• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Chủ đề: Tam Quốc bình giảngHồi 1: Tiệc vườn đào, anh hùng kết nghĩa

  • Thread starter Thread starter HTA
  • Ngày gửi Ngày gửi

HTA

New member
Xu
67
Mở đầu truyện đã có ba tên giặc cỏ xưng hiệu Thiên Công, Địa Công, Nhân Công, đó là cái điềm báo trước cho đất nước chia thành ba mảnh, bởi lẽ ba nước Nguỵ, Ngô, Thục sau này xây dựng trên ba yếu tố: Thiên thời, Địa lợi, Nhân hoà.

Cũng như, khi Lưu Bang chưa dấy nghiệp đã có Ngô Quảng, Trần Thiệp dẫn trước. Lưu Tú sắp lên ngôi thiên tử cũng đã có Xích Mi, Đồng Mã xuất hiện trước.

Đưa ra ba anh em tên giặc họ Trương, rồi lại đưa ra ba anh em khác họ kết nghĩa, đó là phép lấy vai khách làm nổi vai chủ trong truyện vậy.

- Người đời hay thề trước bàn Quan Công để kết nghĩa, nhưng thực ra ít ai giữ được trọn lời thề như vậy. Có kẻ muốn thân thiết với ai lại còn kết làm họ hàng. Thực ra cái yếu tố thâm trọng không phải ở chỗ đồng tông, đồng tính, mà ở chỗ đồng đức, đồng tình.

Xem như ba anh em Lưu, Quan, Trương nào phải đồng tông đồng tộc, mà họ ở với nhau như vậy, còn ba anh em Trương Giốc, Trương Bảo, Trương Lương cùng một máu mủ mà có ra gì? - Những câu sấm, lời truyền, nếu đem xuyên tạc cũng có tác dụng làm cho lòng dân mù quáng, mê hoặc. Cứ như câu "Thượng thiên đã chết, Hoàng thiên dựng nên" lẽ nào lại có ở trong thiên thư của Nam Hoa Lão Tiên? có lẽ Trương Giốc đã đặt bậy để mê hoặc lòng dân đó thôi.

Riêng kẻ ngu này thì việc Hoàng Cân xưng Hoàng Thiên, nếu xét theo việc trước thì đó là điềm bọn hoạn quan làm loạn nước (huỳnh môn quan), còn nếu xét về việc sau thì đó là điềm Tào Phi cướp ngôi Hán, đổi niên hiệu là Hoàng Sơ vậy.

Khởi đầu, đang kể chuyên loạn lạc, chiến chinh, tác giả lại xen vào kể đời tư của Lưu Bị và Tào Tháo. Một người thì từ nhỏ đã có chí cứu nước an dân, đứng trên thiên hạ, một người thì từ nhỏ đã gian ngoan xảo quyệt. Một người là dòng dõi Tĩnh Vương, một người thì con cháu nuôi bọn Thập Thường thị. Bên hơn bên kém đã rõ. Đấy thế mà đời sau viết truyện, chép sử còn có

người lấy nhà Nguỵ làm chính thống, và khi viết đến Thục đánh Ngụ lại viết là; Giặc thục kéo ra đánh phá... thế là ý nghĩa gì?

Hứa Thiệu bảo Tào Tháo là một tôi thần giỏi về đời thịnh trị, mà gian hùng vè thời loạn, thế mà Tào Tháo lại đắc ý. Cái đắc ý ấy thật quả là nham hiểm, thâm độc, đúng với nội tâm của Tào Tháo vậy. Chỉ một sự vui mừng như vậy cũng đã bộc lộ bản sắc gian hùng của Tào Tháo rồi.
:ah:
 
Hồi 2: Trương Dực Đức giận đánh đốc bưu

- Trương Phi đòi cứu Lư Thực mà không cứu được, đòi giết Đổng Trác mà không giết được, nay gặp đốc bưu làm sao mà không nổi nóng?

Đốc bưu là hạng người hại nước thì cũng coi như giặc Hoàng Cân. Trương Phi đánh đốc bưu cũng như đánh giặc Hoàng Cân vậy.

- Trương Phi rất nóng, Hà Tiến rất chậm chạp, thế mà tính nóng không làm lỡ việc, còn tính chậm chạm lại không thành sự.

- Hạng Vũ không biết nhịn, ấy là tính nóng. Hán Cao Tổ nhẫn nhịn ấy là tính chậm chạp. Nếu nói thế thì sai rồi. Hạng Vũ khắc ấn phong tướng mà cứ chần chừ mãi không trao. Trong tiệc Hồng Môn, Phạm Tăng ba lần khuyên Hạng Vũ giết Hán Cao Tổ, mà Hạng Vũ chần chừ mãi. Đó mới chính là cái tính chậm chạp. Đến như Hán Cao Tổ lúc cần phải bỏ bốn vạn cân vàng để cứu nguy thì bỏ ngay. Các đất Tam Tề, Đại Lương cần phải cắt thì cắt ngay. Đấy sáu nước

đã khắc, nhưng xét thấy cần phải bỏ thì bỏ liền. Đó chính là tính cương quyết, ai bảo là chậm chạp.

Như vậy tính nóng không phải là nhanh nhẹn, tính ôn hoà không phải là chậm chạp như mọi người tưởng.

- Nhà Tây Hán thì có ngoại thích nghi ngờ hoạn quan. Đời Đông Hán thì bọn hoạn quan làm loạn vì ngoại thích.

Thường thường, nhà vua rối loạn là do hai loại người này. Hoạn quan là ung độc bên trong, còn ngoại thích là sài lang, hổ báo bên ngoài. Đằng nào phạm đến triều đình cũng đem đến mầm tai vạ.

- Hồi trước, đang kể chuyện Lưu Huyền Đức bỗng kể xen chuyện Tào Tháo.

Hồi này đang kể chuyện Huyền Đức cũng lại xen chuyện Tôn Kiên. Như thế là tác giả muốn mở lần vào các nhân vật quan trọng.

Phần này là chỗ đại quan mục của bộ truyện. Trước khi ba nước lớn sắp hưng lên thì ba tên giặc nhỏ dẫn mối. Ba tên giặc nhỏ đã chết, vẫn còn rớt lại nhiều tên giặc cỏ khác để làm dư ba. Tam Quốc chí diễn nghĩa hay ở chỗ đó, chứ không phải kể chuyện một cách đột ngột, cộc lốc như các tiểu thuyết khác.
 
Hồi 3: Tiệc Ôn Minh, Đổng Trác mắng Đinh Nguyên

Hành binh cần phải thần tốc, trừ gian cốt phải cẩn mật. Trác kéo quân về triều trừ gian mà lưỡng lự đóng quân ngoài thành thì sao gọi là thần tốc được? Còn trừ gian mà dâng biểu về kinh, thì làm sao gọi là cẩn mật được?

Thế mà Đổng Trác lại làm được việc, đó là do mưu của Lí Nho. Lí Nho cố tạo cảnh "cò ngao tương tranh" để cho triều thần nội loạn, chém giết lẫn nhau, rồi Trác mới xen vào hưởng lợi. Đó là cái khôn của Lí Nho vậy Du chỉ có Hà Tiến kém sáng suốt, không biết nhìn đời nên mới chịu thảm hoạ.

Lí Nho là kẻ đa mưu túc trí, thế mà lại để cho Lữ Bố nhận Đổng TRác làm cha nuôi thì thật không khôn ngoan tí nào! Ôi, một đứa con nuôi đã giết nghĩa phụ, rồi lại bái người khác làm nghĩa phụ thì làm sao có thể trung nghĩa với ai được? Chỉ đáng cười cho Lí Nho. Còn như Đổng Trác và Lữ Bố thì hai kẻ ngu phu như nhau. Trác không ngờ Bố, Bố không nghi Trác cũng là chuyện thường.
 
Hồi 4: Phế Hán Đế, Trần Lưu lên ngôi

- Đầu đời Hán, vì Lã hậu thảm sát nàng Thích Cơ mà Huệ Đế (con của bà) không có con để nối hậu. Cuối đời Hán, vì Hà Hậu giết Vương Mĩ nhân mà Thiếu Đế mất ngôi, chết bất tử. Trước có Hà Tiến giết Đổng Hậu, sau Đổng Trác lại giết Hà Hậu, phải chăng đó là quả báo của luật trời.

- Đinh Quảng, Ngũ Phu liều thân giết Đổng Trác để rồi chịu chết. Tào Tháo mưu giết Đổng Trác để rồi ứng biến kế "dâng dao" mà thoát nguy. Thế mới biết Tháo không trung nghĩa như Quảng, Phu, nhưng là kẻ gian hùng khi mưu toan việc gì thì không chịu liều mình mà phải lo bảo toàn lấy mình trước.

- Nếu Trần Cung bắt tháo giải về kinh, hoặc Bá Xa đi báo cho người đến bắt Tháo thì Tháo sẽ chết về tay Đổng Trác. Nhưng sử sách sau này chép rằng: "Cuối đời Hán, Tào Tháo là vị trung thần nghĩa sĩ bậc nhất không ai bằng..."

Thế mới biết việc xét người không phải dễ.

- Tào Tháo giết cả gia nhân của Bá Xa vì lầm lẫn thì còn có thể dung thứ, chứ như việc giết luôn ông lão, bạn của cha mình thì thật đúng như lời Trần Cung nói: "Đại bất nghĩa".

Tuy nhiên Tháo cũng còn là kẻ biết thú thực, nên mới nói: "Thà mình phụ người hơn là để người phụ mình". Trong đời có biết bao người hành động đại bất nghĩa như Tháo nhưng không đủ can đẩm nhìn nhận việc mình làm là trái, cứ mở miệng ra là nói chuyện tốt. Những kẻ này còn đáng chê hơn Tháo nữa.

- Nếu Trương Phi đâm chết Đổng Trác, Trần Cung cũng hại đời Tào Tháo đi thì thật là chuyện thống khoái. Nhưng cũng chỉ là chuyện thống khoái nhất thời, biết đâu sau này còn lắm chuyện li kì hơn nữa xẩy ra.

Có lẽ trời xanh kia muốn lưu hai kẻ gian hùng ấy để đóng vai chính trong nhiều tấn tuồng sau này.
 
Hồi 5: Phát hiệu triệu, các trấn hưởng ứng Tào Công

- Tám chư hầu to quan lớn chức, nhưng lạ bất tài vô dụng cho nên không biết đến ba anh em đào viên kết nghĩa. Viên Thuật thì nhỏ nhen, ngu tối đã đành, không đáng trách, chỉ trách cho Viên Thiệu, làm một Minh chủ, lại nổi tiếng là tay hào kiệt, mà cũng không biết dùng người. Duy có Tào Tháo là có mắt trên đời, thấy được người anh hùng trong lúc hàn vi. Người đời cứ gọi Tháo là gian hùng, xảo quyệt, nhưng thiết nghĩ, không thiếu gì những kẻ còn thua kém Tháo. Như vậy, cũng không nên a dua mà chửi rủa Tháo làm gì.

- Buồn thay, lúc anh hùng chưa gặp vận, lâm cảnh hàn vi thường bị những cặp mắt tầm thường khinh rẻ. Có ai ngờ viên huyện lệnh đứng sau lưng Công Tôn Toản mà sau này lên ngôi thiên tử? Cũng không ai ngờ hai kẻ hầu hạ viên huyện lệnh kia mà sau này làm nên sự nghiệp kinh thiên động địa?

Người đời mắt thịt, chỉ biết đánh giá con người ở địa vị hiện hữu, không mấy ai xét người ở tư cách và tài năng. Cho tới khi người ta đã làm nên sự nghiệp lớn, có địa vị cao sang, bấy giờ mới đổ xô nhau vào nịnh bợ, tán tụng.

- Kẻ có trí có tài khi gặp bước gian truân, dù có phải ẩn mình cũng thường lấy một nguồn an ủi cho lòng. Nguồn an ủi ấy là nụ cười, khi thấy được những nét phàm phu tục tử. Như ba anh em Huyền Đức thấy mười bảy lộ chư hầu đông quân đủ tướng, mà ai cũng phải sự Hoa Hùng cả, thế thì không cười sao được?

Đó là cái cười khinh đời của người anh hùng khi chưa gập vận.
 
Hồi 6: Đốt kim quyết, Đổng Trác làm càn

Ép vua thiên đô là một chuyện bậy, lại dời cả dân chúng thì lại còn bậy hơn. Đưa vua đi đã khó mà dời dân đi lại còn khó hơn. Vì vậy, trước kia Hán Vũ Đế vào Quan Trung chỉ đem theo hào kiệt và một số phú hào, còn dân nghèo thì cho ở lại hết. Cho đến nay, Đổng Trác lại giết hết nhà giàu để vét của, lại đày dân nghèo đi, thế là giàu cũng chết vì giàu mà nghèo cũng chết vì nghèo.

