Chuyển động quay của vật rắn quanh trục cố định

Vật lý 12 Bài 10: Dao động tắt dần. Dao động duy trì

*Nội dung cơ bản

1. Dao động tự do

- Là dao động mà chu kỳ dao động của vật chỉ phụ thuộc vào các đặc tính của hệ.


2. Dao động tắt dầna. Khái niệm:

- Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian

b. Đặc điểm:

- Dao động tắt dần xảy ra khi có ma sát hoặc lực cản của môi trường lớn. Ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh

- Biên độ dao động giảm nên năng lượng của dao động cũng giảm theo.

c. Dao động tắt dần chậm

- Nếu vật (hay hệ vật) dao động điều hoà với tần số góc \[{\omega }_{0}\] chịu thêm tác dụng của lực cản nhỏ thì dao động của vật (hay hệ vật) ấy trở thành tắt dần chậm.

3. Dao động duy trì

- Nếu cung cấp thêm năng lượng cho vật dao động tắt dần (bằng cách tác dụng một ngoại lực cùng chiều với chiều chuyển động của vật dao động trong từng phần của chu kì) để bù lại phần năng lượng tiêu hao do ma sát mà không làm thay đổi chu kì dao động riêng của nó, khi đó vật dao động mải mải với chu kì bằng chu kì dao động riêng của nó, dao động này gọi là dao động duy trì. Ngoại lực tác dụng lên vật dao động thường được điều khiển bởi chính dao động đó.

4. Ứng dụng của sự tắt dần dao động: cái giảm rung

- Gồm một pittông có những lỗ thủng, chuyển động theo chiều thẳng đứng trong 1 xilanh chứa đầy dầu nhớt. Pittông gắn với khung xe, xilanh gắn với trục bánh xe. Khi khung xe dao động với trục bánh xe thì pittông cũng dao động trong xilanh và dầu nhớt chày qua các lỗ thủng ở pittông tạo nên một lực mà sát lớn làm tắt nhanh dao động.
 
Sơn thêm 1 ít về dao động của con lắc đơn nha:
Trong dao động của con lắc đơn :
Thế năng:
\[Et=mgl(1-cos\alpha )=\frac{mgl\alpha ^2}{2}\]
động năng:
\[Ed = \frac{mv^2}{2}= cos^2(\omega t+\varphi ) \frac{m\omega ^3so^2}{2}\]
Cơ năng toàn phần
E = Et + Ed = \[\frac{m\omega ^2so^2}{2}=\frac{mgl\alpha o^2}{2}\]
 
Vật lý 12 Bài 18: Hiệu ứng Đốp – ple

Bài 18: Hiệu ứng Đốp – ple

* Nội dung cơ bản:
• Sự thay đổi tần số sóng do nguồn sóng chuyển động tương đối so với máy thu như trên gọi là hiệu ứng Đốp – ple.


1. Nguồn âm đứng yên, người quan sát (máy thu) chuyển động:

- Khi người quan sát chuyển động lại gần nguồn âm thì sẽ nghe được âm có tần số f’ lớn hơn tần số âm phát ra (f).

\[f' = \frac{{v + {v_M}}}{v}f\\]​


- Nếu người quan sát chuyển động ra xe nguồn âm thì sẽ nghe được 1 âm có tần số f’’ nhỏ hơn tần số âm phát ra (f).


\[f'' = \frac{{v - {v_M}}}{v}f\\]​

với v là vận tốc truyền âm;
\[{v_M}\ \]là tốc độ máy thu.

2. Nguồn âm chuyển động, người quan sát đứng yên:

• Khi nguồn âm chuyển động lại gần người thì tần số của sóng mà người quan sát ghi nhận được là:

\[f' = \frac{v}{{\lambda '}} = \frac{v}{{v - {v_s}}}f > f\\]

• Trong trường hợp nguồn âm chuyển động ra xa người quan sát tần số âm nghe được là:

\[f' = \frac{v}{{\lambda '}} = \frac{v}{{v + {v_s}}}f < f\\]​

với v là vận tốc truyền âm,
\[{{v_s}}\\] là tốc độ nguồn âm.
 
có thể giải thích dùm mình câu:' sóng cơ được tạo thành nhờ lực liên kết đàn hồi giữa các phần tử của môi trường dao động'.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top