Chiến Dịch Lịch Sử Hồ Chí Minh

ngan trang

New member
Sau khi hiệp định Paris được ký kết, tình hình ở miền Nam vẫn rất phức tạp. Chính quyền Ngụy ở Sài Gòn thực hiện kế hoạch Lý Thường Kiệt tung quân đi thực hiện kế hoạch "tràn ngập lãnh thổ" trên toàn miền Nam lấn chiếm, cắm cờ giành đất hết sức quyết liệt.

Trước tình hình ấy, Trung ương triệu tập đoàn cán bộ B2 ra miền
Bắc họp. Đoàn gồm Nguyễn Văn Linh, phó bí thư Trung ương cục, phụ trách khu vực Sài Gòn - Gia Định, Võ Văn Kiệt bí thư Khu ủy khu 9, Trần Nam Trung phụ trách các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Nguyễn Minh Dường, bí thư Khu ủy khu 8 và Đại tướng Hoàng Văn Thái phó bí thư Trung ương cục, tư lệnh B2.

Muốn ra Bắc toàn cán bộ B2 phải đi vòng qua hướng Campuchia qua con đường huyết mạch vận chuyển vũ khí lương thực và quân đội từ miền Bắc vào miền Nam, sang Lào và sang Campuchia. Hai ngày sau đoàn đã ra tới Hà Nội, gặp mặt tổng Bí thư Lê Duẩn và bước đầu trao đổi một số vấn đề về tình hình miền Nam:

Mỹ đã rút quân song vẫn còn can thiệp vào miền Nam nhưng sự can thiệp này chỉ có mức độ tức là tiếp tục viện trợ để, chức quyền Thiệu tự lực và đứng vững được.


Hiệp định Paris đề cập đến vấn đề hòa bình, hòa hợp dân tộc và điều này đi ngược với ý muốn của Thiệu.

Ta muốn tạo thế tiến công địch phải giành được dân - đó không chỉ là một vấn đề khoa học mà còn là một nghệ thuật: ở nông thôn phải giành lại ấp xã, giành lại dân. Ơở thành thị phải giành được tầng lớp lao động và tầng lớp trung gian.

Cách mạng miền Nam đang ở bước chuyển giai đoạn.

Đó là một bước thử thách lớn giữa ta và Mỹ Ngụy về chiến lược là bước quá độ diễn ra trong bối cảnh miền Nam có hai chính quyền hai quân đội. Như vậy sẽ có hai khả năng:

Chiến tranh có thể tiếp tục trong mấy năm nữa.

Chiến tranh có thể kết thúc sớm. Chiến tranh ở miền Nam không diễn ra như trước, nhưng chưa phải đã có hòa bình.

Bởi vậy, chủ trương của ta là giữ vững và củng cố vùng giải phóng tránh bị địch lấn chiếm trong các vùng tranh chấp, kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang trong vùng địch kiểm soát.

Sau nghị quyết Trung ương lần thứ 21, tổ trung tâm của cục tác chiến đã chuẩn bị bản kế hoạch chiến lược: phương hướng tác chiến năm 1973 - 1975 và bản dự thảo đề cương nghiên cứu kế hoạch giành thắng lợi ở miền Nam, trong đó có mấy vấn đề chính:

Nắm vững toàn bộ tình hình phát triển của cục diện chiến trường từ cuối năm đến nay, thế và lực mới của ta đã hình thành và ngày càng rõ nét.

Dựa trên thay đổi về so sánh lực lượng và cục diện chiến trường, chuẩn bị theo hai bước.

Giành thắng lợi có ý nghĩa quyết định, tạo khả năng thành lập chính phủ liên hợp.

Phát triển tổng công kích, tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn.

