người hoặc trên 6 người với các bài tay không hoặc có khí giới.
Giao đấu
Giao đấu là hình thức thi đấu giữa hai người theo luật lệ quy định, bao gồm ba loại là Tán đả (Tán thủ, đối kháng), Thôi thủ (đẩy tay, khá giống Niêm thủ của Vịnh Xuân Quyền), và Đoản binh.
Tán đả
Các tuyển thủ thi đấu bằng các phương pháp kỹ kích (tấn công) như Dịch, Đả, Suất v.v. để chế ngự đối phương.
Thôi thủ
Sử dụng các phương pháp kỹ kích của môn Thái cực quyền như Bằng (nâng), Lý (vuốt), tê (chen, lách), Án (đè), Thái (bẻ, ngắt), Liệt (xoay), Trửu (khuỷu tay), Kháo (nương tựa), phán đoán cách sử dụng kình lực của đối phương để đẩy ngã hắn. Hình thức này cũng dựa theo luật lệ quy định để phân thắng bại.
Đoản binh
Hai người cầm gậy ngắn (bằng song mây, da, bông vải) làm khí giới thi đấu trong sàn đấu có hình tròn đường kính là 533cm. Cũng theo luật lệ để phân thắng bại. Các phương pháp sử dụng là Phách, Thích, Khảm, Băng, Điểm, Trảm v.v.