T
Tuyền Nguyễn
Guest
[h=1]Chạy trốn[/h]
Con vật mình dài quãng mét tư, mét rưỡi, chiều cao có dễ đến gần một mét, cân nặng xấp xỉ tạ mốt, tạ hai. Ước đoán thế thôi, chứ nó chưa được vinh hạnh bước lên bàn cân bao giờ.
Thế là may, đối với giống lợn, cái cân là bản án tử hình tuyệt đối. Đồ sộ thật. Nó đi trên đường, bốn chân sải đều đặn, không nhanh, không chậm, đầu cúi gằm. Trước đây nó cũng ngang ngửa, nhìn hết xa, gần, trên dưới... Bây giờ bọn trẻ con hàng lũ hàng đàn chạy theo chỉ trỏ, trêu chọc, thậm chí ném đá, túm đuôi, tạo cho nó phản xạ chấp nhận tư thế yếu hèn như vậy.
Nó đi, mọi chuyển động của cơ bắp đều ẩn lặng kín đáo dưới làn da hồng bợt phủ một lớp lông thưa cứng. Không có một thớ thịt nào được phô phang trên cái thân thể tròn lẳn, rắn chắc. Bụng dưới của nó thắt vào, cặp mông ụn ra đầy đặn nhưng không núc ních, sồ sề như mấy ả mấy anh lợn thịt. Cái đuôi dài như một túm cỏ cờ lau phơ phất luôn phe phẩy và thỉnh thoảng hứng chí hay tức giận nó quật đen đét vào hai bên thành mông.
Nó là con lợn đực nhận sứ mạng vinh quang đi lai tạo giống nòi. Nó đi vào thành phố thường xuyên, trừ những hôm nó mệt, chủ nó mệt hoặc mưa bão, hoặc không có khách, còn thì chuyến đi bao giờ cũng khởi hành vào lúc sáng sớm. Sợi dây thừng từ tay chủ quấn một vòng quanh cổ nó, chỉ mang tính quy ước tín hiệu, điều khiển các động tác như đi, dừng, rẽ trái hoặc phải. Do hoàn cảnh, nó thích nghi nhanh chóng. Công nhận nó là con vật ranh khôn khác hẳn với bản chất ngu đần của giống nòi. Có thế nó và chủ mới kiếm nổi miếng ăn giữa cái thành phố ồn ào, náo nhiệt, giữa thời “gạo châu, củi quế” này.
Chủ nó tên là Hoán, cả cái làng ngoại ô nơi đôi bạn trú ngụ ít người biết rõ gốc tích Hoán. Họ chỉ biết mang máng rằng Hoán từ một miền quê tới đây mấy năm về trước mua một khoảnh đất nho nhỏ, trên đấy dựng căn nhà lá con con. Ngày ấy hộ khẩu chuyển dịch nơi nọ, vùng kia còn dễ dàng.Vài năm đầu Hoán làm thuê ở một hợp tác xã cơ khí cao cấp với cái nghề thợ rèn. Bản tính lầm lì, tránh giao tiếp, hầu như Hoán không bộc lộ gì, kể cả tâm sự với mọi người xung quanh.
Ngày đầu “hiện tượng” Hoán - người đàn ông vạm vỡ, da đen sạm gây nhiều nghi vấn đối với chính quyền và dân địa phương. Sau nhiều lần dò dẫm, xác minh, lý lịch Hoán tạm sáng tỏ và có thể tóm tắt như sau: “Sinh năm 1947 - bộ đội phục viên - Thất chí vì vợ phản bội, bỏ quê ra thành phố sinh sống - Thái độ chính trị: không sai phạm - bạn bè thân thích: không rõ - các quan hệ khác: không có”. Hoán không va chạm với ai và mặc dù không giao tiếp nhưng mọi người nhận thấy Hoán sòng phẳng và hào phóng trong lĩnh vực tiền bạc.
Hoán sẵn sàng giúp đỡ người khác đến đồng bạc cuối cùng. Có một lần gã ăn mày chuyên nghiệp giả dạng khách quê mất cắp lần đến nhà Hoán. Vốn chẳng lạ gì gã, Hoán vẫn vứt ra cả một nắm tiền. Số tiền lớn đến nỗi gã ăn mày đã cầm gọn nhưng bàn tay vẫn còn run rẩy. Gã ngước mắt, miệng lắp bắp: “Con xin ông” rồi bỏ chạy thục mạng. Đại loại như thế, phong cách của Hoán kỳ lạ khó hiểu. Sống kín đáo cách biệt nên ít người ưa Hoán. Nhưng cũng chẳng có ai ghét vì Hoán có làm gì phương hại đến ai đâu mà ghét.
Sau một lần vì chuyện gì đấy bị chủ xưởng cơ khí mắng nhiếc thậm tệ, sau khi tặng chủ cú bạt tai kinh hồn, Hoán bỏ hẳn nghề, vài năm gần đây Hoán trở thành người nuôi và đi lai lợn giống. Con vật Hoán gây từ giống lợn thuần chủng Ấn-Âu có vóc lớn, lai tạo với lợn Móng Cái quắt người nhưng dẻo dai và tinh thông. Khách hàng của Hoán thường tìm đến đặt tiền trước, cho địa chỉ và hẹn ngày đợi Hoán dắt lợn giống đến. Hoán chưa hề sai hẹn, giá cả phải chăng và con lợn tốt giống nên uy tín tăng rất nhanh.