Hai hướng chiến lược quan trọng là Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Hướng chủ yếu và quyết định nhất là miền Đông nhưng chỉ làm khi có điều kiện dứt điểm. Trên hai hướng chiến lược này, phải có biện pháp nghi binh, tạo yếu tố bất ngờ, không để lộ lực lượng để địch đề phòng. Trước mắt chủ lực chỉ hoạt động ở mức độ vừa phải.

Có kế hoạch riêng cho miền Bắc: chi viện cả người và vật chất cho miền Nam, đề phòng chống chiến tranh phá hoại trở lại và sẵn sàng kế hoạch tác chiến trong trường hợp địch đổ bộ vào ven biển nam khu 4.

Xây dựng lực lượng, biên chế hợp lý, động viên tuyển quân, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ.


Vừa rút kinh nghiệm vừa tổng kết để đánh phá Bình Định của giặc, nghiên cứu kinh nghiệm tác chiến của các đơn vị chủ lực đánh tiêu diệt chi khu, quận l? thị xã và chiến đoàn địch, xây dựng đơn vị lớn tác chiến hiệp đồng binh chủ quy mô lớn.
Tổ chức quân đội tham gia xây dựng kinh tế, chuẩn bị phục hồi đường sắt từ nam khu 4 trở vào.
Vào hạ tuần tháng 9, Bộ tổng tham mưu thu được bản tường trình của Bộ tổng tham mưu ngụy gửi cho Thiệu về dự kiến năm 1975.

Theo tài liệu đó, ngụy cho rằng nếu Mỹ viện trợ 1,4 tỷ đôla, chúng sẽ kiểm soát được toàn miền Nam, 1,1 tỷ đô la sẽ mất một nửa quân khu 1 về phía Bắc, nếu chỉ 900 triệu đô la sẽ mất quân khu 1 và vài tỉnh quân khu 2, còn 750 triệu đô la sẽ mất quân khu 1 và quân khu 2, nếu chỉ còn 600 triệu đô la thì chỉ kiểm soát một nửa quân khu 3 từ Biên Hòa tới quân khu 4.

Do những khó khăn về binh lực, bộ tổng tham mưu ngụy dự tính rút 25 - 30% số đồn bốt cô lập, tiếp tế khó khăn và không có khả năng đứng vững nếu bị ta tiến công.

Về chính trị, Mỹ trù tính cùng một số nước lớn triệu tập cuộc họp với các nước liên quan để tìm giải pháp chính trị đối với miền Nam, đưa lực lượng thứ ba do Mỹ sắp xếp ra sân khấu chính trị Sài Gòn.

Dựa trên tình hình ấy, Bộ tổng tham mưu của ta dự kiến năm 1975 có thể xuất hiện cao trào hoặc sẽ có một bước phát triển mới trong năm 1976, trước khi Mỹ bầu tổng thống. Có thể, đòn quyết định năm 1976 khiến địch phải chấp nhận chính phủ ba thành phần, cũng không loại trừ ta sẽ giành thắng lợi quyết định vào năm 1977.

Tuy nhiên, ta vẫn còn phải tìm ra lời giải, khả năng can thiệp của Mỹ thế nào nếu ta đánh lớn, sự phối hợp giữa quần chúng với cuộc tiến công của bộ đội chủ lực, cơ sở vật chất và đạn pháo của ta. Ngoài ra, bản dự kiến của Bộ Tổng tham mưu còn đưa ra ở tình huống:

Địch ngoan cố tiếp tục chiến tranh.
Địch chịu lùi một bước, chấp nhận thi hành hiệp định.
Thời cơ khởi nghĩa ở thành thị xuất hiện sớm vào năm 1976.
Sau cuộc họp của Bộ Chính trị, quyết tâm chiến lược của Bộ tổng tham mưu là: hoàn thành giải phóng miền Nam trong hai năm 1975, 1976, không loại trừ khả năng kéo dài sang đầu năm 1977.

Về phương hướng chiến lược của ta, trọng điểm là nam Tây Nguyên đó là hướng chiến lược quan trọng và miền Đông Nam Bộ là hướng quyết định cuối cùng.