- Xưa, vua Bình Vương dời đô sang Đông mà nhà Chu suy, Quang Vũ đóng đô bên Đông mà nhà Hán Thịnh. Vì sao?

Đó là Quang Vũ giết được Vương Mãng, chính nghĩa phân minh, còn Bình Vương không đánh được Thân Hầu, nghĩa vua tôi bị huỷ diệt. Bàn Canh trở lại đô cũ của vua Thành Thang mà nhà Ân thịnh, Hiến Đế cũng trở lại đô cũ (Tràng An) của Hán Cao Tổ mà nhà Hán vẫn suy. Đó là vì một đằng thì Thiên tử tự làm, một đằng gian thần bạo nghịch ép chúa ép dân. Vua được tôn thì bình trị, vua nhu nhược bị ép thì loạn. Dân được an thì trị, dân ị nguy thì loạn. Đóng đô bên Đông hay Tây, điều đó không đủ để phục hưng hoặc an định việc nước.

- Đời sau đó nhiều người cho "Đổng Trác và Tào Tháo đều là hạng gian hùng". Nói như thế là không xét rõ nghĩa hai chữ gian hùng.

Phàm là kẻ gian hùng thì phải biết giả danh, mượn nghĩa thu phục dân tâm, làm những việc mị dân mà đem lại ích lợi cho dân thì mới là ghê gớm chứ? Đằng này Đổng Trác tàn bạo giết vua hại dân, đào mồ mả, đốt chuông điện... hành động đại ác không khác một tên tướng cướp, như thế Đổng Trác chỉ có

thể ví với bon giặc Khăn Vàng, làm sao ví với Tào Tháo nổi? Trác đâu phải là gian hùng?

- Ở đời phàm muốn chung sức làm việc lớn thì ai ai cũng phải một lòng. Thế mà bọn chư hầu đời Hiến Đế mỗi người một ý thì làm gì nên việc. Trước thì Tôn Kiên bị Viên Thuật cất lương nên bị thua, sau thì Tào Tháo bị Viên Thiệu không giúp sức nên bại trận, thậm chí đến chỗ Lưu Đại giết Kiều Mạo

để cướp lương, đoạt quân. Và sau này Viên Thiệu lại cướp đất Hàn Phức rồi cũng Công Tôn toản đánh nhau tranh ăn. Thật đáng buồn thay!

- Ngàn quân dễ được, một tướng khó tìm. Tháo được một tướng như Tào Hồng thật hiếm có. Gặp lúc gian nguy mới biết bụng người. Tào Hồng nói câu "Thiên hạ vô Hồng bất khả vô Tháo" thật đã tỏ rõ cái trung liệt của Hồng vậy.

- Mới kể từ hồi này mà Tào Tháo đã ba lần chết hụt:

Lần thứ nhất Tháo ám sát hụt Đổng trác rồi bỏ chạy, đến huyện Trung Mâu
bị bắt.

Lần thứ hai Tháo nằm ngủ, suýt bị Trần Cung giết.
Lần thứ ba ngã ngựa ở Huỳnh Dương, được Tào Hồng cứu.
Tháo thoát nạn ba lần, người đời mừng cho Tháo. Riêng tôi, tôi tiếc cho Tháo sao không chết vì một trong ba nạn ấy để được lưu danh trung nghĩa muôn đời?

- Cái ngọc tỉ truyền quốc khắc tự đời Tần, quý thật đấy nhưng thử hỏi trước đời Tần đã có những vua Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ, Thương, Chu... không có ấn ấy sao cũng trị dân được?

Cho đến khi Tần Thuỷ Hoàng được ấn chưa đầy một năm đã phải mất ngôi. Xem thế thì ngọc tỉ đâu phải là của quý mà khiến người tranh giành như vậy? Viên thiệu, Lưu Biểu tối mắt vì ấn ngọc đã đành, còn Tôn Kiên trung nghĩa, anh dũng như thế mà cũng tham ấn ngọc là sao? Thật đáng buồn cười!
 
Hồi 7: Viên Thiệu qua cầu đánh Công Tôn

Các trấn chư hầu đã không đồng tâm hiệp lực giết loạn phò vua, lại còn xấu xé nhau, chia thiên hạ làm mấy chục mảnh. Thế là một Đổng Trác chưa trừ được, mà đã có thêm vô số Đổng Trác khác. Tình thế này, dù là một kẻ trí lược, muốn dẹp yên bốn phương thu về một mối, cũng khó làm được.

- Cái mưu chiếm Kí Châu của Viên Thiệu cũng khéo thật, nhưng người đời chỉ thấy Hàn Phức, Công Tôn Toản mắc mưu Viên Thiệu mà không thấy chỗ Viên Thiệu mắc mưu Đổng Trác. Ôi, trước đây Thiệu làm Minh chủ để đánh Đổng Trác, thế mà lúc này Đổng Trác đứng ra giải hoà, Thiệu lại tuân theo. Thế thì mối căm hận trước kia ở đâu?

- Thói đời, kẻ trộm cắp, gian manh mới hay thề thốt. Còn như Tôn Kiên đường đường một danh tướng, thế mà lại giấu ngọc tỉ, rồi lại thề thốt là nghĩa gì? Đọc hồi này thấy Tôn Kiên thật đáng buồn.

- Từ hồi này trở lên, tác giả đi sâu vào cuộc chiến đấu giữa Tôn Sách, Viên Thiệu, Công Tôn Toản, Lưu Biểu... ấy chính là phép lấy vai khách để tả vai chủ sau này"
 
Hồi 8: Vương tư đồ khéo dụng liên hoàn kế

- Mười tám lộ chư hầu không ai giết nổi Đổng Trác, thế mà một thiếu nữ đào tơ, liễu yếu như Điêu Thuyền lại giết nổi Trác. Ba anh em Lưu, Quan, Trương anh hùng như thế mà không thắng nổi Lữ Bố, thế mà chỉ một mình Điêu Thuyền cũng làm cho Lữ Bố phải đầu hàng.

Điêu Thuyền đã lấy chăn chiếu làm chiến trường, lấy son phấn làm khôi giáp, lấy sóng mắt nụ cười làm gươm dao, lấy mày ngài làm cung nỏ, lấy nước mắt làm tên đạn, xem thế thì sắc đẹp của người đàn bà không đáng sợ hay sao? Điêu Thuyền về dinh Đổng Trác, chúng ta có thể ví nàng như một nữ tướng xuất quân vậy. Và chúng ta cũng phải khen tư đồ Vương Doãn là kẻ cao mưu.