Hoán có sẵn một bản danh sách địa chỉ, căn cứ vào đấy Hoán hoạch định cho từng chuyến đi. Ấy là nói đến bây giờ chứ còn như có một dạo thành phố không thể quen được cảnh tượng những loài vật đi lại nghênh ngang ngoại trừ những con bò được thắng trong những cỗ xe ậm ạch, chậm chạp chở hàng hoá. Ngày ấy xe bò còn là thứ phương tiện ích lợi, rẻ tiền và cuộc sống còn chưa đến nỗi nào để tất cả mọi nhà phải đổ xô vào tăng gia cải thiện như bây giờ. Mọi người ào ạt nuôi lợn, gà và các thứ gia cầm khác. Họ tận dụng đủ mọi xó xỉnh làm diện tích chăn nuôi.
Hoán bây giờ có dễ chịu hơn, kiếm được miếng ăn không đến nỗi phải cầu cạnh. Lợn được nuôi nhiều ắt phải đẻ lắm. Nghề lai lợn đếm trên đầu ngón tay may đủ chục người. Nhưng mà điều ấy chả tác động nhiều đến Hoán. Anh không cần tiền. Đấy là lẽ hiển nhiên. Tiền mà làm gì. Đồng tiền dù sạch sẽ đến đâu ít nhất cũng đã một lần làm đời Hoán tan nát. Thì đấy, vợ Hoán chả vì tiền mà phản bội Hoán, bỏ đi theo trai là gì. Hoán căm thù. Căm thù đến mức không bao giờ Hoán dành dụm tiền trong người. Có đồng nào Hoán xào đồng ấy. Tiền bây giờ chỉ còn duy nhất là thứ phương tiện giúp Hoán sinh nhai thường nhật. Tuy kiếm được nhưng Hoán luôn luôn không có tiền.
Chả thế, một lần nhân lúc nghỉ trưa, Hoán buộc tạm con vật vào gốc bàng, trước hiệu cơm bình dân trên một đường phố. Anh cảnh sát trật tự yêu cầu Hoán giải phóng ngay chướng ngại vật ấy. Đang dở bữa cơm, Hoán làm ngơ. Nhắc nhở vài lần, anh cảnh sát tức mình rút biên lai tìm chủ để phạt. Lúc ấy Hoán mới rời hàng cơm, thủng thẳng lộn túi áo:
- Làm gì có tiền mà phạt. Nó đấy. Phạt nó! - Hoán chỉ vào con lợn.
- Nhưng anh nuôi nó. Anh là chủ! - Anh cảnh sát tức điên lên.
- Không có ai là chủ. Còn nuôi ư? Chính nó nuôi tôi - Hoán trả lời bình thản, khuôn mặt không một mảy may rung động.
Tội của Hoán lẽ ra đáng đưa về trụ sở xử lý. Nhưng đúng, Hoán không có tiền thật. Túi sạch trơn. Mà lý do chính khiến người cảnh sát lùi lại, cất biên lai vào xà-cột vì chợt nhìn thấy mắt Hoán. Một người điên khùng - anh ta nghĩ. - Hơn thế nữa, cặp mắt ấy trong suốt, lạnh lẽo không có hồn, hệt như cái ao sâu mùa đông nhìn thấy những chiếc lá mục rữa nằm phăng phắc dưới đáy. Không phải một người điên, mắt người điên dại không đáng sợ bằng mắt Hoán. Mắt của một người đang sống nhưng hồn đã chết tận đâu đâu.
Một hôm như thường lệ, Hoán cùng con vật đi vào thành phố theo chương trình đã định sẵn. Bữa ấy Hoán mệt, người mỏi dừ. Con vật hiểu chủ, dù đương sức nó cũng uể oải, lười nhác nhấc từng bước chân một. Đã hẹn trước, Hoán không muốn bỏ dở chuyến đi. Từ ngoại ô vào đến đây, ít cũng phải kiếm đủ bữa mới về. Thực hiện xong hợp đồng, ngồi nghỉ ở quán nước, nhẩn nha uống bát nước chè xanh, Hoán lim dim muốn ngủ, bỗng giật mình vì một bàn tay êm ái, nhẹ vỗ lên vai. Gã đàn ông đứng sừng sững phía sau, toét miệng cười. Nụ cười hiền lành và thân thiện. Lòng Hoán dịu đi đôi chút sau cú giật mình bực bội.
- Chào chú em. Chú em sang bên, anh có chuyện muốn nói.
Hoán hơi ngạc nhiên. Giá như mọi ngày hẳn Hoán sẽ cáu bẳn theo cách riêng của mình là lì mặt, im lặng. Nhưng hôm nay, trước cử chỉ khác thường của gã đàn ông, Hoán đâm ra dễ tính, lẳng lặng đứng dậy đi theo gã. Họ bước vào một quán giải khát sang trọng, dù cả Hoán và gã đàn ông quần áo đều lôi thôi, cẩu thả. Một khay lớn bày những vại bia tăm tắp, bọt sủi từ đáy cốc lên như vôi sống gặp nước, được bung ra theo lời gọi dứt khoát của gã đàn ông. Hoán lồi mắt. Cảm giác ngơ ngác biến mất nhanh chóng đẩy Hoán chơi vơi trong tâm trạng sờ sợ. Giọng gã đàn ông nhỏ nhưng đanh, phá tan bầu không khí đang dần lạnh toát.
- Nào, ta nâng cốc. Anh là Lanh. Chú đừng ngạc nhiên. Gia cảnh chú thế nào anh biết tường tận. Vì sao? Chú chẳng cần quan tâm. Anh chỉ có một đề nghị thế này: Ta sẽ hợp tác làm ăn. Từ hôm nay anh sẽ gây dựng cho chú. Chú ngạc nhiên hả? Không sao. Uống đi rồi theo anh, mọi chuyện sẽ rõ ràng.
