Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Chuyên đề : Hà Nội tạp văn.
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ThangLongVN" data-source="post: 26102" data-attributes="member: 12833"><p><strong>Chè xanh </strong></p><p><strong></strong></p><p><strong></strong> Phạm Kim Anh </p><p> </p><p></p><p>Tôi còn nhớ, sáng sáng, khi mặt trời chưa lên đến đỉnh đồi, bà nội tôi đã ra vườn hái chè. Vườn chè này bà tôi trồng từ ngày mới về làm dâu, vậy mà cây chè lúc nào cũng chỉ cang ngang bụng người, được trồng thành hàng thẳng tắp. Bàn tay bà rám nắng, chai sần, lốm đốm vết đồi mồi nhưng hái chè vẫn dẻo. Bà lựa những lá chè vừa độ xanh, không già cũng không non quá, bà gọi là lá bánh tẻ. Chè vườn nhà không phải ngâm rửa cầu kỳ, chỉ cần xối nước sạch rồi vò nát cho vào ấm đất. Bà bảo chè xanh phải hãm chứ không nấu. Chè xanh đem nấu , nước vừa đỏ, vừa chát và nồng, phải hãm nước mới xanh. Lá chè vàng nhỏ và cánh dày hãm càng được nước. Nước hãn chè càng sôi càng ngon. Nước vừa đun sôi đổ vào ấm lá súc qua một lượt rồi chắt bỏ đi, như thế chè hết vị hăng và xanh trong cả ngày. </p><p> </p><p>Bà tôi sinh ra ở đất chè, lớn lên ở đất chè, cả đời bà gắn bó với chè xanh.Bà kể ngày ông bà cưới nhau, chỉ có ấm chè xanh với rỗ khoai mật, thế mà hạnh phúc đến lúc nhắm mắt. Giờ thì bà tôi không còn nữa, thím út tôi thay bà chăm sóc vườn chè, ai đến cũng khen chỉ nhìn vườn chè cũng biết ông bà tôi có phúc. </p><p> </p><p>Anh em tôi lớn lên cùng bát nước chè xqnh của bà, mang theo cả vị quê về phố. Mẹ tôi là con gái vùng biển, mái tóc dài của mẹ từng được bà nội gôi cho bằng nước lá chè đun với bồ kết ngày mới về làm dâu đất đồi. Còn bố tôi, không loại chè có tính năng giải nhiệt nào có thể thay thế được nước chè xanh. Thế là ngày ngày, tôi đạp xe lên chợ Ngọc Hà mua chè về hãm như ngày xưa bà dạy. Cũng chọn lá chè bánh tẻ, vò nát rồi cho vào ấm đất. cũng súc chè cho hết vị hăng rồi hãm bằng nước thật sôi, ủ kín trong giỏ đan bằng cọ. Cả ngày uống nước chè xanh, tối đến tôi đem bã chè pha thêm nước ấm để rửa mặt . Cứ sáng chủ nhật, hai mẹ con tôi đun một nồi nước chè với bồ kết gội đầu. Thật chẳng có thứ mỹ phẩm nào bằng. </p><p> </p><p>Chiếc chõng tre kê ở góc sân chú thím vẫn giữ nguyên để nhớ về bà. Ngày xưa bạn hàng, bạn chợ hay hàng xóm láng giềng mỗi lúc ghé qua đều được bà mời nước chè tươi trên chiếc chõng tre ấy. Ở giữa vùng chè nhưng đến với nhau, có mỗi bát chè xanh cũng đủ gắn tình kết nghĩa. Quê tôi, người ta không coi chè xanh như một thú chơi giống nhiều cách uống trà của người thành thị. Họ sinh ra đã sống với chè, tự nhiên, bình dị, chỉ nghĩ đến chè xanh đã thấy lòng ấm áp. gia đình nhỏ của tôi tuy sống giữa phó phường nhưng cũng không thể nào quên thứ lá dân dã mà đượm tình và chứa đựng một phần hồn quê trong đó. </p><p> </p><p>Người ta nói <strong>người Hà Nội </strong>phải biết đến các nhãn hiệu chè nổi tiếng thế giới đang ồ ạt kéo vào Việt Nam mới là "sành điệu" . Thôi thì đành nhận mình là "<strong>người nhà quê </strong>" ngày nay tôi vẫn đáp xe lên chợ Ngọc Hà mua chè tươi. Với gia đình tôi, chè tươi gắn liền với hình ảnh của bà, chúng tôi như có thêm một chỗ dựa tinh thần giữa cuộc bộn bề, ngột