Sau chiến thắng Phước Long, đại tướng Văn Tiến Dũng vào Tây Nguyên để chỉ huy trực tiếp chiến dịch.

Qua tin tức tình báo, ta được biết cuộc họp ngày 18 tháng 2 giữa Thiệu và các tướng ngụy Sài Gòn. Chúng phán đoán ta mở cuộc tiến công xuân hè trong thời gian sắp tới với mục tiêu giành đất giành dân, trọng điểm là quân khu 2. Thiệu còn nhắc các tướng ngụy đề phòng ta đánh Quảng Đức, Plây Cu, Công Tum cho đó là các mục tiêu "điểm" còn Buôn Ma Thuột nếu có bị tiến công cũng chỉ là diện.

Cho tới cuộc họp giao ban lúc 11 giờ ngày 9 tháng 3, các tướng ngụy chỉ huy ở Tây Nguyên vẫn cho rằng quân ta đánh Quảng Đức, uy hiếp Buôn Ma Thuột chỉ để nghi binh. Có thể vài ngày tới, ta sẽ đánh Plâycu, Công Tum. Bởi vậy chúng tăng cường quân để đối phó ở hướng bắc Tây Nguyên. Chính vì phán đoán sai lầm, chúng điều bớt lực lượng từ nam Tây Nguyên lên tăng viện cho Plâycu khiến Buôn Ma Thuột càng trở nên sơ hở và cô lập.

Sau khi đánh Lập Đức, ta đánh luôn Buôn Ma Thuột. Buôn Ma Thuột được giải phóng, ta làm chủ Đắc Lắc và tiến tới Cheo Reo. Chiến thắng Buôn Ma Thuột đã khiến Bộ tổng tham mưu bắt đầu suy nghĩ về khả năng giành thắng lợi lớn hơn dự kiến ban đầu.

Tình báo của ta nắm được khá sớm phản ứng của địch. Địch có ý định dựa vào các lực lượng còn lại và các điểm phụ cận của Buôn Mê Thuột phản kích hòng chiếm lại vùng đất đã mất. Chiến đoàn 45 cùng sở chỉ huy của sư đoàn 23 ngụy đã được trực thăng đổ xuống Buôn Hồ trưa 11 tháng 3. Sáng 15 tháng 3, theo tin tình báo của ta, Thiệu trực tiếp ra lệnh cho tướng Phạm Văn Phú cố giữ cho được các vị trí xung quanh thị xã Buôn Ma Thuột để làm bàn đạp phản kích chiếm lại thị xã này bằng liên đoàn biệt động 21, hai trung đoàn 44 và 45 thuộc sư đoàn 23, với sự yểm trợ của đoàn 3 không quân ở sân bay Thành Sơn, liên đoàn biệt động 7 được điều từ Sài Gòn ra thay thế sư đoàn 23 ở Plâycu.

Ngày 17, khi trên chiến trường Tây Nguyên, quân ta đã cơ bản đánh bại cuộc phản kích của địch hòng chiếm lại Buôn Ma Thuột Bộ tổng tham mưu tổng hợp tình hình và đưa ra hai phương án.

Phát triển vào miền Đông, sau đó xuống đồng bằng khu V.
Dùng chủ lực ở Tây Nguyên phát triển về đồng bằng khu V giải phóng Bình Định, Phú Yên, Nha Trang sau đó mới phát triển về hướng Đông.
So sánh hai phương án trên, đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ tổng tham mưu nhất trí đề nghị Bộ chính trị cho hành động theo phương án một và hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong năm 1975 và hoàn thành giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa.