Phải mất một lúc, Hoán mới định thần được. Ngôi nhà nom bên ngoài tường mùng mục, rêu phủ ẩm ướt, nhưng bên trong tráng lệ một cách ít ngờ. Những năm còn bộ đội, Hoán đã từng ở Sài Gòn, từng đến Pnômpênh, từng được sống trong những căn nhà hiện đại, tiện nghi chẳng thiếu thứ gì. Nhà cửa những nơi ấy gấp có đến trăm lần, ngôi nhà này cũng chưa đủ làm Hoán ngạc nhiên. Điều gây cho Hoán lạ đến độ thảng thốt là toàn bộ những phòng ở tầng một của gã đàn ông đều vuông vức, tường quét ve sáng, nền gạch lát men, tất cả rộng có đến trăm mét vuông, chứa cơ man nào là lợn. Các loại lợn, từng cỡ một ụn ịn đều nhău tăm tắp. Hoán mê mẩn nhìn những con lợn hồng hào, no đủ, được tắm rửa sạch sẽ. Chất nông phu trong Hoán nổi lên kích thích lòng say mê nghề nghiệp. Tại sao không gọi là nghề? Hoán chả đang làm cái việc tăng sản xuất đầu lợn là gì. Thoạt tiên Hoán tưởng đây là một xí nghiệp chăn nuôi quốc doanh. Nhưng Hoán vỡ nhẽ ngay. Làm gì có xí nghiệp quốc doanh nào lại đầu tư tốn kém, nhất là chăm nom đàn lợn tử tế đến thế. Điều thắc mắc của Hoán được giải đáp nhanh chóng. Gã đàn ông đã trút bỏ vẻ khù khờ bình dân ban đầu. Trong cơ ngơi của mình, gã đi lại sấn sổ, hoạt bát đường bệ như một vị tướng có đầy đủ trong tay những đạo quân mạnh mẽ:
- Của anh hết đấy. Anh tự sản, tự tiêu. Chăn nuôi cũng là một nghề sạch sẽ. Không luỵ phòng thuế, chẳng sợ thương nghiệp. Lợn xuất chuồng bắc lên cân, nhà nước tư thương cũng là con hàng hết. Ai trả tiền cao anh bán, không chạy vạy, luồn cúi, nguyên tắc ấy không bao giờ bị lệ thuộc.
Những lời của gã đàn ông cứ bùng nhùng trong cái đầu vốn đang bùng nhùng của Hoán. Nhưng rồi Hoán cũng hiểu. Trước đây, chủ nhà lợn này vốn là một giám đốc xí nghiệp, vướng mắc gì đấy bị hạ bệ. Từ hai con lợn bột, sau một năm gã gột thành hơn hai tạ lợn thịt. Bỗng dưng gã vớ được món bở và trong tâm can gã nung nấu một quyết định. Gã đâm đơn xin về hưu. Xin hưu trong lúc có chức có quyền và chưa đến tuổi là một hành động cao cả được xã hội hoan nghênh nhiệt liệt. Gã lấy luôn nhà ở thành chuồng nuôi. Sau vài vụ gã phất lớn. Gã bỏ tiền mua đất xung quanh, xây lên tầng, củng cố nhà nuôi. Kinh tế càng khó khăn, chính sách nuôi càng được mở rộng. Gã thuê người làm công, mở mang cơ sở, đầu tư tiền vốn, học hỏi kỹ thuật. Thấy Hoán ngơ ngẩn, lệt bệt, bước xung quanh chuồng mắt dán vào đàn lợn, gã cười hềnh hệch, mắt tít như hai sợi chỉ dăm:
- Trông sạch mắt chứ chú? Nhưng cũng không ngon ăn đâu – Gương mặt gã thoắt biến đổi méo xệch, răng nghiến kèn kẹt – cũng đổ mồ hôi, sôi nước mắt đấy. Rồi chú sẽ thấy. Không ít kẻ nhòm ngó. Mẹ! Lúc mình rách, vợ con cũng khinh. Lúc mình có máu mặt, hết phường đến quận, hai vụ công trái vừa rồi, anh cúng đủ triệu bạc.
Rồi hắn lại toét miệng cười. Hoán nghe nhưng chẳng cần hiểu. Mọi thứ với Hoán từ ngày rời quê đều trở thành vô nghĩa. Những ngày đầu qua đi suôn sẻ. Gã chủ hài lòng lắm. Hoán xốc vác, có sức khoẻ, việc gì cũng làm. Quần quật cả ngày tịnh không có lời kêu ca. Lạ thế. Nếu cần phải nghĩ, chính Hoán cũng thấy lạ. Được mươi ngày nom Hoán khác hẳn. Hồng hào, sạch sẽ. Gã chủ chả cần tính toán bỏ ngay khoản tiền sắm sửa mẽ ngoài cho Hoán. Bộ cánh mới thời trang, bảnh choẹ thay thế hẳn cho bộ đồ lính bạc phếch. Đến giờ nghỉ, Hoán súng sính trong bộ pi-gia-ma kẻ sọc. Bỗng dưng Lanh, gã chủ - vớ được một người làm công tận tuỵ. Gã bảo:
Anh biết chú hận cái gì. Xử như chú thiệt thân lắm. Anh đây, đường vợ con cũng vô cùng lận đận. Nhưng anh khác chú. Anh phớt tất. Mẹ, cứ có tiền là xoay chuyển được hết, kể cả thời cuộc. Cơ ngơi này anh ở với con vợ mới. Vợ cũ anh cho re. Lúc đầu nó cũng làm dữ lắm. Nhưng tiền vào, im hết. Mỗi tháng anh quẳng cho nó một “sợi”. Ngồi mát nuôi con hoá sướng. Bọn nhóc thỉnh thoảng về đây “quậy” luôn. Nhưng anh đã có cách. Bọn trẻ bây giờ tinh ranh nhưng rẻ vô cùng. Sau lưng gọi bố bằng thằng, nhưng chỉ bộ bò mốc là vâng vâng, dạ dạ. Chú yên tâm – Gã thân mật đặt tay lên vai Hoán – Mới vài ngày nhưng anh rất tin chú. Anh sẽ dựng vợ cho chú. A ha… Chú có tiền, đàn bà sẽ bu đến như ruồi tìm mật, bất kể chú là loại người gì.
