• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Chứng minh số học

  • Thread starter Thread starter maisiky
  • Ngày gửi Ngày gửi

maisiky

New member
Xu
0
1/ CMR chữ số tận cùng của chữ số tự nhiên n và \[n^{5}\] là như nhau
2/ CMR \[a^{n+4}\]-\[a^{n}\] chia hết cho 10
3/CMR số a=0,7(\[2001^{2004}\]+\[2003^{2006}\]) là 1 số nguyên
 
Bài 1.

Nếu số n[SUB2]5[/SUB2] và số n có tận cùng như nhau, thì n[SUB2]5[/SUB2] - n⋮10 ⇔ n(n[SUB2]2[/SUB2] - 1)(n[SUB2]2[/SUB2] + 1)⋮10.

Vì n[SUB2]2[/SUB2] là số chính phương nên không thể tận cùng bằng 2, 3, 7, 8 tức là khi chia cho 5 không có dư 2 hoặc dư 3.

- Nếu n[SUB2]2[/SUB2]⋮5, thì n⋮5.
- Nếu n² chia cho 5 dư 1, thì n[SUB2]2[/SUB2] - 1⋮5 (Vì n[SUB2]2[/SUB2] = 5k + 1 ⇒ n[SUB2]2[/SUB2] - 1 = 5k⋮5).
- Nếu n[SUB2]2[/SUB2] chia cho 5 dư 4, thì n[SUB2]2[/SUB2] + 1⋮5 (Vì n[SUB2]2[/SUB2] = 5k + 4 ⇒ n[SUB2]2[/SUB2] + 1 = 5k + 5⋮5).

Vậy n(n[SUB2]2[/SUB2] - 1)(n[SUB2]2[/SUB2] + 1)⋮5 ⇔ n[SUB2]5[/SUB2] - n⋮5. [1]

Mặt khác, n(n[SUB2]2[/SUB2] - 1)(n[SUB2]2[/SUB2] + 1) = n(n + 1)(n - 1)(n[SUB2]2[/SUB2] + 1). Trong đó, tích n(n + 1)(n - 1) tồn tại ít nhất một số chẵn nên chia hết cho 2.

Vậy n(n[SUB2]2[/SUB2] - 1)(n[SUB2]2[/SUB2] + 1)⋮2 ⇔ n[SUB2]5[/SUB2] - n⋮2. [2]

Số 5 và số 2 là hai số nguyên tố cùng nhau. Từ điều [1] và điều [2] suy ra n[SUB2]5[/SUB2] - n⋮10.

Từ đây suy ra điều phải chứng minh.

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài 2.

A = a[SUB2]n + 4[/SUB2] - a[SUB2]n[/SUB2] = a[SUB2]n[/SUB2].a[SUB2]4[/SUB2] - a[SUB2]n[/SUB2] = a[SUB2]n[/SUB2].(a[SUB2]4[/SUB2] - 1).

- Nếu a tận cùng bằng 1 hoặc 9, thì a[SUB2]2[/SUB2] tận cùng bằng 1, vì vậy a[SUB2]4[/SUB2] tận cùng bằng 1.
Nên a[SUB2]4[/SUB2] - 1 tận cùng bằng 0, chia hết cho 10. Suy ra A chia hết cho 10.

- Nếu a tận cùng bằng 3 hoặc 7, thì a[SUB2]2[/SUB2] tận cùng bằng 9, vì vậy a[SUB2]4[/SUB2] tận cùng bằng 1.
Nên a[SUB2]4[/SUB2] - 1 tận cùng bằng 0, chia hết cho 10. Suy ra A chia hết cho 10.

- Nếu a tận cùng bằng 4 hoặc 6, thì a[SUB2]2[/SUB2] tận cùng bằng 6, vì vậy a[SUB2]4[/SUB2] tận cùng bằng 6.
Nên a[SUB2]4[/SUB2] - 1 tận cùng bằng 5, chia hết cho 5. Mặt khác, vì a tận cùng bằng 6 nên a[SUB2]n[/SUB2] là số chẵn, chia hết cho 2. Suy ra, A chia hết cho 10.

- Nếu a tận cùng bằng 2 hoặc 8, thì a[SUB2]2[/SUB2] tận cùng bằng 4, vì vậy a[SUB2]4[/SUB2] tận cùng bằng 6.
Lập luận như trên, suy ra A chia hết cho 10.

Vậy,
a[SUB2]n + 4[/SUB2] - a[SUB2]n[/SUB2] luôn chia hết cho 10.
 
Bài 3.

png.latex


Để A là một số nguyên, thì tử phải chia hết cho mẫu.

7 không chia hết cho 10. Bắt buộc tổng 2001[SUB2]2004[/SUB2] + 2003[SUB2]2006[/SUB2] phải chia hết cho 10 và tận cùng bằng 0.

Thật vậy, 2001[SUB2]2004[/SUB2] có tận cùng là 1. (Vì số tận cùng bằng 1, nâng lên lũy thừa nào cũng tận cùng bằng 1)

2003[SUB2]2006[/SUB2] = (2003[SUB2]2[/SUB2])[SUB2]1003[/SUB2] = (...9)[SUB2]1003[/SUB2] = ((...0) - 1)[SUB2]1003[/SUB2]

Áp dụng Công thức Newton để khai triển tiếp :

((...0) - 1)[SUB2]1003[/SUB2] = BS10 - 1[SUB2]1003[/SUB2] = BS10 - 1 = (...0) - 1 = (...9).

Suy ra, 2001[SUB2]2004[/SUB2] + 2003[SUB2]2006[/SUB2] = (...1) + (...9) = (...0) chia hết cho 10.

Từ đây suy ra điều phải chứng minh.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top