• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chiến tranh tại Syria: Liệu kịch bản chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam có lặp lại?

uocmo_kchodoi

Moderator
Xu
0
Dân tộc Việt Nam anh hùng với những cuộc chiến chống lại quân xâm lược dù đã lùi xa nhiều thập kỷ nhưng dư âm của nó vẫn còn gây tiếng vang đến tận ngày nay. Những chiến thắng mà quân và dân ta đã đạt được khiến cho thế giới phải khâm phục, nhất là khi chúng ta đánh bại cường quốc mạnh nhất thế giới là Mỹ. Đối với Mỹ và đồng minh, đó là một thất bại toàn diện đã ám ảnh bao nhiêu bao nhiêu đời chính khách. Kể từ đó, trước bất kỳ cuộc chiến tranh nào, Mỹ đều phải đặt câu hỏi liệu kịch bản chiến tranh Việt Nam có lặp lại hay không.

Đối diện với nguy cơ Mỹ và đồng minh có thể phát động một cuộc chiến tranh nhằm vào Syria, tổng thống nước này đã từng cảnh báo nếu như Mỹ cố tình gây ra một cuộc chiến ở Syria thì sẽ phải nhận một kết cục tương tự như ở Việt Nam. Ông Assad nói: "Sự bại trận chờ đợi nước Mỹ trong các cuộc chiến mà nước này tham gia, bắt đầu từ cuộc chiến tranh Việt Nam cho tới ngày hôm nay".

truman1-0b2bc-1377584739421.jpg

Mỹ và đồng minh đang sẵn sàng phát động một cuộc chiến tranh vào Syria nhưng không ít người dân Syria mong đợi điều này xảy ra

Nếu so sánh tương quan tiềm lực quân sự của Syria hiện nay thì rõ ràng cao hơn nhiều so với Việt Nam những năm chống Mỹ, tuy nhiên có thể xét trên nhiều khía cạnh khác thì có lẽ rất khó để Syria trở thành Việt Nam thứ hai.

Trước hết là Syria không có được thế trận lòng dân như Việt Nam. Tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong nội bộ Syria đã bùng phát thành nội chiến. Trong bối cảnh ấy những người dân Syria thực sự không nhận biết được phe phái nào là đại diện cho lợi ích dân tộc, đại diện cho lợi ích quần chúng. Một số bộ phận người dân Syria theo quân đội chính phủ, một số theo quân nổi dậy và một số người dân tự đứng ra ngoài cuộc chiến coi như không liên quan đến mình. Nếu quân Mỹ và đồng minh tiến vào Syria sẽ có một bộ phận không nhỏ dân chúng Syria đổ ra đường chào đón. Bi kịch này chúng ta đã được chứng kiến ở Afghanistan, Iraq.

Ngược lại nhân dân Việt Nam đã một lòng một dạ đứng trong chiến tuyến chống quân thù xâm lược. Điều này không phải chỉ xảy ra trong cuộc chiến tranh chống Mỹ mà nó hiện hữu suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam. Truyền thống này không thể có được trong một thời gian ngắn, nó phải được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác và ngày càng được bồi đắp.

Để có được thế trận lòng dân vững chãi, bền lâu như Việt Nam đòi hỏi phải có được một đường lối đối nội đúng đắn. Việt Nam sau chiến tranh chống Mỹ cũng trải qua nhiều phen sóng gió như sự kiện Liên Xô sụp đổ cộng với tình hình kinh tế kiệt quệ những năm cuối thập kỷ 1980 hay gần đây là những căng thẳng trên Biển Đông. Nhưng cái tài tình của Việt Nam là vẫn giữ được tình hình ổn định, đây là điều mà Syria không làm được.

289187-syria-civil-war-1377584553826.jpg

Lòng dân ly tán, các phe phái tranh giành quyền lực khiến sức mạnh Syria bị giảm nghiêm trọng

Thứ hai là Syria không có được một nghệ thuật quân sự độc đáo như Việt Nam. Nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân, chiến thuật du kích đã trở thành một mô hình kiểu mẫu cho hàng loạt các nước học tập. Nghệ thuật quân sự độc đáo này không phải đến thời chống đế quốc Mỹ mới có mà nó đã xuất hiện từ thời rất xa xưa khi Việt Nam đấu tranh với các triều đại phong kiến Phương Bắc. Càng ngày nghệ thuật quân sự này càng được nâng lên một tầm cao mới.

