• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Chủ đề: Tam Quốc bình giảngHồi 1: Tiệc vườn đào, anh hùng kết nghĩa

  • Thread starter Thread starter HTA
  • Ngày gửi Ngày gửi
Hồi 21: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

- Tờ "Y đái chiếu" của Hiến Đế do vụ Hứa Điền mà thành. Vì thấy hành động của Quan Công mà Mã Đằng biết rõ tâm trạng của Huyền Đức. Tất cả sự việc đều nối nhau rất mạch lạc.

Hai con cọp không thể sống chung nhau. Đã sống chung nhau tất phải tiêu diệt lẫn nhau. Lưu Bị đã bị Tào Tháo liệt vào anh hùng tức là Tào Tháo đã có ý định giết Huyền Đức rồi. Như thế Lưu Bị làm sao không bối rối. Hơn nữa, Lưu Bị vừa kí tên trong từ nghĩa trạng, tâm trí lại càng phải lo lắng hơn.

- Lúc này, Tào Tháo vẫn chưa cho Tôn Sách là anh hùng, mãi đến khi ra trước trận, Tào Tháo gặp Tôn Quyền mới nói: "Sinh con nên sinh người như Trọng Mưu kia". Mắt Tháo quả tinh đời lắm. Thì ra lúc Tháo uống rượu với Huyền Đức, Tháo mới chỉ thấy có hai người, còn thiếu một nhân vật nữa.

- Huyền Đức không muốn giết Xa Trụ vì lúc ấy tờ "Y đái chiếu" chưa lộ, mưu của Đổng Thừa chưa bị khám phá, nên Huyền Đức còn muốn liên lạc với Tào Tháo để còn tính nhiều mưu khác. Vân Trường lòng dạ ngay thẳng, đâu có tính toán như vậy. Gan ruột hai người cùng là hào kiệt nhưng lại không giống nhau.

- Trong tờ " Nghĩa trạng" của Đổng Thừa có viết năm chữ "Tả tướng quân Lưu Bị", vì vậy, sau này kế nghiệp Hán, Lưu Bị không hổ thẹn là vì có tên trong nghĩa trạng này.

Chính như Khổng Minh sáu lần ra Kì Sơn, Khương Duy chín lần đánh Trung Nguyên cũng đều danh chính ngôn thuận và cũng do tờ "Y đái chiếu" đó cả.
 
Hồi 22: Viên, Tào đều cất ba quân mã bộ

- Người tiến cử Lưu Bị là Công Tôn Toản. Kẻ giết Công Tôn Toản là Viên Thiệu. Kẻ hàng Viên Thiệu là Viên Thuật. Người diệt Viên Thuật là Lưu Bị. Thế mà Lưu Bị lại viết thư nhờ Viên Thiệu giúp.

Độc giả ai cũng đoán rằng Viên Thiệu sẽ từ chối, thế mà không. Viên Thiệu đem quân giúp Lưu Bị. Việc thật li kì, không thể ngờ được. Tháo với Bị đang hợp bỗng lìa. Thiệu với Bị đang lìa bỗng hợp.

- Trần Đăng muốn cầu viện binh cho Huyền Đức, nếu chúng ta vội đoán thì thế nào cũng cho rằng Trần Đăng sẽ cầu cứu Mã Đằng, vì Mã Đằng cùng Huyền Đức có cái thần trong việc cùng kí tên trong bản nghĩa trạng.

Nhưng rồi Trần Đăng không nghĩ đến Mã Đằng mà nghĩ đến Viên Thiệu là tại làm sao?

Xin thưa: Mã Đằng đóng quân ở Tây Lương, đường sá xa xôi, còn Viên Thiệu ở Kí Châu rất gần. Bỏ chỗ xa lấy chỗ gần mới hợp với quân cơ vậy.

Huyền Đức sở dĩ cầu được Viên Thiệu là nhờ có Trịnh Huyền giới thiệu. Huyền Đức bình sinh thờ Trịnh Huyền và Lư Thực như hai vị tiên sư. Lư Thực từ đầu truyện đã nói đến còn Trịnh Huyền đến đây mới xuất hiện. Và sau khi Quan Công chém tướng, Viên Thiệu hưng binh, lại xen vào cảnh phong lưu của nhà họ Mã với bầy nữ ca nhạc xinh đẹp của nhà họ Trịnh...

thật là một đoạn văn phong nhã, chẳng khác trời đang nắng gắt có đám mây phủ đến.

- Tào Tháo có mười điểm tất thắng, Viên Thiệu có mười điểm tất bại. Cái luận thuyết này đưa ra từ hồi thứ mười tám, những tưởng sau đó hai bên sẽ đánh nhau ngay, thế rồi câu chuyện lại im đi, cho đến hồi này mới thấy việc động binh của hai nhà. Bên nào cũng hùng hổ kéo tới, rồi lặng lẽ rút lui về. Rõ là chuyện đầu voi đuôi chuột, thật buồn cười.

