uocmo_kchodoi
Moderator
- Xu
- 132
Chắc hẳn chúng ta đều ghét sự dối trá. Từ sự dối trá này sinh ra dối trá khác, vì đâm lao thì phải theo lao mà đúng không? Không ai nói dối mà không có mục đích cả. Tất nhiên cũng có những trường hợp người ta nói dối vì có lý do của họ, vì muốn giữ bí mật, vì muốn tốt cho bạn hoặc vì không muốn làm tổn thương một ai đó. Tuy nhiên dù trong trường hợp nào, tôi tin rằng chúng ta đều mong muốn nhận được sự thật, sự chân thành thay vì một lời nói dối, một câu chuyện tưởng tượng hay một sự dối trá nào đó. Sau đây, butnghien xin cùng các bạn đọc đi tìm hiểu về chuyên đề triết học đạo đức học với chủ đề về sự nói dối.
SỰ NÓI DỐI
THOMAS AQUINO (1225-1274)
Thomas Aquino, Tổng luận thần học, Quyển II, Phần 2, Tập 5: "Nhân đức xã hội và đức can đảm", Câu hỏi 110, “Sự nói dối”. Lm. Jos. Trần Ngọc Châu dịch, Lm. Lud. Nguyễn Văn Hạnh hiệu đính. tr. 15-29. Phiên bản tiếng Việt: triethoc.edu.vn
SỰ NÓI DỐI LUÔN LUÔN ĐỐI LẬP VỚI NHÂN ĐỨC CHÂN LÝ VÌ CHỨA ĐỰNG ĐIỂU GIẢ?
VẤN NẠN: Xem ra không phải như vậy.
1. Các tương phản hữu không thể đồng hiện hữu. Mà sự nói dối có thể đồng hiện hữu với nhân đức chân lý, bởi vì kẻ nói sự thật trong khi tin tưởng đó là điều giả, thì người đó nói dối như thánh Augustinô xác định (De Mendac. 3, 40). Vậy sự nói dối không đối lập với nhân đức chân lý.
2. Nhân đức chân lý không chỉ cốt tại lời nói, nhưng còn cốt tại các hành động, bởi vì theo Triết gia (Eth. 4, 7), nhân đức này làm cho người ta nói sự thật trong lời nói và trong đời sống. Mà sự nói dối chỉ cốt tại lời nói mà thôi, bởi vì người ta định nghĩa nó là lời nói có ý nghĩa sai. Vậy xem ra sự nói dối không đối lập cách trực tiếp với nhân đức chân lý.
3. Thánh Augustinô (De Mendac. 3, 40) đã viết: “Điều gây nên tội cho người nói dối, đó là ý muốn khải hoàn của họ.” Mà điều đó đối lập với lòng tốt hoặc nhân đức công bình hơn là đối lập với nhân đức chân lý.
TRÁI LẠI: Thánh Augustinô (Ibid. 4, 40) đã viết: “Tất cả mọi người đồng ý gọi người nói dối là kẻ thốt ra điều giả với ý định đánh lừa. Vậy sự nói dối đối lập với nhân đức chân lý.
