Chuyên đề tách các chất vô cơ

  • Thread starter Thread starter thoa812
  • Ngày gửi Ngày gửi

thoa812

New member
Xu
0
Câu 1: Một dung dịch có chứa các ion Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-. Muốn tách được nhiều cation ra khỏi dung dịch thì có thể cho tác dụng với dung dịch
A. K2CO3.
B. Na2SO4.
C. NaOH.
D. Na2CO3.

Câu 2: Có hỗn hợp 3 kim loại Ag, Fe, Cu. Chỉ dùng một dung dịch có thể thu được Ag riêng rẽ mà không làm khối lượng thay đổi. Dung dịch đó là
A. AgNO3.
B. Cu(NO3)2.
C. Fe(NO3)3.
D. Hg(NO3)2.

Câu 3: Để tách phenol ra khỏi hỗn hợp phenol, benzen và anilin ta có thể làm theo cách nào sau đây?
A. Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó chiết lấy phần tan rồi cho phản ứng với dung dịch NaOH dư, sau đó lại chiết để tách lấy phần phenol không tan.
B. Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau đó chiết lấy phần tan rồi cho phản ứng với dung dịch CO2 dư, sau đó lại chiết để tách lấy phần phenol không tan.
C. Hoà hỗn hợp vào nước dư, sau đó chiết lấy phần phenol không tan.
D. Hoà hỗn hợp vào xăng, sau đó chiết lấy phần phenol không tan.

Câu 4: Cho hỗn hợp benzen, phenol và anilin. Sau đây là các bước để tách riêng từng chất:
(1). Cho hỗn hợp phản ứng với dung dịch NaOH.
(2). Phần còn lại cho phản ứng với dung dịch NaOH rồi chiết để tách riêng anilin.
(3). Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl rồi chiết để tách riêng benzen.
(4). Chiết tách riêng natri phenolat rồi tái tạo phenol bằng dung dịch HCl.
Thứ tự các thao tác tiến hành thí nghiệm để tách riêng từng chất là
A. (1)-->(2) -->(3) -->(4).
B. (1)-->(4) -->(3) -->(2).
C. (4)-->(3) -->(2) -->(1).
D. (1)-->(4) -->(2) -->(3).


Câu 5
: Etilen có lẫn tạp chất là CO2, SO2, H2O. Để thu được etilen tinh khiết, người ta
A. Dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình đựng dung dịch Br2 dư và bình đựng CaCl2 khan.
B. Dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình đựng dung dịch KMnO4 dư và bình đựng H2SO4 đặc.
C. Dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình đựng dung dịch NaOH dư và bình đựng CaCl2 khan.
D. Dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình đựng dung dịch NaOH dư và bình đựng H2SO4 loãng.

Câu 6: Trong công nghiệp, để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp N2, H2 và NH3 người ta đã sử dụng phương pháp nào dưới đây?
A. Cho hỗn hợp qua nước vôi trong .
B. Cho hỗn hợp qua CuO nung nóng.
C. Cho hỗn hợp qua H2SO4 đặc rồi lấy dung dịch tác dụng với NaOH.
D. Nén và làm lạnh hỗn hợp để NH3 hoá lỏng.

Câu 7: Để tách riêng NaCl và CaCl2 cần sử dụng 2 chất thuộc dãy nào dưới đây?
A. Na2SO4, HCl.
B. K2CO3, HCl.
C. Ba(OH)2 và HCl.
D. Na2CO3 và HCl.

Câu 8: Trong nước biển có chứa các muối sau đây: NaCl; MgCl2; Ca(HCO3)2; Mg(HCO3)2; Na2SO4; MgSO4. Để thu được NaCl tinh khiết, người ta có thể sử dụng các hoá chất thuộc dãy nào dưới đây?
A. H2SO4, Ba(OH)2, Na2CO3.
B. Na2CO3, BaCl2, HCl.
C. HCl, Ba(OH)2, K2CO3.
D. K2CO3, BaCl2, H2SO4.

Câu 9: Cho hỗn hợp Al, Cu, Fe. Số thí nghiệm tối thiểu cần làm để thu được Al riêng rẽ là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Câu 10 (B-07): Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt:
A. dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl dư.
B. dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH dư.
C. dùng dung dịch NaOH dư, dung dịch HCl dư, rồi nung nóng.
D. dùng dung dịch NaOH dư, khí CO2 dư, rồi nung nóng.

Câu 11 (A-07): Để thu lấy Ag tinh khiết từ hỗn hợp X (gồm a mol Al2O3, b mol CuO, c mol Ag2O), người ta hoà tan X bởi dung dịch chứa (6a + 2b + 2c) mol HNO3 được dung dịch Y, sau đó thêm (giả sử hiệu suất các phản ứng đều là 100%)
A. 2c mol bột Al vào Y.
B. c mol bột Cu vào Y.
C. c mol bột Al vào Y.
D. 2c mol bột Cu vào Y.

Câu 16: Vàng bị lẫn tạp chất là Fe. Để thu được vàng tinh khiết, người ta có thể cho dùng lượng dư dung dịch
A. CuSO4.
B. FeSO4.
C. Fe2(SO4)3.
D. ZnSO4.