ngạt. </p><p> </p><p>Và có lên chợ Ngọc Hà mới biết, người Hà Nội không phải ai cũng uống trà "sành điệu" . Hà Nội còn nhiều người uống chè xanh lắm. Bà cụ bán hàng bao nhiêu năm nay nuôi lớn đàn con bằng gánh chè xanh trong ngôi chợ này. Giờ cụ già yếu, cô con dâu cả ngồi bán thay mẹ, lại tiếp tục nuôi cả nhà, chè của cụ ngon nổi tiếng ở Hà Nội, dù cụ không phải là con gái đất chè. Có lẽ cụ là người khó tính. Là chè phải dày, không to không nhỏ, vò nhẹ phải dậy mùi thơm cụ mới lấy. Hàng của cụ ngày một nhiều khách quen. Có hôm khách phải tiu nghỉu ra về vì cụ không lựa được chè ưng ý nên không lấy bán, mặc cho cả nhà cụ trông chờ vào gánh chè kia. Nhưng phải khó tính thế cụ mới giữ được khách, mới nuôi được các con bằng cái nghề bán lá chè tươi mà cụ trân trọng như một nghề gia truyền, để rồi trao lại cho con cháu lúc đã về già, chỉ có nắm chè xanh mua với vài đồng bạc lẻ, cũng cái sự bán mua trao đi đổi lại sòng phẳng, thế mà người mua kẻ bán nhớ nhau. Người uống lâu ngày thành quen, hôm nào thiếu chè xanh lại thấy trống trải và nhớ cả bà cụ bán hàng. </p><p> </p><p>Tôi đang sống giữa phố phường Hà Nội, chè xanh phải mua từng ngày. Mua về lại phải ngâm cho hết thuốc sâu và hãm bằng nước máy Phần Lan chứ không có chè vườn nhà hái vào rửa rồi hãn nước giếng đào. Nước chè xanh ở Phố chắc sẽ nhạt hơn chè giữa đất quê nhưng chẳng bao giờ lẫn mất vị. Và mỗi lần bạn bè đến với tôi, nhấp ngụm chè xanh mua từ chợ Ngọc Hà, hãn theo cách bà dạy ngày xưa, họ đều thốt lên ngỡ ngàng: "Chè xanh?". Phải, chè xanh đấy. Họ vẫn nhận ra dù đã bao năm rồi không về quê. Tôi biết, đó là lúc họ gặp những gì thiêng liêng ẩn sâu trong tâm thức quê nhà. </p><p></p><p> </p><p>Hà Nội tạp văn (NXB TN-Báo Hà Nội Mới)</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ThangLongVN, post: 26102, member: 12833"] [B]Chè xanh [/B] Phạm Kim Anh Tôi còn nhớ, sáng sáng, khi mặt trời chưa lên đến đỉnh đồi, bà nội tôi đã ra vườn hái chè. Vườn chè này bà tôi trồng từ ngày mới về làm dâu, vậy mà cây chè lúc nào cũng chỉ cang ngang bụng người, được trồng thành hàng thẳng tắp. Bàn tay bà rám nắng, chai sần, lốm đốm vết đồi mồi nhưng hái chè vẫn dẻo. Bà lựa những lá chè vừa độ xanh, không già cũng không non quá, bà gọi là lá bánh tẻ. Chè vườn nhà không phải ngâm rửa cầu kỳ, chỉ cần xối nước sạch rồi vò nát cho vào ấm đất. Bà bảo chè xanh phải hãm chứ không nấu. Chè xanh đem nấu , nước vừa đỏ, vừa chát và nồng, phải hãm nước mới xanh. Lá chè vàng nhỏ và cánh dày hãm càng được nước. Nước hãn chè càng sôi càng ngon. Nước vừa đun sôi đổ vào ấm lá súc qua một lượt rồi chắt bỏ đi, như thế chè hết vị hăng và xanh trong cả ngày. Bà tôi sinh ra ở đất chè, lớn lên ở đất chè, cả đời bà gắn bó với chè xanh.Bà kể ngày ông bà cưới nhau, chỉ có ấm chè xanh với rỗ khoai mật, thế mà hạnh phúc đến lúc nhắm mắt. Giờ thì bà tôi không còn nữa, thím út tôi thay bà chăm sóc vườn chè, ai đến cũng khen chỉ nhìn vườn chè cũng biết ông bà tôi có phúc. Anh em tôi lớn lên cùng bát nước chè xqnh của bà, mang theo cả vị quê về phố. Mẹ tôi là con gái vùng biển, mái tóc dài của mẹ từng được bà nội gôi cho bằng nước lá chè đun với bồ kết ngày mới về làm dâu đất đồi. Còn bố tôi, không loại chè có tính năng