TRẢ LỜI: Hai điều phân loại hành vi đạo đức: đối tượng của nó và mục đích của nó. Mục đích là đối tượng của ý chí, có yếu tính về chủ động trong các hành vi đạo đức. Các năng lực bị động do ý chí thì mỗi năng lực trong các năng lực này có đối tượng của mình, và đối tượng này là đối tượng gần của hành vi do ý chí và trong hành vi của ý chí đối với mục đích, nó nhắm cũng một vai trò như chất thể đối với mô thể mà chúng ta minh chứng ở trước (Q. 109, a.2), nhân đức chân lý và do đó các tật xấu tương phản, cốt tại biểu lộ một cái gì nhờ một số dấu hiệu, điều đó là hành động của trí năng đem dấu hiệu về sự vật được biểu thị. Quả thế, mọi biểu tượng đòi phải có sự đối chiếu, công việc riêng của trí năng; như vậy, các thú vật thực sự biểu lộ một cái gì, nhưng chúng không có ý định biểu lộ điều đó; bản năng của chúng nó thúc đẩy chúng nó đến một số hành động và các hành động này thực sự có tính cách biểu lộ rõ ràng. Tuy nhiên, sự biểu lộ hay sự phát biểu chỉ là hành động đạo đức do ý chí và có ý hướng, và đối tượng riêng của nó, đó là sự thật hoặc sự giả. Mà, ý chí mất trật tự có thể có hai ý hướng: trước hết biểu lộ điều giả, và do sự biểu lộ này đánh lừa một người nào. Vậy nếu ba điều kiện này phối hợp với nhau: sự giả về điều được nói ra, ý muốn biểu lộ điều giả này, ý định đánh lừa, thì hiệu quả cũng có ba: sự giả về chất thể, bởi vì người ta nói ra cái gì giả; sự giả mô thể bởi vì người ta muốn nói điều đó; sự giả tác thành, bởi vì người ta có ý định làm cho kẻ khác tin tưởng điều đó. Nhưng chính sự giả mô thể tạo nên yếu tính của sự nói dối, nghĩa là ý muốn biểu lộ điều giả. Do đó, người ta gọi sự nói dối, mendacium, là điều người ta nói trái ngược tư tưởng của mình, contra mentem.
Như vậy, việc nói điều giả mà tin tưởng là điều thật, đó là sự giả chất thể, chứ không phải sự giả mô thể, bởi vì ở ngoài ý định. Đó không phải là sự nói dối theo nghĩa đen của từ ngữ, bởi vì cái gì không thuộc về ý định thì có tính cách tùy thể và không thể tạo nên sự dị biệt loại thuộc. Sự giả mô thể cốt tại điều nói điều giả với ý muốn nói điều đó; cho dù điều đó có thực đi nữa, một hành động như vậy được xem xét về phương diện ý chí và đạo đức tính, chứa đựng sự giả theo cách nguyên thường, và chân lý chỉ gặp được ở đó bằng các ngẫu trừ. Vậy điều đó ở trong loại nói dối. Việc muốn đánh lừa người nào làm cho họ tin điều giả, điều đó một cách loại thuộc không thuộc về sự nói dối, nhưng thuộc về một sự hoàn hảo của sự nói dối, như hữu thể vật lý lãnh nhận loại của mình, mặc dù hiệu quả của mô thể này vắng mặt; thí dụ, một vật thể năng được giữ ở trong không khí bởi một sức lực cưỡng bức tác động đến nó và ngăn trở nó không tuân theo sự đòi hỏi của mô thể của nó, vì mô thể của nó kéo nó xuống thấp.
Vậy rõ ràng sự nói dối đối lập một cách trực tiếp và mô thể với nhân đức chân lý.
GIẢI ĐÁP:
1. Người ta phải luôn luôn phán đoán về một sự vật nào theo điều ở trong nó cách mô thể và do bản tính của nó, hơn là theo cái gì gặp được ở đó cách chất thể và cách ngẫu trừ. Việc nói điều thật đang khi người ta có ý định nói điều giả thì đối lập với nhân đức chân lý trong tư cách là một luân đức, hơn việc nói điều giả với ý định nói điều thật.
2. Theo thánh Augustinô (De Doctr. Chryst. 2, 3), các từ ngữ chiếm chỗ thứ nhất trong các dấu hiệu. Cho nên, khi người ta định nghĩa sự nói dối là lời nói có ý nghĩa giả, người ta hiểu ở đó tất cả mọi dấu hiệu. Như vậy, kẻ có ý định biểu lộ một cái gì giả bằng bộ điệu, không phải là vô tội đối với sự nói dối.
3. Sự ước muốn đánh lừa thuộc về hiệu quả cuối cùng của sự nói dối, chứ không thuộc về một loại nói dối, cũng như không hiệu quả nào thuộc về loại của cái là nguyên nhân.
Nguồn: triethoc.edu
Sửa lần cuối: