Bước vào hè, thấy bạn bè xung quanh mua sắm nhiều thiết bị điện tử hiện đại, N.T.T (sinh năm 1991) không khỏi chạnh lòng.
Vì muốn có một món đồ "thứ dữ" để "bằng chị bằng em", nên T nảy ra ý định "khều" hàng của người khác...
Đừng mờ mắt trước tài sản của người khác, bạn nhé!
(Ảnh chỉ có tính minh hoạ). Lóa mắt vì đồ xịn
Theo cáo trạng, hôm đó, sau một hồi chạy xe lòng vòng đến các cửa hàng bán văn phòng phẩm, T vẫn chưa chọn được món đồ thích hợp với mình. Bởi lẽ khi ấy, trong túi T chỉ có khoảng 200.000 đồng nên những thứ như: máy MP3, điện thoại di động... đều ngoài khả năng của bạn. Tiếp theo, T vào một siêu thị trên đường 3/2, thấy ở gian hàng kim khí điện máy có một nhóm bạn đang tụm lại xem mặt hàng tân từ điển. Những bạn này liên tục chuyền tay nhau, rồi bấm tới bấm lui để thử các tính năng của sản phẩm. Tò mò, T bước tới, định xem máy tân từ điển có gì hay mà mọi người cứ dán mắt vào. Đến gần quầy hàng, T lập tức bị "hớp hồn" bởi loại tân từ điển đời mới nhất có giá 4,75 triệu đồng...
Hình phạt cho sự đua đòi
T nép sát vào những người đang chọn máy, giả vờ như mình cũng là một thành viên trong nhóm. Đúng như tính toán, sau khi người cuối cùng của nhóm xem máy xong thì chuyền cho người kế tiếp là T. Tranh thủ lúc mọi người đang trao đổi với chị bán hàng, T nhanh tay nhét máy tân từ điển vào lưng quần, rồi đi ra cửa, lấy xe chạy ù về. Nóng lòng sử dụng món đồ "từ trên trời rơi xuống", vừa vào nhà, T liền lấy máy ra thử. Nhưng T mở hoài mà màn hình máy vẫn tối thui. Bực mình, T chạy sang nhà nhỏ bạn nhờ hướng dẫn. Sau một hồi săm soi, cả hai mới vỡ lẽ là máy chưa có pin, bèn chạy ra cửa hàng tạp hoá tìm mua. Không mua được pin, cả hai chạy tiếp đến tiệm sửa đồng hồ. Nhưng đi đến đâu, người ta cũng giải thích vì máy đời mới nên pin cũng thuộc loại đặc biệt, chỉ có nơi bán máy mới có. Nghe vậy, bạn của T liền xung phong chạy đến một cửa hàng khác có bán loại máy tân từ điển này để mua pin. Do đây là loại máy chỉ bán ở các cửa hàng thuộc công ty sản xuất, nên khi bạn của T hỏi mua pin, chị bán hàng nghĩ ngay đây chính là thủ phạm đã đánh cắp chiếc máy tân từ điển ở cửa hàng trong siêu thị. Chị bèn yêu cầu bạn của T ghi lại địa chỉ nhà với lí do để tiện cho việc bảo hành pin. Tiếp theo, chị giữ bạn của T lại rồi trình báo với công an. Người bạn này sau đó đã dẫn công an đến chỗ ở của T. Tại nhà, T bị công an bắt giữ trước sự ngỡ ngàng của người thân.
Sau một ngày bị tạm giữ để lấy lời khai, T được gia đình bảo lãnh về. Một tháng sau, phiên toà xét xử hành vi ăn cắp tài sản người khác của T diễn ra. Trước vành móng ngựa, T cúi gằm mặt khi vị chủ toạ tuyên mức án 3 tháng tù treo và thử thách 1 năm. Riêng bạn của T do không biết nguồn gốc của chiếc máy ăn cắp nên chỉ bị phạt cảnh cáo. Luật sư bào chữa cho T chia sẻ: "Dựa vào Khoản 1 - Điều 138 - BLHS, người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 50 triệu đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Vì T đã biết hối lỗi, thành khẩn khai báo và trả lại tài sản cho cửa hàng nên tòa dành cho em mức án nhẹ".
Nếu không vì sự đua đòi, háo thắng, hẳn T đã không có hành vi "khều" đồ của người khác để phải ra tòa lãnh án, xấu hổ với người thân và bạn bè. Dù bản án không quá nặng nề, nhưng chắc rằng đây cũng là bài học nhớ đời đối với T.