"Tư đồ diệu kế cao thiên hạ,

Chỉ dụng mĩ nhân, bất dụng binh".

Tây Thi với Điêu Thuyền cùng lấy sắc khuynh thành. Nhưng việc làm của Tây Thi còn dễ, việc làm của Điêu Thuyền còn khó hơn nhiều. Tây Thi chỉ đánh một Ngô Vương Phù Sai, Điêu Thuyền đồng thời phải đánh ngã cả Lữ Bố và Đổng Trác, phải luôn luôn nghĩ mưu kế trong lòng, phải luôn luôn thay đổi bộ mặt để đối phó với cả hai bên.

Theo tôi nghĩ, cái công của Điêu Thuyền phải được ghi vào sử xanh. Vì, nếu sau khi Đổng Trác bị giết, Vương Doãn không vụng về mà gây nên cái loạn Lí Thôi, Quách Dĩ có phải cơ đồ nhà Hán đã phục hưng ngay lúc đó không? Và như thế thì một cô gái như Điêu Thuyền há không đáng tạc tượng ở chỗ Lân Đài sao?

- Sự việc hồi này trình bày khéo ở chỗ sau khi Đổng Trác mắng Lữ Bố và vác kích đuổi theo phóng ở Phụng Nghi Đình, lúc này sao Bố không lấy kích giết Trác mà lại chạy a khỏi hoa viên? Có lẽ Bố còn nghĩ đến chỗ Đổng Trác hối hận gọi vào an ủi và thưởng vàng nên không nỡ.

Cái tuyệt diệu của kế liên hoàn không phải là làm cho Đổng Trác giết lữ Bố, vì nếu Trác cầm kích phóng chết Lữ Bố chẳng khác nào Trác tự chặt tay mình. Vương Doãn và Điêu Thuyền chắc không ai mong như vậy, mà họ chỉ chú trọng đến Lữ Bố. Thế nào Bố cũng phải giết Trác. Cái chủ đích là ở hành động của Lữ Bố.

- Riêng tôi, tôi mến nàng Tây thi thật lòng trở về với Phạm Lãi và cũng mến Điêu Thuyền giả vở sống chết với Lữ Bố. Thật ra, Điêu Thuyền có thương Bố chút nào đâu. Tuy thân đứng trước Lư Bố mà lòng Điêu Thuyền luôn ở với Vương Doãn.

- Có một điều đáng buồn cười là ngày nay có kẻ bảo rằng: "Điêu Thuyền về sau bị Quan Công giết". Thử hỏi: Nàng có tội gì mà giết? Lẽ ra nàng đáng được truy tặng phẩm tước là khác. Vả lại có ai biết nàng chết tại đâu? Sau khi thành Hạ bì thất thủ, Lữ Bố bị chết đâu còn bóng dáng của Điêu Thuyền?

Nàng chính là con rồng thiêng, chỉ xuất hiện để làm công việc lúc cần, rồi biến mất. Thế mới tồn tại thanh danh của nàng chứ!

- Đọc Tam Quốc chí, từ hồi đầu đến hồi thứ bảy, chúng ta chỉ thấy toàn những chuyện đao kiếm chạm nhau. Đến hồi này bỗng thấy lời oanh tiếng yến, lúc ôn lúc nhu, lúc trữ tình, lúc thống thiết, làm cho chúng ta có cảm tưởng như qua cơn sấm sét bão tố, cảnh gió mát trăng trong lại trở về với cảm quan con người. Tác giả Tam Quốc chí quả thật thần tình thay!
 
Hồi 9: Trừ hung bạo, Lữ Bố giúp tư đồ

- Kẻ loạn thần giết một ông vua, lập nên một ông vua thì ông vua mới lập lên không thể không lo ngại rằng mình cũng có ngày bị giết như ông vua trước. Đứa con nuôi giết cha rồi bái một người khác làm cha, thế thì đến ông cha sau cũng không khỏi nơm nớp lo âu đến lượt mình bị giết. Hiến Đế biết sợ Đổng Trác, còn Đổng Trác thì không hề nghi ngờ Lữ Bố. Đã vậy, Trác lại còn nộ khí xung thiên vác kích phóng nơi viên môn làm tuyệt tình cha con, rồi trước khi chết còn gọi tên Phụng Tiên nữa. Xem thế thì Trác quả là người ngu ngốc.

- Vương Doãn dùng lời khích Lữ Bố giết Đổng Trác rất tuyệt diệu. Lúc thì khoan thai, lúc lại thúc bách, có khi khiêu khích, có lúc bỏ lửng. Lời lẽ này so với lời lẽ Lí Túc lúc xui Lữ Bố giết Đinh Nguyên còn khéo léo hơn nhiều.

- Người đời nay cho Đổng Trác khóc Đinh Nguyên là việc bậy, nhưng nghĩ lại thì tình người có nguyên do, sự việc có căn cứ. Phàm là kẻ sĩ đều có thể chết với nỗi lòng của mình. Như Kiệt, Trụ, là hai vị vua tàn nhẫn, vô đạo, nhưng những kẻ đã chịu ơn Kiệt, Trụ tất phải coi Kiệt, Trụ như Nghiêu, Thuấn. Đổng Trác đã hậu đãi Thái Ung, Thái Ung nặng tình với Đổng Trác thì lúc Trác chết, Ung nhỏ vài giọt nước mắt tưởng còn hơn những kẻ xu thời, lúc người ta có thế lực thì a theo nịnh bợ, lúc họ thất thế thì hùa nhau mà nguyền rủa không tiếc lời.

- Từ khi Lữ Bố chết, không ai biết Điêu Thuyền lưu lạc về đâu.

Như thế chúng ta xem Điêu Thuyền cũng như con rồng thần, chỉ cho người

thấy đầu mà không thấy đuôi. cũng như ta không thể thắc mắc khi thấy quan

đại phu họ Phạm cỡi du thuyền đi chơi khắp nơi mà không biết rõ nàng Tây

Thi ở đâu nữa.

- Họ Trương vì không giết võ Tam Tư mà bị hại. Đó là tội đáng giết mà lại xá. Còn Lí Thôi và Quách Dĩ đóng quân ngoài thành, thì tội nên xá, để rồi tìm cách trừ dần, thì Vương Doãn lại ra tay quá gấp rút. ở đời, thế cùng tắc biến. Cái bệnh của họ Trương là bệnh diên trì, còn bệnh của Vương Doãn là bệnh nóng nảy.
 
