• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Áo Dài

Cộng tác viên
Thành viên BQT
"Think not so much of what you lack as of what you have; but of the things you have, select the best, and then reflect how eagerly you would have sought them if you did not have them - Marcus Aurelius." Đây có thể coi là ví dụ về chủ nghĩa khắc kỷ. Chủ nghĩa này sẽ giúp bạn sống tốt hơn. Chủ nghĩa khắc kỷ là gì ? Những câu hỏi xoay quanh nó là những thắc mắc của nhiều người.

Để trả lời cho câu hỏi này mời bạn đọc tham khảo về bài viết dưới đây: Chủ nghĩa khắc kỷ.


CWcx6qUU4AIKG8T.jpg

Chủ nghĩa khắc kỷ là một trường phái triết học Hy Lạp cổ (Hellenistic) được sáng lập bởi Zeno thành Citium ở Athens vào khoáng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên nhưng được biết đến nhiều hơn qua sự áp dụng của Epictetus, Seneca và Marcus Aurelius. Sở dĩ chủ nghĩa khắc kỷ có tên như vậy là bởi những ai đi theo chủ nghĩa này thường đàm đạo tại Stoa bởi Zeno và các học trò.

Những người theo chủ nghĩa khắc kỷ cho rằng triết học là một môn học tư duy để giúp con người trở nên thông thái, làm chủ và biết cách ứng xử trước những khó khăn của cuộc đời. Vì vậy, triết học không chỉ là một khoa học mà còn là một phong cách sống, một nghệ thuật sống của con người trong cộng đồng xã hội.

Thế nào là một cuộc sống tốt, thế nào là hạnh phúc?
Đó là “một cuộc sống trôi đi êm ả” – Zeno – Điều này có nghĩa là chúng ta không xung khắc với thế giới và với cả chính mình.
Nhưng thường thì cuộc sống của chúng ta hiếm khi trôi chảy, nó được bao phủ bởi những than phiền về tất cả mọi thứ.
Ta không chạy băng băng đua với thời gian ngắn ngủi mà cứ mắc kẹt ở con phố đông người – và thường cuối cùng thì chúng ta cảm thấy nuối tiếc bởi nhiều thứ đã bỏ lỡ. Đã quá muộn.

Tại sao lại có những vấn đề này? Tại sao không lướt đi trên những con đường cao tốc để trải nghiệm muôn vẻ cuộc sống tươi đẹp?
Chủ nghĩa Khắc Kỷ cho rằng tất cả chuyện này bởi chúng ta không sống thuận theo lẽ tự nhiên. Điều này nghĩa là gì?

Sống thuận theo lẽ tự nhiên phải thỏa mãn 2 điều kiện:
Sống phù hợp với bản chất con người: đó là tính hợp lý. Điều khác biết của chúng ta so với các chủng loài khác là chúng ta có thể sử dụng lí do của mình cho các hành động một cách phong phú.
Sống phù hợp với thế giới quanh ta: Là tổng hòa của tất cả những gì đang xảy ra và cách nó xảy ra.
Do vậy đó là việc không bất hòa với thế giới và với chính con người bạn.

Vấn đề tạo ra bởi cách chúng ta phản ứng với những gì xảy đến.
Ta thường tin rằng ta hạnh phúc hoặc không hạnh phúc bởi vì những gì xảy ra với chúng ta, lấy đó làm lí do để cảm ơn hay để than phiền. Trên thực tế ta tự xử lý các sự việc đó và tự dán nhãn luôn cho chúng là tốt hay xấu – đây là những gì dẫn đến hạnh phúc hay bất hạnh, chính bởi những nhãn dán của ta. Cùng một sự việc với người này là thảm họa còn với người kia là cơ hội để thay đổi để trải nghiệm cái mới.

Những gì ta không thể kiểm soát thì nên coi là vô nghĩa.
Ta thường dành một phần đáng kể đời sống tinh thần để sửa chữa, thay đổi những thứ về bản chất là ta không thể có tác động nào đáng kể. Để làm gì?
Trong khi hầu hết các vấn đề của chúng ta sẽ biến mất nếu ta học cách phớt lờ những thứ ta không thể thay đổi được, chỉ việc gạt bỏ đi mà thôi. Chúng là vô nghĩa mà.