Với việc giải phóng Huế, Tam Kỳ và Chu Lai, tiêu diệt và làm tan rã lực lượng chủ yếu của quân đoàn 1 ngụy, ta đã phá một phần quan trọng kế hoạch co cụm chiến lược của địch ở ven biển miền Trung, hình thành thế bao vây uy hiếp Đà Nẵng từ nhiều hướng. Địch buộc phải bỏ kế hoạch rút sư đoàn thủy quân lục chiến từ Đà Nẵng đi và phải co các lực lượng còn lại về cố giữ Đà Nẵng, căn cứ cuối cùng và quan trọng nhất của chúng ở quân khu 1, hòng kìm chân chủ lực ta ở phía Bắc để có thời gian bố trí lại thế phòng thủ chiến lược ở phía Nam.

Đến ngày 27, tình hình Đà Nẵng trở nên sôi động. Theo lệnh của bộ tổng tham mưu, Bộ tư lệnh quân đoàn 2 và quân khu 5 tấn công Đà Nẵng từ nhiều hướng. Quần chúng trong thành phố dưới sự lãnh đạo của Đảng đã hỗ trợ cho các cánh quân chủ lực tiến vào Đà Nẵng đồng bào Đà Nẵng đưa xe khách, xe đò, xe lam, xe honda tỏa ra các hướng chở bộ đội ta tiến vào nội đô, mang thực phẩm tiếp tế cho bộ đội. 15 giờ ngày 29 tháng 3, 10 vạn tên dựa trên căn cứ quân sự liên hợp Đà Nẵng đã bị tiêu diệt. Ta làm chủ hoàn toàn thành phố. Nghe tin Đà Nẵng thất thủ. Những kẻ cầm đầu ngụy quyền ở Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa rục rịch bỏ chạy. Mỹ bắt đầu rút các cơ quan và lãnh sự, sứ quán ở Nha Trang chuyển hàng ở Cam Ranh đi.

Từ ngày 26-3 tháng 4, ta giải phóng Bình Định. Sau đó là thị xã Quy Nhơn, Phú Yên, Khánh Hòa và quân cảng Cam Ranh. Cũng trong thời gian trên, ở chiến trường B2, ta giải phóng Di Linh, Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt. Tiếp theo việc giải phóng hoàn toàn các tỉnh Lâm Đồng, Tuyên Đức Bình Thuận, Bìn Tuy, gần như toàn bộ địa bàn khu 6 đã được giải phóng.

Ngày 12 tháng 4, Thường vụ Thành ủy Sài Gòn ra nghị quyết về các tổ chức chính trị và vũ trang nội thành và vùng ven chuẩn bị khẩn trương cho quần chúng nổi dậy phối hợp với bộ đội chủ lực khi chiến dịch giải phóng Sài Gòn mở màn. Khoảng 700 cán bộ nội thành và 1000 cán bộ vùng ven đã được chuẩn bị, sẵn sàng đón thời cơ phát động quần chúng nổi dậy. Gần 40 tổ chức "biến tướng" được củng cố và trở thành cơ sở của ta ở vùng ven biển và nội thành.

Ngày 20 tháng 4, người Mỹ di tản khỏi Sài Gòn. Ngay đêm đó, địch rút quân khỏi Xuân Lộc. Hôm sau 21 tháng 4, Thiệu từ chức thời cơ để mở cuộc tiến công vào Sài Gòn đã chín mùi.

Theo những tin tức tình báo mới nhất lúc đó, Mỹ đành phải chấp nhận ra đi. Chỉ mới tuần trước, tổng thống Pho còn gây sức ép, đòi quốc hội viện trợ bổ sung khẩn cấp cho Thiệu thì ngày 18 tháng 4, Pho buộc phải ra lệnh di tản. Kitxinhgiơ tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng "Tình hình chính trị ở Nam Việt Nam phát triển như thế nào là thuộc vào bản thân người Nam Việt Nam, Mỹ sẵn sàng chấp nhận giải pháp nào do họ thông qua". Đại sứ Mactin cũng phải thừa nhận: không thể làm gì hơn là kéo dài sự tồn tại của Sài Gòn trong 1 - 2 tuần. Thành phố có thể rơi vào tay Bắc Việt và Việt cộng trong vòng mấy tuần nữa.