Hồi 10: Giúp nhà vua, Mã Đằng khởi nghĩa

- Cái mưu đắp luỹ đào hào của Giả Hủ tức là cái mưu của Lí Tả Xa. Trần Dư không nghe lời Lí Tả Xa tức là Tả Xa chưa gặp được người hay. Lí Thôi tuy biết nghe lời Giả Hủ nhưng Giả Hủ cũng chưa chọn được đúng chủ. Tôi hiền phải nhờ thánh chúa thì mới nên việc.

- Đọc hồi này chúng ta thấy Mã Siêu rất anh hùng. Nhưng tại sao lúc quân Tây Lương hợp cùng chư hầu đánh phá Hổ Lao, không thấy Mã Siêu vung đao đánh với Lữ Bố? Có lẽ hồi đó Mã Siêu còn nhỏ, chưa theo cha đi lược trận, hoặc vì Mã Siêu thấy Viên Thiệu làm Minh Chủ không biết dùng người, nên không ra tài. Ngày nay, Mã Đằng đánh Lí Thôi, dẹp loạn cho triều đình, Mã Siêu mới ra hết sức mình.

- Tào Tháo giết cả nhà Bá Xa là cố ý, Đào Khiêm hại cả nhà Tào Tung là vô tình. Tháo căm thù Khiêm cũng được nhưng giết hại bách tính Từ Châu thì quả là ác tâm. Cho đến việc giận Trần Cung thì Tháo lại càng đáng ghét nữa.
 
Hồi 11: Lưu Hoàng Thúc cứu Khổng Dung ở Bắc Hải

- Đọc hồi này thấy Đào Khiêm cầu cứu Khổng Dung mà Khổng Dung lại phải đi cầu cứu người khác. Còn Huyền Đức tuy tiếng đẩy lui Tào Tháo lại chính là Lữ Bố làm chõ Tháo phải lui. Sự việc biến chuyển thật bất ngờ.

- Tào Tháo xua quân sang đánh Từ châu để báo thù, binh lực ấy ai cũng tưởng sẽ biến Từ Châu ra thành tro bụi. Thế mà lại khác hẳn. Đó chỉ là một việc đầu voi đuôi chuột, khiến độc giả hồi hộp không ít. Rút quân về để cứu Duyện Châu, Tháo coi việc giữ nhà trọng hơn việc báo thù cha, sau lại vuốt ve Lưu Bị để mua chuộc cảm tình. Than ôi! Người anh hùng trong thiên hạ đã muốn báo thù cha còn phải mua chuộc cảm tình sao? Hiếu tử báo thù cha thì không kể thân mình, Thái Sử Từ vì mẹ mà báo ân, thế mới chính là hiếu đạo, còn Tào Tháo trả thù cho cha không xong như thế không phải là hiếu tử.

- Lưu Bị khăng khăng không chịu nhận lấy Từ Châu là thực tâm từ chối chăng? Nếu quả Lưu Bị thật bụng không muốn chiếm đoạt đất đai sau này sao lại chiếm í ch Châu của Lưu Chương?

Có người bảo rằng: "Càng từ chối chừng nào càng muốn nhận chừng ấy". Đó

là thuật xử thế của bậc đại anh hùng vậy.

- Xét như lúc Điển Vi trổ thần lực ra cứu Tào Tháo mấy lần thì sức Điển Vi có thể ngang hàng với Lữ Bố, thế mà Tháo lại không sai Điển Vi ra đấu với Lữ Bố mà lại sai các tướng khác.

Có lẽ Tháo thừa biết năng lực của Điển Vi mà không dám sai, vì sợ phật

lòng các tướng cũ.

Trong đời, có biết bao nhiêu người như Điển Vi, bị những kẻ hư danh ém

tài đi. Đó cũng chỉ là chuyện thường có trong xã hội.
 
Hồi 12: Đào Cung Tổ ba lần nhượng Từ châu

- Tào Tháo đã chiếm được Duyện Châu có thể đánh lên phía Bắc, tại sao lại quay về Đông mà đánh Từ Châu? Vì Từ Châu chính là chỗ Tháo phải tranh vậy. Tuy Tháo tạm bỏ Từ Châu nhưng ý tưởng của Tháo không bao giờ bỏ được mục tiêu ấy.

Huyền Đức tuy được Đào Khiêm nhượng Từ Châu nhưng ai cũng có cảm tưởng

rằng Huyền Đức không thể giữ được.

- Tuân Húc lấy đất Duyện Châu mà ví với đất Hà Nội xưa, tức là Tuân Húc đã muốn lấy gương Hán Cao Tổ khuyên Tháo, tại sao sau này Tháo muốn được gia phong Cửu tích, Tuân Húc lại phản đối. Trước thì hết lòng giúp, sau lại giận là ý gì?

- Mỗi lần Lữ Bố nghe lời Trần Cung là mỗi lần Bố thắng một trận. Như thế Trần Cung cũng là tay tài trí vậy. Tuy nhiên việc họ Điền làm phản chính là do Trần Cung mà ra. Vì Trần Cung dạy cho họ Điền cái mẹo từ trước, chứ Trần Cung già dặn hơn một chút thì cứ sai sứ tới trại Tào, giả người nhà họ Điền là xong, việc gì phải sai người nhà họ Điền thật mới được. Chính họ Điền đã lộng giả thành chân.
 
Hồi 13: Lí Thôi, Quách Dĩ một trận giao tranh

- Vương Doãn dùng kế mĩ nhân để li gián giặc; Dương Bửu cũng dùng kế mĩ nhân để cho giặc bị li gián, thế mà Vương Doãn dùng kế thì đổi loạn ra bình còn Dương Bửu dùng kế thì loạn lại càng thêm rối loạn hơn. ấ y chỉ vì Lữ Bố chịu phục tùng Vương Doãn, chịu để Vương Doãn điều khiển, Còn Dĩ thì lại không chịu để cho Dương Bưu lợi dụng.

Nếu như Dĩ có giết được Lí Thôi đi nữa thì cũng như giết một Đổng Trác, còn lại một Đổng Trác , à thôi, vì Thôi với Dĩ coi như hai Đổng Trác. Và, còn một Đổng Trác thì cơ đồ nhà Hán có khoi phục được chăng? huống chi Thôi với Dĩ hợp rồi lìa, lìa rồi hợp. Chúng càng mâu thuẫn nhau, tranh giành nhau thì Thiên tử, công khanh càng khổ sở hơn.

