Hơn một tuần nay, tức trước và cả sau khi khai giảng năm học mới 2018 này nổ ra cuộc cãi vã, đến mức chửi nbới liên quan đến cuốn sách giáo khoa dạy tiếng Việt 1. Nguồn cơn xuất phát từ cuốn Công nghệ giáo dục tiếng Việt 1 do Giáo sư Hồ Ngọc Đại nghiên cứu, tổng hợp thành. Nó đã được thực nghiệm từ 1978.
Cuộc phản đối này hoàn toàn theo chủ nghĩa kinh nghiệm. Độ Hot nó chắc chỉ thua kém kết quả U23 Việt Nam tại ASIAD 2018.
Vì sao tôi gọi đây là cuộc cãi vã của những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm trong việc "giáo dục con cái" với đối tượng chính là bộ sách công nghệ giáo dục tiếng Việt 1, cùng xem ví dụ sau.
Cuộc đua xe đạp thăng bằng của các cháu bé Châu Âu
Cháu bé tập đi xe đạp
Tại Việt Nam, các cháu tập đi xe đạp
Cùng một việc tập đi xe đạp nhưng có 2 dạng cơ bản:
- Tập cho trẻ tự thăng bằng trước. Cách này các bé ở Châu Âu thường được áp dụng hơn, thông qua xe tự thăng bằng.
- Tập cho trẻ "combo" luôn. Cách này thường thấy ở Châu Á, có Việt Nam. Nhiều nơi cho cháu đi xe 4 bánh.
Kết quả ngắn hạn và lâu dài (đời người) ra sao chắc mọi người có thể đánh giá được đúng không ?
Mình lấy ví dụ trên để chúng ta cùng bàn luận 2 hướng đi không sai, song làm cha mẹ cần chọn hướng đi phù hợp nhất, có ích nhất cho con trẻ. Hai ví dụ đều rất trực quan.
Cách 1, tách làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là các cháu phải tự thăng bằng. Thăng bằng là việc quan trọng nhất của bất cứ sự vận động nào. Chúng ta còn gọi nó trừu tượng hơn là "cân bằng". Cơ quan sinh học chi phối là tiền đình. Cái này là sẵn có, là bản năng.
Một số kết quả vượt trội:
GS Hồ Ngọc Đại lên tiếng về bộ sách Công nghệ Giáo dục và quan điểm của Bộ GDĐT - TẠI ĐÂY
40 năm thăng trầm của sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục - TẠI ĐÂY
Phương pháp học tiếng Việt 1 này bản chất là trọng vào ngữ âm - hạt nhân của ngôn ngữ. Những học sinh khi vào lớp một, TRƯỚC KHI HỌC CHỮ thì đã thuộc văn bản tiếng. Và để quá trình học chữ viết thì phương pháp mà giáo sư Hồ Ngọc Đại sử dụng một trung gian là các hình khối để phân biệt tiếng theo qui ước, 1 tiếng là một hình khối. Đây là phương pháp trực quan rất tự nhiên, rất khoa học.
Tại sao lại nói là rất tự nhiên, rất khoa học ? Các bạn vui lòng xem lại cơ sở của ngôn ngữ học và tâm lí học đại cương.
Trẻ nhỏ được học ngôn ngữ nền tảng nó có sức mạnh như trẻ học tự thăng bằng trước khi biết đi xe đạp vậy.
Có nhiều con đường đi đến đích nhưng con đường nhanh nhất và ngắn nhất là con đường thẳng bởi các khoa học thống kê, khoa học thực nghiệm đúc kết lại chứ không phải là chủ nghĩa trải nghiệm cá nhân.
Cuộc phản đối này hoàn toàn theo chủ nghĩa kinh nghiệm. Độ Hot nó chắc chỉ thua kém kết quả U23 Việt Nam tại ASIAD 2018.
Vì sao tôi gọi đây là cuộc cãi vã của những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm trong việc "giáo dục con cái" với đối tượng chính là bộ sách công nghệ giáo dục tiếng Việt 1, cùng xem ví dụ sau.
Cháu bé tập đi xe đạp
Tại Việt Nam, các cháu tập đi xe đạp
Cùng một việc tập đi xe đạp nhưng có 2 dạng cơ bản:
- Tập cho trẻ tự thăng bằng trước. Cách này các bé ở Châu Âu thường được áp dụng hơn, thông qua xe tự thăng bằng.
- Tập cho trẻ "combo" luôn. Cách này thường thấy ở Châu Á, có Việt Nam. Nhiều nơi cho cháu đi xe 4 bánh.
Kết quả ngắn hạn và lâu dài (đời người) ra sao chắc mọi người có thể đánh giá được đúng không ?
Mình lấy ví dụ trên để chúng ta cùng bàn luận 2 hướng đi không sai, song làm cha mẹ cần chọn hướng đi phù hợp nhất, có ích nhất cho con trẻ. Hai ví dụ đều rất trực quan.
Cách 1, tách làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là các cháu phải tự thăng bằng. Thăng bằng là việc quan trọng nhất của bất cứ sự vận động nào. Chúng ta còn gọi nó trừu tượng hơn là "cân bằng". Cơ quan sinh học chi phối là tiền đình. Cái này là sẵn có, là bản năng.
Một số kết quả vượt trội:
- Thăng bằng làm tiền đề của bất cứ sự vận động nào đó sau này một cách tự giác
- Tự thăng bằng khi đơn giản và khi phức tạp (đang chuyển động/cuối chu trình chuyển động)
- Tâm lí bền vững, khả năng tự lập.
- Với nhiều cháu bé sẽ hơi lâu.
- Biết đi nhanh (tính mục đích)
- Tập đi lâu, cần người hỗ trợ vì không tự thăng bằng tốt trong qua trình này
- Khá thụ động, lo lắng.
GS Hồ Ngọc Đại lên tiếng về bộ sách Công nghệ Giáo dục và quan điểm của Bộ GDĐT - TẠI ĐÂY
40 năm thăng trầm của sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục - TẠI ĐÂY
Phương pháp học tiếng Việt 1 này bản chất là trọng vào ngữ âm - hạt nhân của ngôn ngữ. Những học sinh khi vào lớp một, TRƯỚC KHI HỌC CHỮ thì đã thuộc văn bản tiếng. Và để quá trình học chữ viết thì phương pháp mà giáo sư Hồ Ngọc Đại sử dụng một trung gian là các hình khối để phân biệt tiếng theo qui ước, 1 tiếng là một hình khối. Đây là phương pháp trực quan rất tự nhiên, rất khoa học.
Tại sao lại nói là rất tự nhiên, rất khoa học ? Các bạn vui lòng xem lại cơ sở của ngôn ngữ học và tâm lí học đại cương.
Trẻ nhỏ được học ngôn ngữ nền tảng nó có sức mạnh như trẻ học tự thăng bằng trước khi biết đi xe đạp vậy.
Có nhiều con đường đi đến đích nhưng con đường nhanh nhất và ngắn nhất là con đường thẳng bởi các khoa học thống kê, khoa học thực nghiệm đúc kết lại chứ không phải là chủ nghĩa trải nghiệm cá nhân.