Ngày 23 tháng 4 trong một bài diễn văn đọc ở đại học Ôlian tổng thống Pho nói: "Cuộc chiến tranh ở Nam Việt Nam đã kết thúc đối với Mỹ. Không thể giúp người Nam Việt
Nam được nữa. Họ phải đương đầu với bất cứ số phận nào đang chờ họ.

Từ ngày 24, nhiều sứ quán phương Tây ở Sài Gòn đóng cửa. Các công ty hàng không quốc tế ở Tân Sơn Nhất ngừng hoạt động. Ngày 26 Trần Văn Hương yêu cầu "quốc hội" trao quyền cho tướng Dương Văn Minh để "Thương lượng với mặt trận". Cùng ngày hôm đó, Thiệu chuồn ra nước ngoài.

Tại mặt trận Sài Gòn, ngày 30 tháng 4, trên cả năm hướng, các cánh quân đồng loạt tiến vào đánh chiếm các mục tiêu trong thành phố.

Trên hướng Đông 5 giờ sáng, mũi thọc sâu của binh đoàn 2 được một phân đội đặc công phối hợp và dẫn đường bắt đầu vượt cầu xa lộ sông Đồng Nai, tiêu diệt địch ở trường huấn luyện Thủ Đức rồi tiến về cầu xa lộ Sài Gòn. Sau khi tiêu diệt địch ở cầu Thị Nghè rồi tiến về dinh Độc Lập. Tổ đặc công đã dẫn đường cho xe tăng tiến vào cơ quan đầu não của chính quyền địch. Dương Văn Minh đầu hàng. Cờ cách mạng được treo lên lúc 11 giờ 30.

Lực lượng còn lại của quân đoàn chiếm đài phát thanh, nhà ngân hàng, trụ sở Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh Hải quân, khu Long Bình, thị xã Vũng Tàu và đảo Cần Giờ, sân bay Biên Hòa, thị xã Biên Hòa, Thủ Đức.

Trên hướng bắc, quân đoàn 1 tiến đánh Lái Thiêu, cầu Bình Triệu, tiến vào Bộ tổng tham mưu ngụy, bắt liên tục các đội biệt động Z28, đánh chi khu quận l?Lái Thiêu, Gò Vấp, căn cứ Phú Lợi, tiểu khu Bình Dương, quận l?Bến Cát và làm chủ thị xã Thủ Dầu Một.

Hướng Tây Bắc, quân đoàn 3 tiến công vào ngã tư Bảy Hiền, sân bay Tân Sơn Nhất, đánh chiếm bộ tư lệnh quân dù và liên lạc với phái đoàn quân sự của ta ở "trại Đavit" và tiến thẳng vào bộ tổng tham mưu Ngụy; Cũng trong thời gian này, một tiểu đoàn bộ binh có xe tăng dẫn đầu cũng tiến về hướng dinh Độc Lập.

Trên hướng Tây: Trung đoàn 1 đoàn 232 đánh chiếm ngã ba Bà Quẹo phát triển về ngã tư Bảy Hiền rồi tiến về bộ tư lệnh biệt khu thủ đô; cũng có trung đoàn 2 của sư đoàn 9 tiến về đánh dinh Độc Lập.

Trên hướng Nam: Trung đoàn 24 và 429 đặc công tiến đánh ngã ba Bình Hưng Đông cầu Nhị Thiên Đường, cầu Ông Thìn, ngã ba An Phú, bộ tư lệnh hải quân, cảng Bạch Đằng, chi khu quận l?Nhà Bè.

Như vậy, ngay trong sáng 30 tháng 4, các binh đoàn đột kích thọc sâu đã từ các hướng đồng loạt tiến công vào nội đô và đến trưa đã chiếm được 5 mục tiêu chủ yếu: dinh Độc Lập, Bộ tổng tham mưu, Biệt khu thủ đô, Tổng nha cảnh sát và sân bay Tân Sơn Nhất.