Phải đến phút sau Hoán mới hiểu gã chủ nói gì. Sao hắn biết rõ về mình thế nhỉ? Nhưng hắn không hiểu. Hoán đâu có cần tiền, càng không cần vợ, Hoán ở đây chỉ là vì mê đầu lợn. Đẹp quá. Có chục con lợn nái, nước non gì. Nhưng đàn lợn thật đụn địn trăm con, đẹp còn hơn cả tranh lợn làng Hồ. Nhìn chúng ăn, nhìn chúng ngủ Hoán cảm thấy vui. Khối nhọt u cô đơn trong lòng Hoán dần dần thai thoát. Lâu lắm rồi Hoán dửng dưng với người khác. Nhưng bây giờ - qua đàn lợn – Hoán bỗng manh nha tin cậy gã đàn ông mới gặp. Gã là ai thế nhỉ? Sao gã biết rõ nỗi niềm sâu kín của Hoán? Ngay cả Hoán cũng đã quên mất rồi. Đoạn đời cũ đã bị chôn vùi. Thậm chí cả đến nhớ lại Hoán cũng chả thiết. Vậy mà bây giờ ở đây, trong cơ ngơi của Lanh, đến bữa cơm nhâm nhi hươu rượu, đoạn đời ấy lại hiện lên mồn một, rõ ràng, mạch lạc.
Ngày ấy lâu rồi. Làng quê Hoán vùng châu thổ sông Hồng trù phú. Hoán mồ côi cha. Mẹ ở vậy nuôi con. Hai mẹ con đều có sức, ở đồng bãi lo gì miếng ăn. Năm Hoán mười tám tuổi – năm 1965, bom Mỹ đánh vào làng đúng lúc nghỉ đêm. Một phần ba số dân làng ngủ yên vĩnh viễn. Hoán làm đơn xin nhập ngũ mặc dù Hoán là con độc – trong diện chính sách. Mẹ tiễn Hoán đến hết làng. Cả Hoán, cả mẹ, nước mắt ròng ròng. Còn một người nữa cũng chùi nước mắt. Cô Mít hàng xóm.
Hoán biết thỉnh thoảng Mít hay đỏ mặt liếc trộm Hoán. Hoán cũng thế. Một ngày không gặp Mít, Hoán bồn chồn. Chỉ thế thôi chứ cả Hoán lẫn Mít chưa bao giờ nói với nhau điều gì ngoại trừ công việc đồng áng và đoàn thể. Hoán đi, Mít giúi vội vào tay Hoán chiếc mùi-soa mềm mềm phảng phất hương bưởi vườn vừa cất. Rất nhanh, bàn tay nóng ấm lướt qua đời Hoán như một lời hẹn khó quên.
Nhiều năm sau Hoán vẫn còn cảm thấy màu hồng lan nhanh trên khuôn mặt Mít lúc ấy. Màu hồng rực rỡ tụ lại ở đôi lúm đồng tiền ngồ ngộ. Hoán ở chiến trường miền Đông một lèo. Hết chiến tranh Hoán sẽ về nuôi mẹ, cưới Mít. Đời sẽ là như thế, nếu như Hoán không bị trận lạc rừng khủng khiếp chỉ xảy ra trước hoà bình 75 có một năm tròn. Hoán không duy tâm nhưng sau này Hoán chiêm nghiệm rằng: âu con người ta cũng có số thật?
Hoán bị lạc ở vùng rừng Đa Quýt chỉ cách tỉnh lỵ Phước Long có một thôi tắt rừng, ở đấy, đơn vị Hoán đang cùng chiến dịch vây ép tiến công chiến lược. ác thế. Tổ chốt trinh sát của Hoán bất ngờ bị một đại đội dù nguỵ tấn công. Chốt chỉ có ba người và một máy vô tuyến mười lăm oát. Sau khi phát tín hiệu cấp cứu, tổ trưởng huỷ máy rồi hạ lệnh cho toàn bộ rút lui để bảo toàn lực lượng. Về sau Hoán mới biết ở hai hướng kia, đồng đội của Hoán đã hy sinh ngay từ loạt bắn đầu tiên. Hoán may mắn rút an toàn theo lòng một con suối cạn địch chưa kịp phát hiện. May mắn ấy chính là cái số Hoán khiến Hoán phải điên đảo cả quãng đời về sau. Hoán cứ theo lòng suối, lần lần, mò mẫm suốt đêm. Đến sáng Hoán mới biết mình đã lạc xa đơn vị. Phải lộn lại. Hoán đi vòng tránh xa cái chốt dù địch mới cắm. Địa hình lạ, mất đến ba ngày lặn lội nhịn đói nhịn khát Hoán vẫn chưa tìm được đơn vị. Chính lúc ấy cơn sốt rừng quật xuống.
Lính B2 ai chả mang thứ tài sản bắt buộc là những mầm sốt dai dẳng trong người. Trận sốt hành hạ Hoán gần một tuần lễ. Và Hoán đã chắc chắn phơi xác nếu không may mắn gặp được Lài – nữ giao liên binh trạm – đang về nơi tập kết để ra Bắc hưởng chính sách. Mãi mãi Hoán nguyền rủa cái lán hoang, nơi Hoán nằm phục bệnh ở giữa rừng miền Đông ấy. ở đấy Hoán đã vĩnh viễn xoá đi hai núm đồng tiền rực rỡ của Mít, để lần đầu tiên trong đời Hoán run rẩy trao cho Lài – ân nhân của mình – nụ hôn đắng ngắt dư vị sốt rét. Nước mắt giàn giụa, Hoán vuốt đi vuốt lại mái tóc thưa thớt, sạm phếch của Lài. Sau mỗi lần vuốt, ngón tay Hoán lại run run nhặt ra những sợi tóc bợt bạc. Hoán phủ mãi niềm thương cảm lên khuôn mặt gầy guộc của Lài.
