• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.
Từ năm 1914 đến năm 1918, nhân loại đã phải trải qua một cuộc chiến tranh thế giwois tàn khốc, lôi cuốn vào vòng chiến hàng chục nước, chủ yếu là ở châu Âu, đã gây nên những thiệt hại to lớn về người và của. Chúng ta cùng tìm hiểu một số câu hỏi để hiểu hơn về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất này nhé

cuộc chiến tranh thứ 1.jpg

Câu 1: Nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất?

Bài làm:
Nguyên nhân sâu xa:
- Do sự phát triển không đều, đặc biệt là sự tranh chấp thuộc địa của các nước đế quốc Đức, Áo – Hung, I – ta – li – a và Anh, Pháp, Nga.
- Cả hai tập đoàn đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, điên cuồng chạy đua vũ trang. Chính mâu thuận giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa, mà trước tiên là giữa đế quốc Anh và đế quốc Đức, là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
- Tình hình căng thẳng ở Ban – căng từ năm 1912 đến năm 1913 tạo cơ hội cho chiến tranh bùng nổ.
Duyên cớ chiến tranh:
- Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo – Hung bị một người Xéc – bi ám sát tại Bô – xni – a. Giới quân phiệt Đức, Áo bèn chớp cơ hội đó để gây ra chiến tranh.
- Ngày 28/7/1914, Áo – Hung tuyên chiến với Xéc – bi. Ngày 1/8, Đức tuyên chiến với Nga, ngày 3/8, tuyên chiến với Pháp. Ngày 4/8, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh đế quốc đã bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

Câu 2: Trình bày diễn biến chính trong giai đoạn đầu của chiến tranh?

Bài làm:
Diễn biến chính trong giai đoạn đầu của chiến tranh:
- Đức tập trung phần lớn binh lực ở mặt trận phía Tây và ngay trong đêm 3/8 đã tràn vào Bỉ, rồi đánh thọc sang Pháp. Pa – ri bị uy hiếp, quân Pháp có nguy cơ bị tiêu diệt.
- Năm 1915, Đức dồn binh lực sang mặt trận phía Đông cùng quân Áo – Hung tấn công Nga quyết liệt, định đè bẹp Nga.
- Trong năm thứ hai của cuộc chiến tranh (1915), cả hai bên đều ở thế cầm cự.
- Năm 1916, thấy không tiêu diệt được quân Nga, Đức lại chuyển trọng tâm hoạt động về mặt trận phía Tây, mở chiến dịch Vec – đoong. Quân Đức vẫn không hạ nổi thành Véc – đoong.
- Chiến cuộc năm 1916 không đem lại ưu thế cho bên nào mà vẫn duy trì cầm cự. Từ cuối năm 1916 trở đi, Đức, Áo từ thế chủ động đã chuyển sang phòng ngự ở cả hai mặt trận.

Câu 3: Nét nổi bật trong giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh là gì? Vì sao Mĩ tham gia chiến tranh muộn?

Bài làm:
Nét nổi bật:
Tháng 2/1917, cuộc cách mạng dân chủ tư sản thành công. Chế độ Nha hoàng bị lật đổ nhưng chính phủ lâm thời trong tay giai cấp tư sản vẫn tiếp tục theo đuổi chiến tranh.
Lúc này, Đức gây ra cuộc “chiến tranh tàu ngầm” làm cho Anh nhiều thiệt hại. Viện cớ tàu ngầm Đức tấn công cả tàu buôn cập bến các nước phe “hiệp ước”. Mĩ nhảy vào vòng chiến.
Ngày 2/4/1917, Mĩ tuyên chiến với Đức. Sự tham chiến của Mĩ có lợi hơn cho phe Anh – Pháp – Nga.
Tháng 10/1917, nhân dân Nga dưới sự lãnh đọa của Lê – nin và Đảng Bôn – sê – vích đứng lên làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước Xô viết ra đời. Để đối phó với các thế lực đế quốc đang bao vây, nhà nước Xô viết buộc phải kí với Đức Hòa ước Bơ – rét Li – cốp. Nước Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc.
Đầu năm 1918, tranh thủ thời cơ quân Mĩ chưa sang đến châu Âu, quân Đức mở liên tiếp bốn đợt tấn công với uy mô lớn trên mặt trận Pháp. Một lần nữa, chính phủ Pháp chuẩn bị rời khỏi Pa – ri.
Tháng 7/1918, 65 vạn quân Mĩ đổ bộ vào châu Âu, Mĩ trực tiếp tham chiến khi cả hai phe bị thiệt hại quá nhiều, hết sức mệt mỏi. Mĩ trở thành người đứng đầu phe hiệp ước thay Anh. Pháp và Anh quay lại phản công mạnh mẽ quân Đức trên các mặt trận.
Từ cuối tháng 9/1918, quân Đức tiếp tục thất bại, bỏ chạy khỏi lãnh thổ Pháp và Bỉ, các nước đồng minh liên tục thất bại và phải đầu hàng.
Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất muộn là bởi vì:
Lúc đầu mĩ từ thái độ tập trun, nhưng khi các nước tham chiến suy yếu và phong trào cách mạng nổ ra ở nhiều nước, Mĩ quyết định tham gia vào chiến tranh nhằm thu lợi nhuận và ngăn chặn phong trào cách mạng lan rộng. Trên cơ sở đó Mĩ vươn lên đứng đầu thế giới.
Để bí mật bán vũ khí cho các nước để kiếm lời và theo dõi diến biến của chiến tranh.

Câu 4: Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại những hậu quả gì?

Bài làm:
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nên những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại:
- 38 nước với tổng số quân là 37 triệu người và 1.5 tỉ dân bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh khói lửa.
- Cuộc chiến tranh đã làm cho 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương.
- Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống nhà máy bị phá hủy. Số tiền tham chiến của các nước lên tới 85 tỉ đô la, biến thành con nợ của Mĩ.
- Chiến tranh không những không giửi quyết được mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc giành thuộc địa mà còn làm cho mẫu thuẫn đó tăng lên.

Câu 5: Hãy phân tích tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất?

Bài làm:
Các ý chính để học sinh phân tích:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh giành thuộc địa giữa các nước đế quốc, chỉ đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản cầm quyền.
- Là cuộc chiến tranh xâm lược nhằm cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của đối phương.
- Là cuộc chiến tranh phi nghĩa đối với hai phe tham chiến.

Qua đó ta có thể nói đây là cuộc chiến tranh vô nghĩa, nó không mang lại lợi ích cho nhân loại, nó mang lại hậu quả nặng nề. Sau chiến tranh thế giới, bản đồ được phân lại, Pháp, Anh, Mỹ thắng lợi. Không nên vì lợi ích cá nhân của tư sản mà hại thế giới với hậu quả nặng nề, kinh tế chậm phát triển, con người mất đoàn kết. Chúng ta hãy cùng chung tay xây dựng hòa bình, cùng nhau phát triển, không có chiến tranh như thế xảy ra.
 
Sửa lần cuối:
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top