Với chiến thắng trong chiến dịch lịch sử này, lời tiên tri của Bác năm 1960 đã thành hiện thực "Toàn dân ta đoàn kết nhất trí bền bỉ đấu tranh thì chậm lắm là 15 năm nữa, Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, Bắc Nam nhất định sẽ sum họp một nhà".

AI BIẾT THÊM THÌ POST TIẾP NHÉ !!
7.gif
 
Bổ sung một trình bày khác dễ nhớ, dễ thuộc hơn.
---

Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4 – 30/4/1975) giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - chiến dịch quyết chiến, chiến lược trong tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 - là mốc son chói lọi, đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã kết thúc thắng lợi và nhân dân Việt Nam đã thực hiện trọn vẹn tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào"; giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

3_57192.jpg

Xe tăng của Quân Giải phóng húc đổ cánh cổng tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4 (ảnh tư liệu)​

Tình hình chung

- Hình thức: Chiến dịch tiến công chiến lược
- Không gian: Thành phố Sài Gòn và vùng lân cận
- Thời gian: Từ 26/4 đến 30/4/1975
- Lực lượng tham chiến:

+ Ta: Các quân đoàn bộ binh 1, 2, 3, 4, 232 (tổng cộng 15 sư đoàn); các trung, lữ đoàn bộ binh; 4 trung, lữ đoàn tăng - thiết giáp; 6 trung đoàn đặc công và các đơn vị hỏa lực, kỹ thuật khác.
Tổng cộng: 240.000 quân, 400 xe tăng, thiết giáp, 420 pháo…
+ Địch: 5 sư đoàn bộ binh: 22, 25, 5, 18 và sư đoàn thủy quân lục chiến; 2 lữ đoàn dù, 1, 4; lữ 3 kỵ binh thiết giáp; 4 liên đoàn biệt động quân, bảo an và các đơn vị khác.

Tổng công: 240.000 quân, 625 tăng, thiết giáp, 400 pháo…

- Kết quả: Ta tiêu diệt quân đoàn 3 và toàn bộ các lực lượng tăng cường, diệt và làm tan rã quân đoàn 4 cùng tất cả các lực lượng địch còn lại trên chiến trường; giải phóng thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn, đòn quyết định làm tan rã toàn bộ ngụy quân, ngụy quyền, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

image040.jpg

Kíp lái xe tăng do Đại đội trưởng xe tăng Bùi Quang Thận dẫn đầu tiến vào cắm cờ chiến thắng trên nóc Dinh Độc Lập (ảnh tư liệu)​

Diễn biến chính

Mùa Xuân năm 1975, sau khi bị mất toàn bộ quân khu 1 và 2, một nửa binh lực của quân ngụy đã bị tiêu diệt, trong thế tan rã chiến lược hầu như không thể cứu vãn nổi, địch vẫn ra sức tổ chức lực lượng, tích cực phòng ngự, lấy việc bảo vệ Sài Gòn làm mục đích chiến lược để có thể mặc cả với ta trong trường hợp dẫn đến thương lượng hòa bình. Chúng lần lượt tổ chức các tập đoàn phòng ngự từ xa, như tập đoàn phòng ngự Phan Rang, tập đoàn phòng ngự Xuân Lộc và sau đó là tập đoàn phòng ngự trực tiếp thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn.

Ngày 18/4, ta tiến công Phan Rang, đập tan tuyến phòng ngự của địch ở đây, bắt sống Trung tướng Tư lệnh mặt trận Nguyễn Vĩnh Nghi. Ngày 20/4, trước sức tiến công của ta, Sư đoàn 18 ngụy tháo chạy, Xuân Lộc thất thủ.