- Anh chỉ còn mỗi mẹ già. Ảnh anh đây, đằng sau đã ghi địa chỉ. Thỉnh thoảng em đến thăm mẹ nhé.
- Ứ! Ghét ghê, sao lại thăm? Em sẽ ở luôn với mẹ, chăm sóc mẹ, chờ anh.
Hoán hực khẽ trong cổ. Đầu váng vất. Lồng ngực reo bần bật. Tim thúc thình thịch.
- Điêu!
- Em thề! Đứa nào nói điêu, đứa ấy chết!
Hoán ôm chặt lấy Lài. Giữa cánh rừng già năm ấy Lài đã nhận của Hoán lời hẹn ước tin cậy nhất. Giải phóng miền Nam gần một năm Hoán mới khoác ba-lô trở về làng. Lài chờ Hoán thật. Hai mẹ con cạn kiệt nước mắt vì không có tin tức Hoán. Tổ chức cưới xong, hết phép Hoán lại tiếp tục vào đơn vị. Nhiệm vụ của đơn vị Hoán còn khá nặng nề ở biên giới Tây Nam. Mãi đến năm 79 Hoán mới phục viên. Mẹ Hoán đã chết. Đau thật đấy nhưng dù sao cũng hợp lẽ, già rồi ai chả phải một lần chết. Đau hơn cả là Hoán mất Lài.
Trước đấy nhiều lần, trong những kỳ nghỉ phép và qua đường thư từ, Lài luôn giục Hoán về hẳn. Về làm sao được, Hoán không phải là người dễ dàng bỏ đồng đội, những người gắn bó sống chết với Hoán. Hoán về. Nhà cửa lạnh tanh, cỏ mọc đầy vườn. Hoán đọc đi đọc lại suốt cả ngày trời, hàng trăm lần, lá thư Lài để lại. Đọc mà chả nhớ gì hết, chả biết gì hết, Hoán chỉ mang máng rằng Lài sống vò võ một mình khổ quá, cực tay, tay làm miệng ăn không đủ. Cực ấy còn chịu đựng được nhưng Lài không chịu xiết nỗi cô đơn, niềm quạnh quẽ của người đàn bà có chồng nhưng biền biệt cách xa. Tệ quá, mình tệ quá! – Hoán lẩm bẩm. Hoán thở dài.
Hoán ở lì trong nhà đến tuần lễ. Rồi Hoán sẽ nguôi ngoai, sẽ gây dựng lại cuộc sống bị gián đoạn. Hiển nhiên là như thế, sự mất mát nào cũng có giới hạn, nếu như đến tuần lễ sau Hoán không biết đích xác rằng Lài bỏ đi không phải vì thiếu Hoán cạnh bên mà vì lý do hoàn toàn khác. Lài đi theo một gã đàn ông giàu có ở thành phố. Anh họ Hoán kể rằng: “Có gặp thím dạo tết, béo đẹp lắm. Thím cứ giúi vào tay anh tập tiền. Chối mãi không được. Tiền anh vẫn để dành, để anh về lấy chú xem. Thím ấy phúc đức thật”. Hoán trừng mắt khiến ông anh họ vốn là người nhu mì, thật thà, yếu đuối, sợ dúm dó người. Hoán tin. Ai chứ anh họ Hoán từ bé đến lớn tinh không biết nói dối bao giờ.
Hoán lồng lên như voi rừng trúng đạn. Hoán xé tan bức thư cuối cùng của Lài. Chưa hả, Hoán giật phắt tấm ảnh cưới lồng kính treo trên vách, lia thẳng xuống ao. Tấm ảnh ấy dạo cưới Hoán phải mất một buổi đạp xe xuống tận thị xã tô màu cho đẹp. Chao ôi lòng người thật độc địa. Hoán từng đi đó đây và cũng chả ngu đần gì để không nhận thấy những chuyện như thế ở đời vô khối. Nhưng với Lài – Hoán gầm lên – Hoán lấy Lài vì nghĩa.
Thiêng liêng hơn cả tình yêu, đấy là nghĩa cả. Một người như Lài từng ở chiến trường, từng vào sống ra chết, duyên chồng vợ gắn liền bên hòn tên mũi đạn, phần sống ít, phần chết nhiều, tưởng phải gắn bó keo sơn, mãi mãi ăn đời ở kiếp. Nào ngờ. Máu trong Hoán sôi sùng sục. Sao ngày ấy bọn lính dù không phục ở khe suối cạn cho Hoán một phát chết quách cho rồi? Như thế hẳn còn nhẹ nhàng hơn tình cảnh bây giờ. Dần dà Hoán tĩnh trí lại. Hoán cười chao chát. Thôi lẽ đời cũng phải, ân trả ân, oán trả oán.
Cô Mít dù Hoán không hứa hẹn gì nhưng chả đợi Hoán ngần ấy năm trời hay sao? Con gái có thì, tuổi xuân ném vào thời gian đợi chờ mòn mỏi, đến khi vỡ mộng cô Mít phải gạt nước mắt lấy một người đàn ông goá làng bên cho yên bề, yên phận. Đấy cô Mít có trách oán Hoán một lời nào không? Vậy thì tại sao Hoán lại phải điên giận vì Lài? Thiếu gì đàn bà, Hoán đâu đã phải loại đàn ông bị xếp xó. Đầu ong ong, Hoán đi xuống cánh đồng Mả thắp hương trên mộ mẹ. Tiện gặp trâu cày, Hoán lội xuống thử vài đường, mùi bùn sục nao nao.
