Chủ nghĩa biệt lập Mĩ với các vấn đề quốc tế trong thập niên 20

Trang Dimple

New member
Xu
38

Trong thập niên 20 chủ nghĩa biệt lập tiếp tục giữ vị trí chủ đạo trong chính sách ngoại giao của Mĩ.

Trong khi duy trì chủ nghĩa biệt lập, vai trò của chủ nghĩa tư bản Mĩ trong nền kinh tế thế giới ngày càng cao. Nước Mĩ đóng vai trò chủ đạo trong việc giải quyết cuộc khủng hoamngr tauif chính và lạm phát trầm trọng nhất trong lịch sử nước Đức năm 1923.

Từ chủ nghĩa biệt lập đến chiến tranh thế giới thứ hai

Trong thập niên 1930 chủ nghĩa biệt lập vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong chính sách ngoại giao của Mĩ. Chính phủ Roosevelt duy trì chính sách ngoại giao không can thiệp trong bối cảnh bận rộn với những chương trình cải cách kinh tế- xã hội diễn ra trong nước. Cuộc đại suy thoái kinh tế 1929-1933đã chấm dứt thời kỳ phát triển ổn định của chủ nghĩa tư bản cùng những ảo tưởng về một kỷ nguyên hòa bình của thế giới.Trước những diễn biến phức tạp và căng thẳng trong quan hệ quốc tế, nước Mĩ tuyên bố chính sách không can thiệp đối với các cuộc xung đột ở Châu Âu cũng như châu Á.

Năm 1935 đạo luật trung lập được ban hành, theo đó chính phủ mĩ cấm buôn bán hay cung cấp vũ khí cho các bên tham chiến. Trong những năm 1936-1937 đạo luật trung lập tiếp tục được mở rộng với các điều khoản khắt khe hơn như cấm cho vay, cấm các tàu có quốc tịch Mĩ chuyên chở hàng hóa, vật liệu chiến tranh cho các bên tham chiến. Chính sách không can thiệp của Mĩ trong lúc này về thực chất là hành động ủng hộ và góp phần vào sự thắng thế của lực lượng phát xít Fanco đối với chính phủ cộng hòa non trẻ trong cuộc nội chiến ở Tây ban Nha.

Đối với các nước Mỹ La tinh tháng 3/1933 Roosevelt tuyên bố nước Mĩ sẽ thi hành “chính sách láng giềng thân thiện” nhằm duy trì ảnh hưởng ở khu vực này.

Năm 1936, trong khi tham dự hội nghị hòa bình châu Mĩ , tổng thống Rooosevelt tiếp tục khẳng định sự liên minh của Mĩ đối với các nước Mĩ La tinh trong việc duy trì hòa bình và an ninh ở khu vực châu mĩ. Với việc thực hiện chính sách ‘ láng giềng thân thiện’ đã tạo điề kiện thuận lợi cho Mĩ trong quan hệ với các nước trong khu vực.
 
Sửa lần cuối:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top