- Trần Lâm làm tờ hịch kể tội Tháo, thế mà Tháo không giận lại khỏi bệnh là ý làm sao?

Việc này cũng giống như, việc Hứa Thiệu nói Tháo là gian hùng mà Tháo không giận lại mừng thì Trần Lâm chửi Tháo không giận cũng là chuyện thường vậy.

Trong khi không ai biết mình là gian hùng, mà có một ngườ biết thì người đó là tri kỉ. Trong khi chưa có ai biết chửi Tháo mà có Trần Lâm biết chửi Tháo thì Tháo đắc ý là phải.

Sự thành bại ở đời không đáng kể. cái văn chương của người anh tài thật vạn cổ lưu danh.

Chỉ tiếc rằng lúc Trần Lâm kể tội Tào Tháo, Đổng Phi hãy còn sống, Phục Hậu cũng chưa bị giết, bọn Đổng Thừa sáu người, bọn Cảnh Kỉ năm người và Khổng Dung chưa bị hại. Cho nên tờ lịch của Trần Lâm chỉ mới kể được một phần tội ác của Tào Tháo mà Thôi. Thế mà Tào Tháo đọc qua cũng phải toát mồ hôi như tắm, chứ nếu sau này Trần Lâm còn hùng hồn đến đâu, và Tháo còn phải toát bao nhiêu mồ hôi nữa?

- Lúc Lưu Bị còn đứng sau lưng Công Tôn Toản trong hội "Chư hầu đồng minh", Lưu Đại đã ngồi cao chót vót, thế mà lúc này Lưu Đại trở thành nanh vuốt cho Tào Tháo, rồi lại bị Quan, Trương tóm đầu lôi về, ấn cổ thả ra, gọi giật lại quát mắng, rồi xua tay đuổi đi. Y hệt như một trò trẻ con.

Ngày nay có những người ngất ngưởng ngồi trên cao, được thế bắt nạt kẻ dưới, họ có biết đâu, tạo vật đổi dời, rồi có thủa sa cơ như Lưu Đại?
 
Hồi 23: Nễ Chính Bình khoả thân mắng giặc

Nễ Hành, Khổng Dung, Dương Tu, cả ba đều có tài như nhau, nhưng phẩm chất lại khác nhau. Dương Tu thì thờ Tào Tháo. Khổng Dung tuy không thờ Tháo nhưng lại làm quan với Tháo. Nễ Hành thì không những không thờ Tháo mà cũng không chịu làm quan với Tháo nữa. Xét trong ba người chỉ có Nễ Hành là người khí tiết hơn hết.

Tháo vốn tự phụ là gian hùng, thế mà Nễ Hành ngạo nghễ khinh bỉ, coi Tháo như cỏ rác, thật là kẻ đảm lược.

- Trần Lâm mắng Tháo thậm tệ mà Tháo không giết thì Tháo Sợ gì Nễ Hành? Có kẻ nói: Nễ Hành làm nhục Tháo, nên Tháo muốn đưa Nễ Hành đi một công việc, để không thành Tháo sẽ làm nhục lại một phen. Nhưng Hoàng Tổ đã giết Nễ Hành mất, đó cũng là việc không may cho Nễ Hành. Nếu nói thế e không đúng. Nễ Hành mắng Tháo bằng miệng, Trần Lâm mắng Tháo bằng bút. Tuy cả hai cùng mắng cả, nhưng một bên mắng thẳng, còn một bên chửi mướn.

Lúc Trần Lâm bị bắt cóc có nói với Tháo: "Mũi tên đã đặt sẵn trên cung, không thể không bắn". Thế là Trần Lâm chửi Tháo, rồi cuối cùng lai theo Tháo. Còn Nễ Hành chửi Tháo để quyết không bao giờ theo Tháo. Vì thế, Tháo tha cho Trần Lâm mà giết Nễ Hành là lẽ đó.

Các giấc mộng của Đổng Thừa trong đêm Nguyên tiêu làm hả dạ người đọc không ít. Tiếc thay, nếu mộng ấy là thực thì may cho nhà Hán biết bao. Tuy nhiên đời là cõi mộng. Nhà Hán biến đổi thành ba nước, ba nước tiến thành nhà Tấn, chuyện bể dâu khác gì cõi mộng.

- Cát Bính là vị thầy thuốc không phải chữa bệnh cho từng người mà chữa bệnh cho quốc gia, quả xứng đáng với cái tên "Thái y". Thuốc ấy đem trị bệnh cho Tào Tháo là thuốc độc, nhưng đem trị bệnh cho vua Hiến Đế thì lại là thuốc hay.