Câu 17: Hỗn hợp khí không thể tách ra khỏi nhau bằng phương pháp hoá học là
A. CO2 và O2.
B. CH4 và C2H6.
C. N2 và O2.
D. CO2 và SO2.


Câu 18
: Có thể điều chế Ca và Mg riêng rẽ từ qặng đôlômit (CaCO3.MgCO3) bằng sơ đồ
a3y1329pcrrnivammeni.png

Câu 19: Để thu được nitơ tinh khiết từ hỗn hợp khí nitơ, oxi , nước, amoniac, metylamin; người ta có thể dẫn khí lần lượt qua bình đựng lượng dư các chất
A. H2SO4 loãng, P trắng, CaCl2 khan.
B. P trắng, HCl đặc, CaCl2 khan.
C. P trắng, CaCl2 khan, H2SO4 loãng.
D. NaOH loãng, P2O5, H2SO4 đặc.

Câu 20: Để thu được CO2 tinh khiết từ hỗn hợp khí CO2, HCl, H2O, SO2, CO; người ta có thể dẫn khí lần lượt qua bình đựng lượng dư các chất
A. CuO (nung nóng), dung dịch Na2CO3, dung dịch KMnO4, CaCl2 khan.
B. CuO (nung nóng), dung dịch NaHCO3, dung dịch KMnO4, CaCl2 khan.
C. CuO (nung nóng), dung dịch NaHCO3, dung dịch KMnO4, CaO.
D. Ca(OH)2, dung dịch KMnO4, dung dịch Na2CO3, CaCl2 khan.

Câu 21: Để thu được metan từ hỗn hợp khí metan, etylen, axetylen, đimetylamin; người ta chi cần dùng lượng dư dung dịch.
A. AgNO3 trong NH3.
B. Br2.
C. KMnO4 trong H2SO4.
D. CuSO4 trong NH3.

Câu 22: Có thể tách riêng Al, Cu, Ag ra khỏi hỗn hợp của chúng với khối lượng không đổi bằng sơ đồ phản ứng
9c6x5m8tnkgp2svnur4v.png

91m8pa20k2zubd9mliga.png



Câu 23:
Có thể tách riêng Al2O3, Fe2O3 và SiO2 ra khỏi hỗn hợp của chúng với khối lượng không đổi bằng sơ đồ phản ứng
exx68r7col0r2kxtkrk4.png


Câu 25:
Để thu được Ag từ dung dịch gồm từ hỗn hợp rắn gồm AgNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3; người ta có thể tiến hành các thao tác
A. hoà tan vào nước rồi điện phân dung dịch đến khi catôt bắt đầu thoát khí.
B. nung chất rắn đến khối lượng không đổi rồi cho tác dụng với dung dịch HCl dư.
C. nung chất rắn đến khối lượng không đổi rồi cho tác dụng với CO dư
D. cho tác dụng với dung dịch NH3 dư, sau đó nung kết tủa đến khối lượng không đổi.

Câu 26: Cho hỗn hợp gồm MgCO3, K2CO3, BaCO3. Người ta tiến hành các thí nghiệm theo thứ tự sau: cho hỗn hợp vào nước dư, lấy chất rắn thu được nung đến khối lượng không đổi rồi lấy chất rắn sau khi nung cho vào nước. Sau đó cho dung dịch thu được tác dụng với CO2 dư. Chất thu được là
A. BaCO3.
B. Mg(HCO3)2.
C. MgCO3.
D. Ba(HCO3)2.

Câu 28: Cho hỗn hợp gồm Al2O3, CuO, Fe2O3, SiO¬2. Người ta tiến hành các thí nghiệm theo thứ tự sau: cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi sục CO2 dư vào dung dịch thu được (đun nóng). Sau đó lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn là
A. SiO2.
B. Na2CO3.
C. NaHCO3.
D. Al2O3.

Câu 29: Cho hỗn hợp gồm Al2O3, CuO, Fe2O3, SiO¬2. Người ta tiến hành các thí nghiệm theo thứ tự sau: nung nóng chất rắn rồi dẫn luồng khí CO dư đi qua. Chất rắn thu được cho tác dụng với dung dịch HCl dư rồi lấy chất rắn thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH dư. Chất rắn còn lại là
A. SiO2.
B. Cu
C. CuO.
D. Fe2O3 .

Câu 30: Cho hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 (với tỉ lệ mol 1:1) tác dụng với dung dịch HCl dư. Lấy dung dịch thu được cho tác dụng với NH3 dư thu được kết tủa là
A. Cu(OH)2.
B. Cu(OH)2 và Fe(OH)3.
C. Fe(OH)2.
D. Fe(OH)3.

Câu 31: Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp gồm Al2O3 và ZnO, người ta cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ rồi lấy dung dịch thu được cho tác dụng với X dư, sau đó lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi. X là
A. Na2CO3.
B. NH3.
C. CO2.
D. KOH.

Câu 32: Cho hỗn hợp gồm Al2O3, SiO2, MgCO3. Người ta tiến hành các thí nghiệm theo thứ tự sau: cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi lấy dung dịch thu được cho tác dụng với HCl dư thu được kết tủa là.
A. Al(OH)3.
B. SiO2.
C. H2SiO3.
D. Al2O3.


Sưu tầm​
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top