Các tuyến phòng ngự từ xa đã bị phá vỡ, địch co về phòng ngự trực tiếp thành phố Sài Gòn với ba tuyến phòng ngự: vòng ngoài (bán kính 25 - 30 km), vòng ven và nội đô.

Giữa tháng 4, ta quyết định mở chiến dịch tiến công mang tên “Hồ Chí Minh” nhằm giải phóng Sài Gòn và toàn bộ miền Nam trước mùa mưa. Tất cả các lực lượng chiến lược được huy động cho chiến dịch này.
Sau khi đã hoàn thành công tác chuẩn bị và tập trung một khối lượng rất lớn lực lượng và phương tiện trong thời gian ngắn nhất ở vùng kế cận Sài Gòn, chiều 26/4, ta nổ súng mở màn chiến dịch. Từ năm hướng các quân đoàn đồng loạt tiến công Sài Gòn.

Từ 26 đến 28/4, ta chọc thủng tuyến phòng ngự vòng ngoài, đập tan sự kháng cự của các sư đoàn địch, tiếp cận Sài Gòn. Địch bị rối loạn hoàn toàn về chiến lược. Từ chiều 28/4, các cánh quân ngụy không còn nhận được lệnh từ Tổng hành dinh và các tướng chỉ huy nữa vì họ đã tháo chạy ra nước ngoài.

_95815842_duongvanminhgettyimages-94101734.jpg

Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, Đại tướng Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các bị bắt và phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện trước Quân giải phóng (ảnh tư liệu)

Ngày 29/4, quân ta tổng tiến công. Các binh đoàn bộ đội hợp thành tiến công trong hành tiến, tiêu diệt các cánh quân địch ngăn chặn và phản kích, nhằm thẳng các mục tiêu đã được phân công. Sáng 30/4, trong thế thua đã rõ ràng, địch xin ngừng bắn, bộ đội ta vẫn kiên quyết tiến công. Các quân đoàn nhanh chóng đánh chiếm các mục tiêu. 11h30 ngày 30/4, sau khi Dinh Độc Lập thất thủ, Tổng thống ngụy Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Ngày 1/5, toàn bộ lực lượng còn lại của quân ngụy tan rã, ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

giai-phong.jpg

Không khí thành phố Sài Gòn trong ngày chiến thắng 30/4/1975 (ảnh tư liệu)​

Những phát triển của nghệ thuật quân sự

Đây là chiến dịch tiến công chiến lược binh chủng hợp thành có quy mô lớn nhất trong lịch sử chiến đấu của quân đội ta. Chiến dịch được thực hiện trong tình huống hai bên mặt đối mặt, cùng biết rõ ý đồ và lực lượng của nhau, khó tạo nên yếu tố bất ngờ ngay cả trong phạm vi chiến thuật, do đó, là bước phát triển về nghệ thuật chỉ huy. Ta tiến công trên tất cả các hướng, tạo thành thế hợp vây ngay từ đầu, khiến địch chỉ còn cách chấp nhận tác chiến hoặc đầu hàng. Trong đột phá chiến dịch ta vừa đánh địch phòng ngự vòng ngoài, vừa dùng các binh đoàn mạnh thọc thẳng vào chiều sâu và đầu não địch, đánh quỵ địch nhanh chóng. Lần đầu tiên ta sử dụng bộ đội tăng thiết giáp tập trung ở quy mô binh đoàn (lữ đoàn), đảm nhiệm một hướng tiến công chủ yếu với tính chất là đoàn (lữ đoàn), đảm nhiệm một hướng tiến công chủ yếu với tính chất là cụm cơ động thọc sâu phát huy được sức đột kích nhanh và tăng cường khả năng tác chiến trong hành tiến. Về chỉ đạo chiến lược, ta đã kết hợp chiến dịch với tiến công chiến lược trên toàn chiến trường, giành thắng lợi hoàn toàn.

Theo Lịch sử quân sự Việt Nam
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top