Thầy thuốc có nhiệm vụ là cứu người. Nhưng giết một người để cứu cả bách tính thì thầy thuốc ấy lại càng hay hơn.
 
Hồi 24: Quốc Tặc hành hung giết Quý Phi

- Tôi thường đọc Đường thi thấy bài "Điếu Mã Ngôi" lời thơ rất thống thiết. Tuy nhiên Dương Quý Phi chết là vì anh nàng là sai việc nước, còn Đổng Quý Phi chết vì anh nàng cứu nước yêu vua. Ôi Dương Quý Phi bị chết, người đời còn than tiếc lắm, huống chi Đổng Quý Phi bị chết thì còn phải thương tiếc đến bao nhiêu.

- Từ khi tờ "Y đái chiếu" bị lộ, Đổng Quý Phi bị giết, lẽ ra trung thần khắp nơi phải nức lòng trừ gian diệt nịnh. Thế mà những tay hào kiệt bốn phương cứ trì trệ, năm này qua năm khác để lỡ mất cơ hội. Than ôi, Trong khi thiên tử không giữ nổi phi tần thì chư hầu còn lo giữ vợ con nhà cửa làm chi. Thậm chí như Viên Thiệu, chỉ vì đứa con đau ghẻ mà không lo nghĩ đến việc quốc gia. Gẫm lại dòng dõi tam công, ăn lộc nhà Hán như Viên Thiệu mà không bằng viên thấy thuốc Cát Bình, thật đáng buồn.

- Đọc "Tứ thanh viên" Của Từ Văn Trường thấy có cả một bài nói về Nễ Hành mắng Tào Tháo. Sau khi chết lại có cả một thiên văn tự bổ túc, đọc lên tất thống khoái. Tiếc thay bài hịch của Trần Lâm, sau này tội ác của Tào Tháo còn xảy ra nhiều việc nữa, sao không ai bổ túc vào cho hoàn bị.

Tuy nhiên, chính cái tội Viên Thiệu phái Viên Thuật mưới là đáng chê cười

hơn. Viên Thiệu không có mệnh vua mà lừa Hàn Phúc, cướp Kí Châu, không có

mệnh vua mà tự tiêu diệt Công Tôn Toản, Lí Thôi, Quách Dĩ làm loạn mà

Thiệu không khởi nghĩa cần vương. Còn Thuật thì tiếm xưng đế vị, nếu kể

tội Tháo thì cũng chỉ nên mắng Tháo một lần là đủ.
 
Hồi 25: Đóng Thổ Sơn, Quan Công giao ước ba việc

- Có người hỏi: Vân Trường vốn thờ nhà Hán, thì sao lại nói đầu Hán? Xin thưa: nói hai tiếng "đầu Hán" để nhấn mạnh ba tiếng: "chẳng đầu Tào" mà thôi. Tháo đã mượn danh nghĩa "Hán" để áp đảo Tào Tháo mà thôi. Như bọn trương Tú, Trương Lỗ, Hàn Toại tiếng là hàng Hán, nhưng thực ra là hàng Tào. Bọn Lữ Bố, biết phân tích như thế tức là một kẻ trí thức. Trước khi Vân Trường đưa ra ba diều hẹn, Trương Liêu đã kể ra ba cái tội. Tội thứ nhất là tội phụ Hoàng Thúc, tội thứ hai là để người chị dâu bị thất tiết, tội thứ ba là không sống để phò nhà Hán. Còn ba điều hẹn của Quan Công thì: Thứ nhất là về Hán, thứ nhì là bảo vệ hai chị, thứ ba là đi tìm anh. Điều thứ nhất phân biệt nghĩa vua tôi, điều thứ hai giữ lễ nam nữ, điều thứ ba thì làm sáng tình huynh đệ.

- Lưu Bị đồng mưu với Đổng Thừa, đã kí tên vào bản nghĩa trạng, Tháo biết rõ, đã giết cả bảy trăm người trong vụ, thế tại sao Cam phu nhân và Mi phu nhân Tháo lại không giết? Đó chỉ vì Tháo yêu quan Công, muốn mua lòng đấy thôi.

Quan Công được tặng áo bào, chỉ nhận lấy, nhưng khi dược người quý thì lại tạ ơn. Nhất cử nhất động Quan Công đều không quên Huyền Đức, thật là một kẻ có nghĩa.

- Huyền Đức đã theo Viên Thiệu, mà Quan Công lại giết tướng của Viên Thiệu, nếu Viên Thiệu bắt tội Huyền Đức thì sao?