Thấp thoáng bóng các bà, các cô làm cỏ, tát nước. Đầu Hoán lại quay cuồng. Mùi bùn ấy Hoán đã từng nhớ nhung khao khát. Và kia nữa tấm lưng ong dưới lần vải gụ rịn rịn mồ hôi. Mít… Lài… Không phải. Hoán vùng bỏ chạy. Quá khứ tích tụ trăm nghìn kỷ niệm đau xót dồn dập như pháo nã trong đầu Hoán. Hoán ốm liệt. Phục bệnh xong Hoán lần mò xuống uỷ ban xã gặp tay bạn cùng nhập ngũ, giờ nó là phó chủ tịch thường trực. Vị cán bộ xã tròn mắt khi Hoán bày tỏ ý định bỏ làng ra đi. Anh ta thuyết phục mãi, Hoán vẫn nhất mực khăng khăng. Hoán về nhà gọi người anh chi trên nói gọn lỏn:
- Hương hoả nhà tôi mà chẳng được dài nên phúc đức thất tán. Tôi đã quyết định. Anh cho cháu sang đây ở. Trông cậy vào anh đèn khói cho nhà đỡ lạnh lẽo phải tội.
Người anh rơm rớm nước mắt:
- Thím ấy trót phụ bạc cũng vì hoàn cảnh. Chú đừng đi. Khổ đâu bằng nỗi khổ tha phương. Ở nhà còn anh, còn em, còn hàng xóm láng giềng.
- Biết thế nhưng tôi không chịu nổi – Hoán thở dài. – Còn nó hoàn cảnh gì, con đàn bà tệ bạc, xin đừng ai nhắc đến.
Mắt Hoán lại hoa lên. Hoán gạt mớ đom đóm đỏ nhìn xuống tay mình. Trong ấy là những sợi tóc rụng của Lài bợt bạt vì sốt rét.
Chao ôi đời người đen bạc. Đôi lúc Hoán cũng chạnh nhớ đến làng xóm. Những yếu đuối ấy tan rất nhanh trong chuỗi ngày lầm lụi kế sinh nhai của Hoán, Hoán sống được bằng chính sự quên lãng mọi vướng víu của kỷ niệm buồn thảm. Quên, quên hết. Đời giả dối, người lọc lừa. Hoán tự chốt chặt cánh cửa trái tim của mình. Không tiếp xúc, không quan hệ, có chăng chỉ là mưu cầu miếng ăn tồn tại. Hoán không tìm Lài và cũng không đến với một người đàn bà nào khác. Thấm thoát đã gần chục năm trời…
Bữa cơm tối nay, Hoán cạn hết hươu rượu. Miệng vẫn nhàn nhạt, thòm thèm. Hoán vốn không uống được nhiều, mặc dù ngày nào Hoán cũng uống. Rượu với Hoán không phải là liều thuốc giải sầu mà chỉ như một thói quen cố hữu của cảnh sống nhếch nhác. Hoán rót thêm một hươu nữa tu thẳng. Đắng! Buồn thế. Gã chủ đi rồi. Gã đi một chuyến dài ngày vào phía nam hình như để áp phe một cú gì đấy. Gã dặn dò Hoán kỹ lưỡng về mọi công việc cần thiết. Vợ gã về hồi chiều, Hoán chưa biết mặt… Nghe mấy người làm công nói ả cũng biền biệt suốt, hết vào Nam lại ra Bắc. Phải thôi, dân buôn nhiều tiền đâu có tiếc thời gian, sức lực để đẻ thêm thật nhiều tiền nữa. Càng uống Hoán càng thấy buồn. Nỗi buồn lớn dần khiến rượu nhạt thếch. Hoán lại trở về với tâm trạng chán chường. Niềm hứng khởi của mấy ngày gần đây với đàn lợn và niềm tin dè dặt vào gã chủ kỳ lạ đã biến mất trong Hoán. “Toàn bọn chó đểu, sạch sẽ gì! – Hoán lẩm bẩm – Hoá ra cũng một phường ăn cắp”. Chiều nay tình cờ giúp người lái xe “công nông” chuyển gạo nhập kho để nghiền thành cám cho lợn, Hoán phát hiện ra những bao gạo trắng muốt. Gạo ở đâu mà nhiều thế? Tinh loại gạo ngon. Cơm niêu, nước lọ gần chục năm trời ở cái thành phố này, Hoán biết gạo đâu phải là thứ thừa thãi dành cho gia súc. Vốn chẳng tò mò nhưng thấy gã lái xe, tóc bợp gáy bết bệt đất cát, mồ hôi, luôn mồm giục vác nhanh, khiến Hoán ngứa ngáy miệng:
- Cứ tà tà, trộm cắp gì đâu mà vội.
- Hả? – Gã lái xe tức thì quăng bịch bao tải khiến gạo vãi tung toé. Giọng gã xoe xoe đầy tức giận – Gạo của đám xế lương thực đường dài “chọc tiết”. Không trộm cắp lấy đâu giá rẻ như bèo. Gạo người ta ăn chẳng đủ. Hừ… cao đạo! Này nói cho biết… ông mà tố thì rũ tù cả nút.
