Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Chuyên đề : Hà Nội tạp văn.
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ThangLongVN" data-source="post: 26111" data-attributes="member: 12833"><p>Tiếp sức với bạn Hide nhé !</p><p></p><p>---</p><p><span style="color: SeaGreen"></span></p><p><span style="color: SeaGreen"><strong>Mưa xuân</strong></span></p><p><span style="color: SeaGreen"></span></p><p> <span style="color: SeaGreen"></span></p><p><span style="color: SeaGreen">Nguyễn Xuân Diện</span></p><p><span style="color: SeaGreen"></span></p><p> <span style="color: SeaGreen"></span></p><p><span style="color: SeaGreen"></span></p><p><span style="color: SeaGreen">Ngày xưa tôi được bà tôi kể rằng Phật Bà Quan Âm là người có nhiều phép mầu nhiệm. Người có một cái bình đựng thứ nước quý, gọi là nước cam lộ và một cành dương liễu. Và Người thường nhúng cành cây đó vào bình nước rồi vảy vào chúng sinh, cứu họ thoát khỏi phiền muộn. Khắp nhân gian ai cũng chờ đợi sự tế độ của Người. Rồi tôi lại được nghe một chuyện nữa. Đó là chuyện thần Thái Bạch Kim Tinh có cây gậy mầu nhiệm; chỉ gậy vào cây đã héo, cây lại xanh tươi. Giờ tôi đã lớn, chẳng biết là có nên tin nữa hay không (trước kia thì tin lắm). Nhưng tôi biết có một điều tôi đã tin: sự hồi sinh của vạn vật khi mùa xuân đến - sự nhiệm màu của mùa xuân. </span></p><p><span style="color: SeaGreen"></span></p><p><span style="color: SeaGreen">Mùa đông, cây trút lá. Ba tháng là 90 ngày cây khẳng khiu gầy guộc, chịu đựng gió sương, rét mướt. Để rồi một sớm, xuân về. Mưa xuân cũng theo về. Như đã hẹn lâu rồi. </span></p><p><span style="color: SeaGreen"></span></p><p><span style="color: SeaGreen">Một năm bốn mùa đắp đổi, mỗi một mùa dường như có một cái gì đó nổi trội lên, mà qua đó người ta cảm nhận được bước đi của thời gian. Với Hạ là nắng, Thu là gió heo may, Đông là sương giá, riêng với Xuân, đó là mưa. Mưa xuân không dầm dề nát đất thối cỏ như mưa thu, cũng không ồn ào náo động như mưa rào tháng hạ. </span></p><p><span style="color: SeaGreen"></span></p><p><span style="color: SeaGreen">Mưa xuân dịu dàng xuống phố. Mưa xuân êm êm giăng mắc bất ngờ, đúng cái lúc người ta rộn ràng sắm tết. Mưa xuân đã đi vào tiềm thức của người ta và để lại dấu ấn đậm nét. Bạn cứ tưởng tượng mà xem sẽ ra sao nếu từ ngày hai mươi tháng chạp đến chiều tất niên mà không có lấy một bụi mưa. Dường như là khi đi sắm tết, có vài bụi mưa thì mới ra không khí tết, mới ra khung cảnh tết nhất. Trời thương nhân gian, trời buông mưa vào chính lúc ấy. Đi chợ hoa xuân về, tay cầm cành bích đào hoa thắm đỏ giữa mưa xuân phố phường, trông tết lắm!</span></p><p><span style="color: SeaGreen"></span></p><p><span style="color: SeaGreen">Ai cũng yêu mưa xuân. Nhưng thi nhân yêu mưa xuân hơn ai. Thi nhân mong mưa xuân. Mưa xuân bay và rồi ngưng đọng trong trang thơ họ. Xuân về, nhớ Nguyễn Bính. Chàng đã hơn một lần chen chân vào hội chèo ở một làng Đông làng Đoài nào đó rồi để lại một bài thơ về một cuộc tình lỡ muộn, để vương buồn bao năm. Thiên tình sử ấy được viết trên nền trời xuân mưa bay phấp phới. </span></p><p><span style="color: SeaGreen"></span></p><p><span style="color: SeaGreen">Và lòng ta không thể không xao xuyến khi nhớ lại những mùa xuân xưa mưa đổ bụi trên những bến sông rụng tơi bời hoa xoan tím, trong ‘bức tranh quê’ êm đềm của nữ sĩ sông Thương. </span></p><p><span style="color: SeaGreen"></span></p><p><span style="color: SeaGreen">Vào cữ tháng 2, cây bắt đầu hồi sinh. Từ trong lớp vỏ già nua, khô cứng ấy lớn dần lên một cái mấu nhỏ. Một mầm xinh nhú ra. Một sự sinh thành. Có sự sinh thành nào mà chẳng trải qua đau đớn, khó nhọc? Cây bàng góc phố kia mồ côi suốt mùa đông, cành gân guốc như bàn tay giơ ra giữa gió sương tê tái, bỗng hôm nay cựa quậy đâm chồi. Cả cây đa nghìn tuổi nữa, cũng vội vàng thay áo cho kịp sang hè xòe bóng mát, chep rợp nhân gian. </span></p><p><span style="color: SeaGreen"></span></p><p><span style="color: SeaGreen">Những chồi xuân xinh xắn nhú ra, tràn đầy nhựa sống. Chồi xuân bắt đầu từ mưa xuân. ‘Mùa xuân xanh’ và ‘mùa xuân chín’ bắt đầu từ chồi xuân. Này em, hãy để tâm đến những cái mầm nhu nhú kia. Chồi xuân đấy. Nếu em không chịu nhìn thì chỉ mai thôi, em sẽ rất bất ngờ trước màu xanh mênh mông của muôn loài thảo mộc. Và em sẽ lại hỏi tôi rằng: Cây bắt đầu từ đâu? Xanh bắt đầu từ đâu? Em đã buồn vì mùa đông cây trút lá. Em đã buồn vì mùa đông nghiệt ngã âm u, vắng màu diệp lục. Vậy thì hôm nay, hãy để ý màu xanh ấy khi còn chưa là xanh. Và tôi tin em cũng sẽ vô tình hiểu thêm về loài thảo mộc, cũng mang nặng đẻ đau, quặn mình sinh nở, cũng bắt đầu bằng những gì nhỏ bé nhất. </span></p><p><span style="color: SeaGreen"></span></p><p><span style="color: SeaGreen">Chồi xuân. Đấy là nơi hy vọng của cây, hy vọng của người. Tôi tin chắc rằng, ngày ấy, trong cái năm mà chàng Kim Trọng gặp Thúy Kiều nhân tiết Thanh Minh, cánh đồng cỏ non xanh dợn chân trời ấy phải xanh hơn những mùa xuân trước đó. </span></p><p><span style="color: SeaGreen"></span></p><p><span style="color: SeaGreen">Nhà tôi ở gần cánh đồng, cuối cánh đồng là dãy núi mờ xanh như sắp lẫn vào mây khói. Tôi vẫn thường đi chân trần trên cánh đồng quê hương. Tôi nghe thấy dưới chân mình những mầm non cựa quậy. Tôi nghe thấy dưới chân mình sự hồi sinh của muôn vàn tia cỏ vô danh, dù nhỏ nhoi vẫn cứ vươn mình, như thách thức, như khẳng định những điều bất diệt. </span></p><p><span style="color: SeaGreen"></span></p><p><span style="color: SeaGreen">Mưa xuân màu nhiệm làm nên cuộc hồi sinh tuyệt vời của cỏ. Có phải mưa xuân là thứ nước cam lộ của Phật Bà trong tích truyện cổ mà bà tôi đã kể ngày xưa? Có phải mưa xuân là phép nhiệm màu của cây gậy thần hấp dẫn tôi suốt một thời thơ bé?</span></p><p><span style="color: SeaGreen"></span></p><p> </p><p>*Viết trong thời sinh viên. Bài đã đăng báo</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ThangLongVN, post: 26111, member: 12833"] Tiếp sức với bạn Hide nhé ! --- [COLOR="SeaGreen"] [B]Mưa xuân[/B] Nguyễn Xuân Diện Ngày xưa tôi được bà tôi kể rằng Phật Bà Quan Âm là người có nhiều phép mầu nhiệm. Người có một cái bình đựng thứ nước quý, gọi là nước cam lộ và một cành dương liễu. Và Người thường nhúng cành cây đó vào bình nước rồi vảy vào chúng sinh, cứu họ thoát khỏi phiền muộn. Khắp nhân gian ai cũng chờ đợi sự tế độ của Người. Rồi tôi lại được nghe một chuyện nữa. Đó là chuyện thần Thái Bạch Kim Tinh có cây gậy mầu nhiệm; chỉ gậy vào cây đã héo, cây lại xanh tươi. Giờ tôi đã lớn, chẳng biết là có nên tin nữa hay không (trước kia thì tin lắm). Nhưng tôi biết có một điều tôi đã tin: sự hồi sinh của vạn vật khi mùa xuân đến - sự nhiệm màu của mùa xuân. Mùa đông, cây trút lá. Ba tháng là 90 ngày cây khẳng khiu gầy guộc, chịu đựng gió sương, rét mướt. Để rồi một sớm, xuân về. Mưa xuân cũng theo về. Như đã hẹn lâu rồi. Một năm bốn mùa đắp đổi, mỗi một mùa