- Tuy nhiên đó không phải lỗi của Quan Công, vì Quan Công biết Huyền Đức qua hàng Viên Thiệu đâu?

- Về phần Quan Công muốn lập công báo ơn Tào để ra đi thì việc giết tướng của Viên Thiệu tức là tìm đường về với Huyền Đức vậy.

Tào Tháo hậu đãi Vân Trường, Viên Thiệu cũng hậu đãi Huyền Đức. Nhưng Tháo thì một mặt thuỷ chung, còn Thiệu lại bỗng chốc đổi lòng. Cứ nhìn thuật mua chuộc người cũng thấy Viên Thiệu không bằng Tào Tháo rồi. Viên Thuật thì không hàng Tào, cũng không hàng Hán. Đến như bọn Hoa Hâm, Vương Lãng, Quách Gia, Trình Dục, Trương Liêu, Hứa Chử thì chỉ biết có Tào mà thôi. Như Tuân Húc, Tuân Du thì cho rằng: "Hán tức là Tào, Tào tức là Hán" mà không hiểu rõ Hán, Tào không phải là một. Vân Trường đã
 
Hồi 26: Viên Bản Sơ bao binh tổn tướng

Có những người ngày nay đọc cái tước "Hán thọ đình hầu" của Quan Công, lại cho rằng "Hán" là quốc hiệu, còn cái tước này chỉ gồm ba chữ "Thọ đình hầu" mà thôi. Như thế là lầm. Cái làm này có lẽ do sách " Tục bản diến nghĩa". Sách tục bản giải rằng:

"Tào Tháo đúc ấn Thọ đình hầu ban cho Vân Trường, không có chữ Hán". Về sau người ta gọi Vân Trường là Hán Thọ đình hầu có nghĩa là "ông Thọ đình hầu nhà Hán". Rồi độc giả lầm tưởng vậy." Giải như thế là sai. Vì có vùng đất tên là "Hán Thọ". Còn "Đình hầu" là tên cái tước lúc bấy giờ. Đời Hán có những tước "đình hầu", "hương hầu". Như Chung Do là Đông Vũ đình hầu, Lưu Huyền Đức là Nghi Thành đình hầu. Trong sách có chép rằng: "Đại tướng quân Phí Vi hội chư tướng ở đất Hán Thọ". Vậy thì "Hán Thọ đình hầu" có nhĩa là tước đình hầu của đất Hán Thọ. Há lại bỏ chữ "Hán" đi, mà gọi Quan Công là Thọ đình hầu sao?

- Tào Tháo hết đem ngựa xe lương thực dụ địch, lại vung vàng bạc để dụ Quan Công, ý nghĩa hai việc đều giống nhau, nhưng Tháo dụ Văn Sứ thì được mà dụ Vân Trường thì hỏng.

- Nhan Lương chết vì bị chém trong lúc bất ngờ, còn Văn Sứ thì không phải xuất kì bất ý. Nếu Văn Sứ biết làm như Cung Đô đem tin tức Huyền Đức báo cho Vân Trường biết thì chắc khỏi chết.

- Quan Công chém hai tướng của Viên Thiệu, Viên Thiệu suýt chém Huyền Đức hai lần. Thế mà Quan Công không hay biết gì cả. Cho đến khi Tôn Càn nói lại Quan Công mới biết mình đã hai lần sáp làm thiệt mạng Huyền Đức.

- Tào Tháo bình sinh gian hùng xảo trá, nhưng nay đứng trước nghĩa khí chói ngời của Quan Công cũng làm cho Tào Tháo thấy rõ một phần nào cái phẩm cách của con người, ắt hẳn Tào Tháo cũng bỏ đi ít nhiều xấu xa, nên mới phục Quan Công như vậy. Đó không phải tào tháo có lòng nhân, mà chính là tiết nghĩa Quan Công đã khiến cho kẻ gian hùng phải kính nể vậy.

- Con người ta mấy ai không tham tiền của? Nhưng có kẻ khinh tiền của mà tham tước lộc, hoặc có kẻ khinh tiền của tước lộc thì lại chuyển lòng trước cái kính nể của kẻ khác. Chỉ có Vân Trường là hoàn toàn vì nghĩa. Chỉ biết có nghĩa cả mà thôi.

Tào Tháo sở dĩ mua chuộc được nhiều người cũng chỉ vì đem tiền của, tước lộc, kính nể ra mà cảm dụ, nhưng Vân Trường ba thứ đó đều không xiêu lòng thì Tào Tháo còn cách gì dụ nổi.

- Đi, ở đàng hoàng, ơn đền nghĩa trả, hành động sáng như ban ngày, không một chút bợn. Quan Công quả thật đáng nêu gương cho đời sau vậy.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top