- Dương Bửu trước dùng kế li gián thôi, Dĩ, sau lại cố giản hoà. Đã gây chia rẽ rồi lại cầu hoà thì quả là chủ trương bất định, có hại cho việc lớn.

- Lữ Bố giết Đổng Trác là phụng chiếu vua. Quách Dĩ đánh Lí Thôi là sự thôn tính cá nhân để trả hận riêng. Việc làm của Lữ Bố tuy cũng vì hận riêng mà lại thuận, còn việc làm của Quách Dĩ hoàn toàn nghịch, nên Dĩ không thể bì với Lữ Bố.

- Có người nghĩ rằng: "Nếu mưu Vương Doãn trước kia bị tiết lộ thì có gây ra đại loạn như Lí thôi, Quách Dĩ chăng"

- Chúng tôi xét thấy Đổng Trác không chết thì cũng không cướp ngôi thiên tử, còn Lữ Bố không thắng Đổng Trác thì cũng không cướp công khanh, làm khổ cho triều đình như Thôi, Dĩ. Hơn nữa, cái mầm li gián của Thôi, Dĩ không sâu sắc bằng Trác và Bố. Điêu Thuyền đã nắm vững được tâm hồn của Trác và Bố thì sớm muộn Trác và Bố cũng phải một còn một mất, và nhất định Điêu Thuyền sẽ bám sát để điều khiển cuộc chiến đén cùng, không như mưu phản gián giữa Thôi, Dĩ, chỉ gây ra rồi phó mặc cho sự việc, không có bàn tay điều khiển.

- Trương Dực Đức bình sinh chỉ chịu có hai người làm anh, thế mà Lữ Bố lại đòi làm anh nữa thì làm sao Dực Đức không tức giận đòi đấu ba trăm hiệp.

- Dương Phụng và Giả Hủ đều giúp Lí Thôi, nhưng sau thấy Lí Thôi và Quách Dĩ đều là những người làm ác nên cả hai đổi ý. Một khi đã lìa thì không tái hợp nữa. NHư vậy hai người này đã tỏ ra biết ăn năn để chuộc lỗi.

Quách Dĩ thì phản phúc bất thường, hợp với Thôi rồi lại chia, chia rồi lại hợp. Quách Dĩ kém Giả Hủ, Dương Phụng xa.
 
Hồi 14: Tào Mạnh Đức rời giá đến Hứa Đô

- Dương Bưu không xin vua triệu Huyền Đức mà lại xin triệu Tào Tháo về triều bảo giá là vì Lưu Bị quân ít thế yếu hơn Tào Tháo. Vả lại , lúc bấy giờ, các trấn chư hầu đều nắm binh lực, nếu một kẻ ít binh, thế yếu thì không sao bảo vệ được triều đình được. Do đó Lưu Bị không được lựa về triều cũng là lẽ phải.

- Tuân Húc khuyên Tào Tháo nên về triều cứu giá, nếu chậm một chút e rằng có kẻ làm trước. Như thế Húc đã thấy việc bảo giá là quan trọng, mà Viên Thiệu, Viên Thuật có thể làm được lại không biết làm, còn Lưu Huyền Đức thì biết làm lại không đủ sức. Chỉ có Tào Tháo là đủ điều kiện hơn.

- Tào Tháo dời vua về Hứa Đô, Đổng Trác ép vua về Tràng An, Lí Thôi, Quách Dĩ buộc vua về Mi ổ , nhưng việc làm của Trác và Thôi là nghịch, còn việc làm của Tháo là thuận, bởi lẽ Tháo là quân "cần vương" khác hẳn với quân "cướp giá".

- Lưu Bị trước không muốn giết Bố là muốn dùng Bố địch với tháo. Về sau, tại lầu Bạch Môn, Bị lại khuyên Tháo giết Bố là sợ Bố trở thành vây cánh của Tháo. Trước thì không giết, sau khuyên giết, cái sở kiến của bậc anh hùng người tầm thường không thể theo kịp vậy.

- Tào Tháo đi đánh Từ Châu báo thù cho cha mà không phá được Từ Châu. Lữ Bố đánh Từ Châu trả thù cho cha vợ mà Từ Châu bị Bố chiếm. Nếu Bố là kẻ vì vợ mà trả thù thì sao Vương Doãn bị nạn Lí Thôi, Quách Dĩ hành hình mà Bố không trả thù? Việc trả thù cho Tào Báo chỉ là tâm bình phong che đậy lọng tham vọng chiếm đất của Bố mà thôi.
 
Hồi 15: Thái Sử Từ ham đả tiểu Bá Vương

- Lữ Bố đánh úp Duyện Châu thì Tào Tháo lấy được Duyện Châu lại. Còn Lữ Bố đánh úp Từ Châu mà Huyền Đức không lấy Từ Châu lại được. Như vậy không phải Lưu Bị kém Tào Tháo mà chính là cái thế của Lưu Bị kém Tào Tháo.

- Lưu Bị đang là chủ mà trở thanh khách, còn Lữ Bố đang là khách trử thành chủ. Thật kì.

- Tôn Sách tin Thái Sử Từ, Thái Sử Từ không lừa dối Tôn Sách. Cả hai đều thuộc vào hàng tín nghĩa. Còn Lữ Bố thì trước nghe lời Viên Thuật đánh Lưu Bị, sau thấy Viên Thuật lừa dối lại Lưu Bị trở về ở chung. Con người Lữ Bố thật khó lường. Cho nên Trương Phi cứ muốn giết Lữ Bố là phải.

- Tôn Kiên được ấn ngọc mà chết. Tôn Sách bỏ ấn ngọc làm bá chủ Giang Đông. Thế mới biết cái ấn ngọc kia chẳng phải quý báu gì. Muốn mưu đồ đại sự phải làm sao thu phục nhân tâm, tận dụng nhân tài, chứ không phải cứ có ấn ngọc mà được.

- Trong truyện Tam Quốc, phần trước tác giả chú ý kể chuyện Tào Tháo dựng sự nghiệp, rồi ở đây phần này tác giả lại kể đến phần Tôn Sách dựng sự nghiệp.

- Hai nhà Tôn, Tào đều lập nghiệp cả, chỉ có Huyền Đức mãi còn lận đận chưa xong.