Theo MTO.
Vì muốn có một món đồ "thứ dữ" để "bằng chị bằng em", nên T nảy ra ý định "khều" hàng của người khác...
Đừng mờ mắt trước tài sản của người khác, bạn nhé!
(Ảnh chỉ có tính minh hoạ).
Theo cáo trạng, hôm đó, sau một hồi chạy xe lòng vòng đến các cửa hàng bán văn phòng phẩm, T vẫn chưa chọn được món đồ thích hợp với mình. Bởi lẽ khi ấy, trong túi T chỉ có khoảng 200.000 đồng nên những thứ như: máy MP3, điện thoại di động... đều ngoài khả năng của bạn. Tiếp theo, T vào một siêu thị trên đường 3/2, thấy ở gian hàng kim khí điện máy có một nhóm bạn đang tụm lại xem mặt hàng tân từ điển. Những bạn này liên tục chuyền tay nhau, rồi bấm tới bấm lui để thử các tính năng của sản phẩm. Tò mò, T bước tới, định xem máy tân từ điển có gì hay mà mọi người cứ dán mắt vào. Đến gần quầy hàng, T lập tức bị "hớp hồn" bởi loại tân từ điển đời mới nhất có giá 4,75 triệu đồng...
Hình phạt cho sự đua đòi
T nép sát vào những người đang chọn máy, giả vờ như mình cũng là một thành viên trong nhóm. Đúng như tính toán, sau khi người cuối cùng của nhóm xem máy xong thì chuyền cho người kế tiếp là T. Tranh thủ lúc mọi người đang trao đổi với chị bán hàng, T nhanh tay nhét máy tân từ điển vào lưng quần, rồi đi ra cửa, lấy xe chạy ù về. Nóng lòng sử dụng món đồ "từ trên trời rơi xuống", vừa vào nhà, T liền lấy máy ra thử. Nhưng T mở hoài mà màn hình máy vẫn tối thui. Bực mình, T chạy sang nhà nhỏ bạn nhờ hướng dẫn. Sau một hồi săm soi, cả hai mới vỡ lẽ là máy chưa có pin, bèn chạy ra cửa hàng tạp hoá tìm mua. Không mua được pin, cả hai chạy tiếp đến tiệm sửa đồng hồ. Nhưng đi đến đâu, người ta cũng giải thích vì máy đời mới nên pin cũng thuộc loại đặc biệt, chỉ có nơi bán máy mới có. Nghe vậy, bạn của T liền xung phong chạy đến một cửa hàng khác có bán loại máy tân từ điển này để mua pin. Do đây là loại máy chỉ bán ở các cửa hàng thuộc công ty sản xuất, nên khi bạn của T hỏi mua pin, chị bán hàng nghĩ ngay đây chính là thủ phạm đã đánh cắp chiếc máy tân từ điển ở cửa hàng trong siêu thị. Chị bèn yêu cầu bạn của T ghi lại địa chỉ nhà với lí do để tiện cho việc bảo hành pin. Tiếp theo, chị giữ bạn của T lại rồi trình báo với công an. Người bạn này sau đó đã dẫn công an đến chỗ ở của T. Tại nhà, T bị công an bắt giữ trước sự ngỡ ngàng của người thân.
Sau một ngày bị tạm giữ để lấy lời khai, T được gia đình bảo lãnh về. Một tháng sau, phiên toà xét xử hành vi ăn cắp tài sản người khác của T diễn ra. Trước vành móng ngựa, T cúi gằm mặt khi vị chủ toạ tuyên mức án 3 tháng tù treo và thử thách 1 năm. Riêng bạn của T do không biết nguồn gốc của chiếc máy ăn cắp nên chỉ bị phạt cảnh cáo. Luật sư bào chữa cho T chia sẻ: "Dựa vào Khoản 1 - Điều 138 - BLHS, người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 50 triệu đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Vì T đã biết hối lỗi, thành khẩn khai báo và trả lại tài sản cho cửa hàng nên tòa dành cho em mức án nhẹ".
Nếu không vì sự đua đòi, háo thắng, hẳn T đã không có hành vi "khều" đồ của người khác để phải ra tòa lãnh án, xấu hổ với người thân và bạn bè. Dù bản án không quá nặng nề, nhưng chắc rằng đây cũng là bài học nhớ đời đối với T.
Theo MTO.