dường như có một cái gì đó nổi trội lên, mà qua đó người ta cảm nhận được bước đi của thời gian. Với Hạ là nắng, Thu là gió heo may, Đông là sương giá, riêng với Xuân, đó là mưa. Mưa xuân không dầm dề nát đất thối cỏ như mưa thu, cũng không ồn ào náo động như mưa rào tháng hạ. Mưa xuân dịu dàng xuống phố. Mưa xuân êm êm giăng mắc bất ngờ, đúng cái lúc người ta rộn ràng sắm tết. Mưa xuân đã đi vào tiềm thức của người ta và để lại dấu ấn đậm nét. Bạn cứ tưởng tượng mà xem sẽ ra sao nếu từ ngày hai mươi tháng chạp đến chiều tất niên mà không có lấy một bụi mưa. Dường như là khi đi sắm tết, có vài bụi mưa thì mới ra không khí tết, mới ra khung cảnh tết nhất. Trời thương nhân gian, trời buông mưa vào chính lúc ấy. Đi chợ hoa xuân về, tay cầm cành bích đào hoa thắm đỏ giữa mưa xuân phố phường, trông tết lắm! Ai cũng yêu mưa xuân. Nhưng thi nhân yêu mưa xuân hơn ai. Thi nhân mong mưa xuân. Mưa xuân bay và rồi ngưng đọng trong trang thơ họ. Xuân về, nhớ Nguyễn Bính. Chàng đã hơn một lần chen chân vào hội chèo ở một làng Đông làng Đoài nào đó rồi để lại một bài thơ về một cuộc tình lỡ muộn, để vương buồn bao năm. Thiên tình sử ấy được viết trên nền trời xuân mưa bay phấp phới. Và lòng ta không thể không xao xuyến khi nhớ lại những mùa xuân xưa mưa đổ bụi trên những bến sông rụng tơi bời hoa xoan tím, trong ‘bức tranh quê’ êm đềm của nữ sĩ sông Thương. Vào cữ tháng 2, cây bắt đầu hồi sinh. Từ trong lớp vỏ già nua, khô cứng ấy lớn dần lên một cái mấu nhỏ. Một mầm xinh nhú ra. Một sự sinh thành. Có sự sinh thành nào mà chẳng trải qua đau đớn, khó nhọc? Cây bàng góc phố kia mồ côi suốt mùa đông, cành gân guốc như bàn tay giơ ra giữa gió sương tê tái, bỗng hôm nay cựa quậy đâm chồi. Cả cây đa nghìn tuổi nữa, cũng vội vàng thay áo cho kịp sang hè xòe bóng mát, chep rợp nhân gian. Những chồi xuân xinh xắn nhú ra, tràn đầy nhựa sống. Chồi xuân bắt đầu từ mưa xuân. ‘Mùa xuân xanh’ và ‘mùa xuân chín’ bắt đầu từ chồi xuân. Này em, hãy để tâm đến những cái mầm nhu nhú kia. Chồi xuân đấy. Nếu em không chịu nhìn thì chỉ mai thôi, em sẽ rất bất ngờ trước màu xanh mênh mông của muôn loài thảo mộc. Và em sẽ lại hỏi tôi rằng: Cây bắt đầu từ đâu? Xanh bắt đầu từ đâu? Em đã buồn vì mùa đông cây trút lá. Em đã buồn vì mùa đông nghiệt ngã âm u, vắng màu diệp lục. Vậy thì hôm nay, hãy để ý màu xanh ấy khi còn chưa là xanh. Và tôi tin em cũng sẽ vô tình hiểu thêm về loài thảo mộc, cũng mang nặng đẻ đau, quặn mình sinh nở, cũng bắt đầu bằng những gì nhỏ bé nhất. Chồi xuân. Đấy là nơi hy vọng của cây, hy vọng của người. Tôi tin chắc rằng, ngày ấy, trong cái năm mà chàng Kim Trọng gặp Thúy Kiều nhân tiết Thanh Minh, cánh đồng cỏ non xanh dợn chân trời ấy phải xanh hơn những mùa xuân trước đó. Nhà tôi ở gần cánh đồng, cuối cánh đồng là dãy núi mờ xanh như sắp lẫn vào mây khói. Tôi vẫn thường đi chân trần trên cánh đồng quê hương. Tôi nghe thấy dưới chân mình những mầm non cựa quậy. Tôi nghe thấy dưới chân mình sự hồi sinh của muôn vàn tia cỏ vô danh, dù nhỏ nhoi vẫn cứ vươn mình, như thách thức, như khẳng định những điều bất diệt. Mưa xuân màu nhiệm làm nên cuộc hồi sinh tuyệt vời của cỏ. Có phải mưa xuân là thứ nước cam lộ của Phật Bà trong tích truyện cổ mà bà tôi đã kể ngày xưa? Có phải mưa xuân là phép nhiệm màu của cây gậy thần hấp dẫn tôi suốt một thời thơ bé? [/COLOR] *Viết trong thời sinh viên. Bài đã đăng báo [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Chuyên đề : Hà Nội tạp văn.
Top