- Tuy nhiên tác giả cho Huyền Đức vẫn là chính thống, nên mặc dù Huyền Đức chưa dựng nên đại nghiệp, câu chuyện Huyền Đức vẫn kể rành rẽ, còn việc Tào Tháo và Tôn Sách có nhiều chỗ chỉ tóm lược
 
Hồi 16: Cửa nha môn, Phụng Tiên bắn kích

- Tào Tháo muốn giết Lữ Bố mà Lưu Bị đưa mật thư cho Lữ Bố xem. Viên Thuật muốn đánh Lưu Bị thì Lữ Bố lại bắn kích Viên môn để can ngăn.

- Kể ra, trước thời cuộc, không ai vì ai cả. Đó cũng chỉ là cái mưu nhất thời. Lưu Bị không nghe Tào Tháo mà giết Lữ Bố là ý muốn dùng Lữ Bố để địch với Tháo sau này. Lữ Bố không muốn giết Lưu Bị chính là sợ Viên Thuật chiếm Tiểu Bái gây rắc rối cho mình về sau.

- Đến như lúc Lưu Bị trở lại hàng Tào. Tào Tháo không giết Lưu Bị cũng không phải Tào Tháo tốt với Lưu Bị đâu. Trước kia Tào Tháo đã nhiều lần cậy tay Lữ Bố hoặc Viên Thiệu giết Lưu Bị, thì nay Lưu Bị đem thân đến nạp tại sao lại không giết?

- Chính Tháo là gian hùng, muốn dùng tay người khác giết Lưu Bị, riêng Tháo thì muốn dùng tay người khác giết Lưu Bị, riêng Tháo thì không muốn mang lấy tiếng bất nhân.
 
Hồi 17: Viên Công Lộ cất bảy cánh quân

- Con hươu mà muốn mang lốt cọp, đó là cái đích cho những tay xạ thủ.

Viên Thuật tiếm xưng đế vị, làm sao khỏi thiên hạ vây đánh.

- Có kẻ nói: "Ba nước Thục, Nguỵ, Ngô sau này đều xưng hoàng đế, sao vẫn giữ được ngôi? Còn Viên Thuật lại không thành.

- Sở dĩ Viên Thuật mưu việc không thành là vì lúc đó, chư hầu đang phân tán, tuy Tào Tháo chuyên quyền, nhưng vua Hiến Đế còn tại vị, quần hùng đang vững chân khắp nơi như Lưu Bị, Tôn Sách, Viên Thiệu, Công Tôn Toản, Lữ Bố, Trương Tú, Trương Lỗ, Lưu Chương, Mã Đằng, Hàn Toại. Chẳng lẽ họ để cho Viên Thuật là kẻ bất tài đoạt lấy đế vị sao?

- Như Tào Tháo, uy quyền thế lực trong tay, thế mà không chiếm ngôi vua thì thật là khôn đáo để. Làm vua, cái danh vị ở chỗ lấy quyền khiến thiên hạ, nhưng Tháo đã đoạt hết quyền, tức là Tháo đã bỏ cái danh lấy cái thực, còn Viên Thuật đã không có cái thực mà lại háo danh.

- Người yêu quân lính mà không biết yêu dân thì không thể làm tướng. Người biết yêu tướng mà không biết yêu dân thì không thể làm vua. Cho nên ai giỏi điều khiển binh lính thì có thể trị được bình mình, mà còn trị được binh của kẻ khác nữa. Tào Tháo đem binh đi đánh Trương Tú mà quân sĩ phải xuống ngựa mỗi khi qua ruộng lúa, như thế đủ biết Tào Tháo xứng đáng làm tướng vậy. Còn Viên Thuật đi đánh Từ châu, để quân sĩ cướp bóc dân chúng như thế thật chưa đủ tư cách làm một người điều khiển.

- Trong thâm tâm, Tào Tháo rất sợ Lưu Bị, mà cũng rất sợ Lữ Bố, cho nên khi Lưu Bị hợp với Lữ Bố thì Tào Tháo tìm cách chia rẽ hai người. Rồi đến khi họ chia rẽ, tuy bề ngoài công khai khuyên hợp, nhưng bên trong lại ngầm mưu hại. Lúc đầu thì dùng chước "Nhị hổ tranh thực" rồi đến mưu "Khu hổ thôn lang" cuối cùng là kế sách "Quật khanh đãi hổ"...

- Tào Tháo luôn nghĩ đến chuyện phá hoại hai người nhưng Lữ Bố thì không hiểu nên bị thao túng, còn Lưu Bị tuy biết rõ, nhưng phải tạm thời nghe theo.

- Tào Tháo suốt đời chuyên mượn cái này để chế cái khác. Tháo mượn Thiên tử để chế chư hầu, mượn chư hầu để diệt chư hầu. Đến lúc muốn an lòng quân lại mượn thủ cấp người khác để trấn an quân sĩ. Thậm chí lại mượn ngay búi tóc mình để bảo vệ luật pháp. Tháo quả là một tay "Thiên cổ đệ nhất gian hùng vậy".


--------------------------------------------------------------------------------
 
Hồi 18: Giả Văn Hoà liệu kế đánh thắng giặc

Tướng giỏi là giỏi ở mưu chước chứ không phải giỏi ở dũng. Như Giả Hủ biết mình biết người, quyết đoán được thắng bại... thật là tướng giỏi thay! Lại như Quách Gia nghị luận mười điểm ưu, liệt giữa Viên, Tào phá tan mối nghi ngại cho Tháo. Lời lẽ hùng hồn minh triết thật chẳng khác mấy lời của Hoài Âm hầu Hàn Tín khi đăng đàn vậy. Như Giả Hủ , Quách Gia ấy mới là có tài đại tướng. Chứ đến như Hạ Hầu Đôn nhổ mũi tên nuốt con ngươi, thì bất quá chỉ là cái dũng của một kẻ vũ phu mà thôi.

- Xét nghị luận của Quách Gia về mười điểm (tất thắng) của Tào Tháo, ta thấy lời lẽ hùng hồn và chính xác. Riêng chỉ có hai điểm "Nhân" thắng "Đức" thì ta không thể tin được, cần phải biện minh như sau:

- Thử hỏi Tháo có gì là nhân? Có gì là đức? Nhân của Tháo là nhân giả. Đức của Tháo là đức mượn. Vậy nên chỉ nói là "Tài" thắng "Thuận" thì đúng hơn.