Thứ ba là Syria không có được một đường lối đấu tranh chính trị, ngoại giao đúng đắn. Muốn chiến thắng được Mỹ hùng mạnh, không thể chỉ dựa vào sức mạnh quân sự thuần túy mà phải kết hợp chặt chẽ đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao.

Khi Mỹ đánh Việt Nam, hàng loạt các nước đã sát cánh bên Việt Nam ủng hộ viện trợ bao nhiêu vật lực và con người. Đứng đầu danh sách trong số các nước này là Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và các nước thuộc thế giới thứ ba. Ngay cả những nước không thuộc phe xã hội chủ nghĩa như Pháp, Thụy Điển, Na Uy… và phần lớn dân chúng Mỹ cũng dành sự ủng hộ cho Việt Nam. Có được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế mới không bị đẩy vào thế cô lập về chính trị, kinh tế.

Mỹ đang lên án Syria sử dụng vũ khí hóa học, cần nhắc lại vở kịch này cũng đã diễn ra ở Iraq và kết quả đến nay vẫn chưa tìm thấy vũ khí hóa học và sinh học ở Iraq. Tổng thống Syria nói rằng, việc các nước phương Tây lên tiếng cáo buộc chính quyền của ông dùng vũ khí hóa học chống lại dân thường là một sự "xúc phạm”. Tuy nhiên những tiếng nói ủng hộ Syria trên trường quốc tế là rất yếu ớt, may chăng chỉ có Nga, nhưng ở mức độ rất hạn chế.

Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ cũng không ít lần vu cáo trắng trợn Việt Nam. Điển hình nhất là sự kiện vịnh Bắc Bộ. Nhưng Việt Nam có sự ủng hộ của chính phủ và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, nên chúng ta tranh thủ được tiếng nói của cộng đồng quốc tế để vạch trần những vở kịch mà Mỹ dựng lên.

Thứ tư là Việt Nam có được những cá nhân kiệt xuất có thể tập hợp được quần chúng cũng như đưa ra được những quyết sách đúng đắn. Những nhân vật này chính là nơi hội tụ niềm tin và sức mạnh của cả dân tộc. Họ không chỉ nhận được sự trung thành tuyệt đối từ nhân dân Việt Nam mà còn khiến những kẻ thù bên kia chiến tuyến phải thừa nhận và ngưỡng mộ. Ở Syria hiện nay, ai có thể đạt đến tầm cao này?

Với những thiếu hụt về yếu tố đường lối, sách lược và con người như trên thì dù có vũ khí hiện đại đến đâu, Syria cũng khó lòng trở thành Việt Nam thứ hai. Tuy nhiên cũng không phải là không thể, Syria cần giải quyết vấn đề nội chiến, thống nhất thế trận lòng dân trước khi muốn chiến thắng giặc ngoại xâm. Nhưng bằng biện pháp nào, có lẽ sẽ còn là câu hỏi lớn cho Syria. Bên cạnh đó chúng ta còn mong chờ một biện pháp đúng đắn từ Liên Hợp quốc. Bởi chiến tranh xảy ra, người chịu đau thương nhất chính là những người dân thường vô tội.
 

Khoai

Điền Chủ 4.0 ^^
Với những thiếu hụt về yếu tố đường lối, sách lược và con người như trên thì dù có vũ khí hiện đại đến đâu, Syria cũng khó lòng trở thành Việt Nam thứ hai. Tuy nhiên cũng không phải là không thể, Syria cần giải quyết vấn đề nội chiến, thống nhất thế trận lòng dân trước khi muốn chiến thắng giặc ngoại xâm. Nhưng bằng biện pháp nào, có lẽ sẽ còn là câu hỏi lớn cho Syria. Bên cạnh đó chúng ta còn mong chờ một biện pháp đúng đắn từ Liên Hợp quốc. Bởi chiến tranh xảy ra, người chịu đau thương nhất chính là những người dân thường vô tội.
Khi Nga can thiệp vào Syria đã trả lời cho tất cả. Việc Syria không thể trở thành một Việt Nam thứ 2 vì địa chính trị tại Trung Đông vốn đã rất phức tạp, lại bởi nội bộ Syria mâu thuẫn quá lớn.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top