Hoán cụp mắt nín thít. Thân phận tôi tớ làm công biết gì mà nói. Công đoạn nhập gạo này trước đây gã chủ đảm nhiệm. Hoán lặng lẽ gom chỗ gạo rơi rồi bỏ vào nhà. Buổi chiều Hoán bỏ việc nằm bệt. Bây giờ Hoán không còn khái niệm tự hào bản thân như lâu nay Hoán vẫn sống bằng chính sức lao động của mình. Nằm chán, Hoán vòng xuống chuồng nuôi. Con lợn lai của Hoán thấy chủ, cào cào hai chân trước, rít ư ử. Hình như cặp mắt nó nhoè nhoè. Hoán thấy thương nó. Dẫu là con vật nhưng nó với Hoán nặng tình nặng nghĩa. Mình có lỗi – Hoán nghĩ – tưởng giao thân vào chỗ tử tế, nào ngờ… Chao ôi, đắng quá. Hoán cứ ngồi nhâm nhi mãi. Người buồn đến với rượu như kẻ mù tìm cây gậy dắt. Đúng lúc người Hoán bồng bềnh, đầu ngất ngưởng như cái túi bóng chứa khí thì có tiếng bước chân nhè nhẹ. Tiếng cánh cửa bị chốt lại còn nhẹ hơn thế. Mùi thơm ngầy ngậy lan toả nhanh chóng át hẳn hơi rượu nồng nặc. Hoán xoay người nhìn lại. Một người đàn bà. Hoán bỗng giật bắn người, chồm hẳn dậy, vọt qua mâm cơm. Cảm giác say tan biến như bọt xà phòng. Hoán giật mạnh tóc mai để định thần. Không phải ảo giác. Người đàn bà mũm mĩm, thơm tho, hồng hào đứng trước mặt Hoán chính là Lài. Cổ họng Hoán tắc nghẹn. Bất ngờ quá. Hoán đứng chôn chân. Lài nhỏn nhẻn:
Anh không ngờ em ở đây phải không?
Giọng nói thân quen sau bao cách xa, cay đắng làm Hoán thức tỉnh. Thì ra là mày! Con phản bội! Đồ đĩ điếm! Mày đẩy ụp một đời tao, tao sẽ băm vằm mày. Khát vọng trả thù mãnh liệt. Nhưng lạ chưa kìa, vừa tiến được một bước chân, Hoán đã dừng phắt, tay buông thõng. Lài khóc. Những giọt nước mắt lã chã. Sạch sẽ thay nước mắt đàn bà! Nó tẩy rửa mọi thứ. Nó làm tắt ngấm ngọn lửa phẫn nộ cháy bùng bùng trong Hoán. Giọng Lài thẽ thọt. Lài kể, kể hết. Rằng mẹ chết, Lài một thân một mình. Tiếng rằng quê chồng nhưng có khác gì đâu đất khách quê người. Lài bơ vơ quá. Rồi Lài đi không phải vì làng xóm đối xử tệ bạc. Quê Hoán nổi tiếng ưu ái các gia đình chính sách. Lài đi lúc đầu cũng chỉ định tìm một công việc nhì nhằng gì đấy làm cho qua ngày, đợi Hoán. Lài gặp Lanh. Thấy Lài ốm o, nhếch nhác, Lanh thương tình nhận vào làm hợp đồng. Lúc ấy Lanh là giám đốc xí nghiệp xây dựng. Sung sướng gì kiếp làm phụ nề. Lương ít ỏi lại dầu dãi nắng mưa. Khổ thế nhưng Lài vẫn cặm cụi lam làm, chịu khó. Giám đốc Lanh động lòng trắc ẩn. Lài được làm tạp dịch cơ quan. Rồi biên chế chính thức. Rồi được cất nhắc làm văn thư. Nhàn nhã, người cũng đổi khác. Mầm sốt tiệt nọc, Lài phổng phao, da dẻ dịu lại, tóc lại trổ đầy đặn, mượt mà. Đùng một cái, xí nghiệp rầm rĩ, giám đốc “có vấn đề” với văn thư. Vợ Lanh dẫn con đến làm um xí nghiệp. Rồi thanh tra, rồi kiểm điểm, kết cục Lanh tạm thời bị đình chỉ chức vụ giám đốc. Thế là phải, đạo đức bao giờ chả là tiêu chuẩn hàng đầu của phẩm chất lãnh đạo. Oan thế. Lài kêu cứu để Lanh khỏi vì mình mang luỵ. Ai tin. Biết đâu được ma ăn cỗ. Vợ Lanh trỏ mặt Lài “Gái đĩ già mồm. Bà thì cho tan tành xác pháo”.
Một đêm mưa gió, Lài tìm đến với Lanh. Chịu ơn sâu Lài biết lấy gì mà trả. Thôi thì lấy tình đáp nghĩa. Đằng nào cũng đã chịu tiếng tăm. Lài cắn răng theo Lanh, và dần dà cơ nghiệp này được gây dựng.
Hoán kiên nhẫn nghe Lài kể lể. Lài vẫn nhớ đến Hoán ư? Thì đấy Lài chả lập mưu để Lanh đón cái gã lai lợn kiết xác này về đây là gì? Chao ôi, Lài định nối duyên chồng vợ với Hoán bằng cách đấy ư? Sấm sét nổ trong đầu Hoán.
- Thế còn Lanh, ông chủ lợn, chồng cô?
- Hắn đi suốt. Từ ngày có tiền hắn chỉ biết đến tiền thôi. Xưa kia tốt là thế. Bây giờ vợ con hắn còn bị bỏ mặc. Thân em thấm tháp gì.
- Cô nói vẫn nhớ tôi – Hoán gặng – Sao biết tôi ở đây, cô không đến.
- Để làm gì? Để chúng mình tiếp tục sống nghèo? Không! Cơ nghiệp này không thể bỏ mặc cho mình hắn hưởng. Chúng mình đã mất tất cả, chẳng nhẽ không được cái gì. Em van anh. Hãy nghe em. Ở đây anh sẽ sống sung sướng. Em sẽ bù đắp cho anh tất cả.
Người lảo đảo, Hoán hoang mang đến cùng cực. Lài xáp đến. Hình ảnh Lanh thoáng nhanh. Một giây ám ảnh. Rồi thì thằng đàn ông trong Hoán đã chiến thắng.