giải nhiệt nào có thể thay thế được nước chè xanh. Thế là ngày ngày, tôi đạp xe lên chợ Ngọc Hà mua chè về hãm như ngày xưa bà dạy. Cũng chọn lá chè bánh tẻ, vò nát rồi cho vào ấm đất. cũng súc chè cho hết vị hăng rồi hãm bằng nước thật sôi, ủ kín trong giỏ đan bằng cọ. Cả ngày uống nước chè xanh, tối đến tôi đem bã chè pha thêm nước ấm để rửa mặt . Cứ sáng chủ nhật, hai mẹ con tôi đun một nồi nước chè với bồ kết gội đầu. Thật chẳng có thứ mỹ phẩm nào bằng. Chiếc chõng tre kê ở góc sân chú thím vẫn giữ nguyên để nhớ về bà. Ngày xưa bạn hàng, bạn chợ hay hàng xóm láng giềng mỗi lúc ghé qua đều được bà mời nước chè tươi trên chiếc chõng tre ấy. Ở giữa vùng chè nhưng đến với nhau, có mỗi bát chè xanh cũng đủ gắn tình kết nghĩa. Quê tôi, người ta không coi chè xanh như một thú chơi giống nhiều cách uống trà của người thành thị. Họ sinh ra đã sống với chè, tự nhiên, bình dị, chỉ nghĩ đến chè xanh đã thấy lòng ấm áp. gia đình nhỏ của tôi tuy sống giữa phó phường nhưng cũng không thể nào quên thứ lá dân dã mà đượm tình và chứa đựng một phần hồn quê trong đó. Người ta nói [B]người Hà Nội [/B]phải biết đến các nhãn hiệu chè nổi tiếng thế giới đang ồ ạt kéo vào Việt Nam mới là "sành điệu" . Thôi thì đành nhận mình là "[B]người nhà quê [/B]" ngày nay tôi vẫn đáp xe lên chợ Ngọc Hà mua chè tươi. Với gia đình tôi, chè tươi gắn liền với hình ảnh của bà, chúng tôi như có thêm một chỗ dựa tinh thần giữa cuộc bộn bề, ngột ngạt. Và có lên chợ Ngọc Hà mới biết, người Hà Nội không phải ai cũng uống trà "sành điệu" . Hà Nội còn nhiều người uống chè xanh lắm. Bà cụ bán hàng bao nhiêu năm nay nuôi lớn đàn con bằng gánh chè xanh trong ngôi chợ này. Giờ cụ già yếu, cô con dâu cả ngồi bán thay mẹ, lại tiếp tục nuôi cả nhà, chè của cụ ngon nổi tiếng ở Hà Nội, dù cụ không phải là con gái đất chè. Có lẽ cụ là người khó tính. Là chè phải dày, không to không nhỏ, vò nhẹ phải dậy mùi thơm cụ mới lấy. Hàng của cụ ngày một nhiều khách quen. Có hôm khách phải tiu nghỉu ra về vì cụ không lựa được chè ưng ý nên không lấy bán, mặc cho cả nhà cụ trông chờ vào gánh chè kia. Nhưng phải khó tính thế cụ mới giữ được khách, mới nuôi được các con bằng cái nghề bán lá chè tươi mà cụ trân trọng như một nghề gia truyền, để rồi trao lại cho con cháu lúc đã về già, chỉ có nắm chè xanh mua với vài đồng bạc lẻ, cũng cái sự bán mua trao đi đổi lại sòng phẳng, thế mà người mua kẻ bán nhớ nhau. Người uống lâu ngày thành quen, hôm nào thiếu chè xanh lại thấy trống trải và nhớ cả bà cụ bán hàng. Tôi đang sống giữa phố phường Hà Nội, chè xanh phải mua từng ngày. Mua về lại phải ngâm cho hết thuốc sâu và hãm bằng nước máy Phần Lan chứ không có chè vườn nhà hái vào rửa rồi hãn nước giếng đào. Nước chè xanh ở Phố chắc sẽ nhạt hơn chè giữa đất quê nhưng chẳng bao giờ lẫn mất vị. Và mỗi lần bạn bè đến với tôi, nhấp ngụm chè xanh mua từ chợ Ngọc Hà, hãn theo cách bà dạy ngày xưa, họ đều thốt lên ngỡ ngàng: "Chè xanh?". Phải, chè xanh đấy. Họ vẫn nhận ra dù đã bao năm rồi không về quê. Tôi biết, đó là lúc họ gặp những gì thiêng liêng ẩn sâu trong tâm thức quê nhà. Hà Nội tạp văn (NXB TN-Báo Hà Nội Mới) [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Chuyên đề : Hà Nội tạp văn.
Top