Chúng ta nên hành động với những gì thuộc tầm kiểm soát của mình.
Trong khi đang bận rộn thay đổi, sửa chữa những thứ vô nghĩa trên thì ta lại bỏ quên, thả trôi những thứ ta thực sự phải chịu trách nhiệm cao nhất: hành động của bạn, tâm hồn của bạn, cuộc sống của bạn. Để có cuộc sống hạnh phúc như ý muốn, ta không chỉ phải bỏ qua những thứ vô nghĩa mà còn phải tập trung, tận tâm hết sức với những thứ thuộc quyền hạn trách nhiệm của mình.

Trường phái triết học này cho rằng sẽ là khôn ngoan nếu hạnh phúc và sự phán xét của chúng ta được dựa trên hành vi hơn là lời nói, bởi chúng ta không thế kiểm soát được những điều xảy đến bên ngoài. Chúng ta chỉ có thể làm chủ được cảm xúc và phản ứng của chính mình. Nó không quá quan tâm tới thế giới phức tạp ngoài kia vận hành như thế nào, nó chỉ hướng đến mục tiêu giúp con người vượt qua tâm trạng tiêu cực và hướng đến hành động hợp lý, cảm xúc tích cực. Khác với hầu hết các trường phái khác, Stoicism là triết học hướng hành động thực tiễn chứ không chỉ đơn thuần là lý luận,

Có thể thấy chủ nghĩa Khắc Kỷ chỉ xoay quanh một số tư duy cốt lõi. Chúng được đưa ra để nói với chúng ta rằng những điều xảy ra quanh ta là không thế đoán trước được, sẽ là trái với tự nhiên nếu ta tự huyễn hoặc bản thân có thể đoán biết được và trở nên đau khổ khi thực tế xảy ra không như dự kiến. Chúng nhắc cho ta nhớ cuộc đời ngắn ngủi như thế nào. Chúng dạy cho ta lâm sao để trở nên kiên định, mạnh mẽ và tự chủ. Và cuối cùng khẳng định rằng nguồn cơn của mọi đau khổ ta phải chịu đến từ cách chúng ta nghĩ về sự việc hơn là bản thân khách quan sự việc đó.

Ba triết gia được biết đến như là đại diện cho chủ nghĩa khắc kỷ:
  1. Marcus Aurelius Antoninus Augustus (121-180AD): Hoàng đế của đế chế La Mã (161-180), người đàn ông quyền lực nhất thế giới lúc đó. Những dòng nhật ký hàng ngày viết cho chính ông về sự kiềm chế, lòng trắc ẩn và sự khiêm nhường được biết đến như tác phẩm tiêu biểu nhất cho chủ nghĩa khắc kỷ: Suy Tưởng ( Meditations ).
  2. Epictetus (55-135AD): Nhà triết học người Hy Lạp, người khi sinh ra là một nô lệ sống phận như vậy đến hết đời để có thể cảm nhận chân thực nhất về cuộc sống. Ông giảng dạy triết học cho giới trí thức ở cả Hy Lạp và La Mã, với ông triết học khắc kỷ như là một phương châm sống chứ không chỉ là những lý thuyết về kỷ luật. Nhưng vài giảng của ông được ghi lại bởi người học trò Arrian trong 2 cuốn Discourses Enchiridion.
  3. Lucius Annaeus Seneca (4BC-65AD): Triết gia người La Mã, ông từng là cố vấn và thầy giáo cho hoàng đế Nero bạo chúa. Ông đồng thời cũng là một chính khách và là tên tuổi lớn của văn học La Mã. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Letter from a Stoic.
Ngoài ra chủ nghĩa khắc kỷ còn được tiếp thu và thực hành bởi nhiều vua chúa, tổng thống, nghệ sĩ và thậm chí cả các doanh nhân có thể kể đến như Bill Clinton, Theodore Roosevelt, Robert Greene, Tim Ferris, Steve Jobs ….

Sưu tầm

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về chủ nghĩa khắc kỷ thuộc trường phái triết học Hy Lạp. Nó sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về triết học nói chung và triết học phương Tây nói riêng. Chúc bạn học tốt
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top