- Tháo khóc Điển Vi không phải thực lòng vì Vi mà khóc. Điển Vi đã chết mà để cho hết thảy những Điển Vi còn sống phải cảm khái thì đó không phải điểm trung hậu của Tháo. Đó là một cử chỉ của kẻ gian hùng đó thôi. Hoặc có người hỏi: "Tháo tuy gian hùng thật đấy, nhưng nước mắt kia ở đâu mà sẵn thế?" Xin thưa rằng: "Miệng Tháo tuy khóc Điển Vi nhưng lòng Tháo đang khóc con trưởng, cháu ruột đấy. Ai biết được?"

- Việc binh cơ trước sau. Tay hùng lược xử thế dụng binh phải biết tuỳ cơ, việc nào nên làm trước, việc nào làm sau mới được. Tháo muốn đánh Viên Thuật nhưng sợ Lữ Bố rình núp sau lưng cho nên phải tạm bỏ thuật mà đánh Bố trước. Một khi đã diệt được Bố, bấy giờ Tháo mới an lòng vững chí, tha hồ mưu đồ tới Thuật. Việc làm trước, việc làm sau, cần phải rõ rệt như thế, không thể làm đảo lộn được vậy.

- Mưu mẹo Tào Tháo thật là khéo léo thay! Khi Viên Thuật vừa đánh Lữ Bố, thì Tháo giúp ngay Lữ Bố để đánh Thuật, là vì sợ Bố hoà với Thuật. Bố phá Thuật rồi, Tháo mới liên kết với Bị và thông hoà với Bố, vì Tháo biết Bố với Thuật không thể tái hợp với nhau được nữa. Bị với Bố liên hoàn thì mối lo của Tháo rất lớn. Thuật với Bố hoà hợp Tháo lại càng lo hơn. Nay Thuật đã lìa Bố, thì Bố hoàn toàn cô lập rồi, diệt trừ Bố không khó nữa. Tháo quả có "lão mưu thâm toán" hơn người vậy.
 
Hồi 19: Thành Hạ Bì Tào Tháo dùng binh

Giả sử sau khi bức mật thư gửi Tháo bị tiết lộ, rồi trong chiến trận Tiểu Bái, Lưu Bị bị Lữ Bố giết chết, như vậy chắc Tào Tháo thích thú hơn, và nói:

- Không phải ta giết Lưu Bị! Chính Lữ Bố giết Lưu Bị đấy.

Cho tới khi Toà tháo sai Lưu Bị trấn giữ yếu lộ Hoài Nam, nếu Lưu Bị để Lữ

Bố chạy thoát, thế nào Tào Tháo cũng dùng quy luật mà giết Lưu Bị. Chừng

đó Tháo lại nói: "Không phải ta giết đâu, chính Lưu Bị chết vì quân lệnh".

Ôi, Tào Tháo lúc nào cũng muốn giết Lưu Bị, nhưng lại giả nhân giả nghĩa

để tránh tiếng.

- Lưu Bị đã biết Lữ Bố là kẻ phản phúc, sao khuyên Tào Tháo dùng Lữ Bố, để hại Tào Tháo, như đã hại Đinh Nguyên, Đổng Trác trước kia? Xét rằng:

Tào Tháo không như Đinh Nguyên, Đổng Trác. Nếu Tháo không giết Bố ắt dùng

được Bố, mà Tháo được Bố thì như cọp thêm vây. Huyền Đức doạ cho Tào Tháo

giết Lữ Bố là phải.

- Dịch Nha xưa giết con để làm thịt dâng vua, Quản Trọng cho là hạng "phi nhân tình". Lưu An giết vợ làm thịt dâng cho Huyền Đức có phải "phi nhân tình" chăng? Xin thưa: Không giống nhau. Dịch Nha vì lợi, Lưu An vì nghĩa. tuy nhiên, Lữ Bố thì yêu vợ quá, còn Lưu An lại hại vợ, cả hai đều bậy. Chỉ có Huyền Đức là giữ được mức trung bình. Lúc không thể giữ vợ nổi, đành phải bỏ mà chạy.

- Trước kia Trương Phi muốn chừa rượu, lại mời ngay mọi người uống một bữa, rồi cùng chừa. Nay, Lữ Bố muốn chừa rượu tự mình uống cho say mèm, rồi lại cấm không cho ai uống. Cái tính ngông cuồng của Trương Phi cũng lạ, mà cái tính gàn dở của Lữ Bố cũng kì.

- Nếu Hầu Thành gặp Trương Phi dâng rượu thì chắc là tương đắc. Tào Báo không chịu uống rượu bị Trương Phi đánh, còn Hầu Thành xin uống rượu lại bị Lữ Bố đánh. Hai việc tuy trái ngược, nhưng kết quả giống nhau là "sinh loạn"
 
Hồi 20: Tào A Man ra săn ruộng Hứa Điền

- Đời vua Nhị Thế nhà Tần, Triệu Cao chỉ con hươu nói con ngựa để dò ý thuận nghịch của triều thần. Đời Tam Quốc Tào Tháo bắn hươu để dò lòng các quan. Đến như việc mượn cung không trả, cũng chỉ là để thử lòng xem ai thuận ai nghịch.

- Quan Công muốn chém Tào Tháo ở Hứa Điền, tức là muốn làm cái bổn phận trung thần. Huyền Đức không cho Quan Công giết cũng là sợ mất tiếng trung thần. Kẻ ác ở bên cạnh vua, nếu giết kẻ ác mà phạm đến vua thì tai hại không vừa.

- Đổng Thừa trước kia đánh Lí Thôi , Quách Dĩ để cứu giá, nay lại mưu giết Tào Tháo để cứu vua, tức là Đổng Thừa đã vâng chiếu lần thứ hai vậy.

- Đến lúc này ý kiến thoán nghịch của Tào Tháo mới rõ rệt. Nên sau khi đã có "Y đái chiếu', những kẻ khởi binh chống lại Tào Tháo đều được coi là khởi binh chống lại giặc vậy.

- Trước kia Hà Tiến tru diệt hoạn quan, đến đoạn này Đổng Thừa tru diệt gian tướng. Hai việc tuy giống nhau, nhưng hai người không thể đánh giá ngang nhau được. Vì Hà Tiến có tội bỏ thuốc độc giết Đổng Thái hậu còn Đổng Thừa tuân lệnh theo Hiến Đế, nghiêng lòng cứu nước.

Ôi! Việc vâng mật chiếu là việc kín đáo, mà lại tụ họp đến năm sau ngươi,

chích huyết ăn thề, còn lập từ nghĩa trạng, ghi tên họ như thế thì tránh

sao khỏi tiết lộ?

hưng khí số nhà Hán đã hết dẫu Đổng Thừa có kín đáo đến bực nào cũng

không thể thành công.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top