Hoán tỉnh dậy lúc gà gáy sáng. Đầu nặng như đá đeo. Lài nằm bên cạnh ngáy đều đặn. Trong ánh điện Hoán thấy rõ khuôn mặt của Lài. Như không có chuyện gì xảy ra. Lài ngủ bình thản, đầy thoả mãn. Hoán lập cập tìm bình nước lọc tu òng ọc. Lại ngắm. Lài đấy, thân hình ngồn ngộn phơi dưới ánh điện trắng đục, Hoán thấy lờm lợm. Cuộc đời thế này ư? Sao con người chuộc lỗi lầm đơn giản đến thế? Trời ơi, lấy lầm lỗi chuộc lại lầm lỗi. Cuộc đời công bằng thật. Lanh cướp mất Lài của Hoán, và bây giờ Hoán giật lại Lài. Đằng nào hơn? Đằng nào cũng thế. Bảo rằng Hoán khổ thì Lanh chắc sướng hơn chưa? Lanh cũng mất đấy chứ. Có ai được mà không mất? Lòng dạ Hoán rối bời. Có một cái gì bất ổn tràn ngập trong lòng Hoán. Người đàn bà kia không phải là Lài. Lài của Hoán đã chết. Cô Lài của rừng miền Đông đã cất lời chào vĩnh biệt từ lâu rồi. Bỗng có tiếng đập cửa dồn dập. Lài đang ngủ say chồm dậy, vơ vội quần áo mặc. Hoán mở cửa. Lanh chạy ào vào, thở hổn hển:
Mất mẹ nó hết rồi! – Bỗng Lanh gầm lên –Khốn nạn chưa kìa, mất cả chuyến hàng, thoát được về đây lại gặp cảnh này.
Lanh nhìn Hoán. Cái nhìn lạ lùng. Làm sao có thể tin được con vợ giàu sang quý phái của mình lại ăn nằm nhanh đến thế với gã lai lợn bẩn thỉu. Lài đã tỉnh hẳn, mặt hốt hoảng. Hoán đứng sừng sững như cột điện chôn giữa ruộng nước. Ngày xưa Từ Hải chết đứng cũng chỉ như thế này là cùng. Có lẽ đau điếng hơn cả là Lanh. Mắt gã từ xoe xoe trở thành bất động. Phải mất đến một lúc, âm thanh dồn tắc nghẽn trong cuống họng Lanh mới phào ra được. Cụt lủn mỗi câu: “Súc vật!” Hoán vẫn đứng như thế không ân hận, chẳng sợ hãi. Lanh nhắc lại cặp từ trần trụi vừa rồi lần nữa. Bất ngờ Lài nhẩy bổ vào giữa hai người. Giọng rin rít hướng về phía Lanh: “Ai là súc vật?” Anh có biết ai đây không? Đây là chồng tôi. Chính anh, cả tôi nữa, đã cướp mất của anh ta cuộc sống. Không vợ con, gia đình, không một nơi ẩn náu. Súc vật! Những thằng người như tôi và anh có hơn gì “Súc vật”. Lài sụp xuống oà khóc. Hai người đàn ông mắt hướng vào nhau. Nét bối rối xuất hiện, nước mắt Lài chảy xuống làm sụt lở từng mảng đất dưới chân Hoán. Súc vật! Chao ôi! Chao ôi!, Lanh và Lài đều đúng cả. Bấy lâu nay, tuy không ý niệm nhưng Hoán vẫn mang máng rằng Hoán và con vật khốn khổ chung một kiếp sống. Một kiếp sống mong manh, mơ hồ, mọi thứ xảy ra trong tiềm thức sâu thẳm, không định hướng, là gì nữa Hoán không biết. Chỉ đến bây giờ Hoán mới thức tỉnh. Súc vật, Hoán đã từng nhiều năm ở chiến trường oanh liệt. Hoán đã từng được sống đẹp đẽ. Vậy mà mất hết. Vì cái gì? Hoán trân mắt hết nhìn Lanh lại nhìn Lài. Không một mảy may căm giận, không một mảy may xót xa. Hoán có cảm giác như người vừa trả xong món nợ. Quãng đời cũ vinh và nhục, sướng và khổ, thù hận, căm ghét, mọi thứ đều tan biến vô nghĩa. Hoán nhìn thật kỹ Lài. Cái nhìn lạnh lẽo khủng khiếp khiến cả Lanh và Lài đều rùng mình, nhắm mắt. Mớ đom đóm đỏ lại xoà bay trước mắt. Hoán xoè tay. Chỉ có những nốt sần chai trên bàn tay thô ráp. Không còn nữa những sợi tóc rụng bợt bạt. Hoán quay người chậm rãi đi ra phía cửa. Tiếng lịch kịch mở cổng sắt của Hoán làm con vật tỉnh giấc chồm ngay lên thành chuồng. Hoán nhìn con vật. Mãi đến bây giờ lòng Hoán mới trào lên nỗi xót xa. Thôi mày ở lại nhé. Đây là chỗ của mày. Dường như hiểu tất cả, nó tru lên một tiếng dài thê thảm. Tiếng tru khao khát tiếc nuối. Không thể dừng được, Hoán vùng bỏ chạy. Tiếng con vật thảm thiết, đuổi dài đằng sau: “Dừng lại đi. Tàn nhẫn thay con người. Vì cái gì mà các người độc ác đánh đổi mọi thứ? Dừng lại đi…”.
Hoán chạy thục mạng ngược lại hành trình đôi bạn vẫn đi vào thành phố kiếm ăn. Từ hôm ấy, mọi người không ai còn thấy Hoán nữa. Số phận Hoán lập tức bị lãng quên. Có ai đó nhớ lại chỉ tiếc rằng: có một con lợn lai tốt giống đến thế đã không còn tồn tại.
Con vật mình dài quãng mét tư, mét rưỡi, chiều cao có dễ đến gần một mét, cân nặng xấp xỉ tạ mốt, tạ hai. Ước đoán thế thôi, chứ nó chưa được vinh hạnh bước lên bàn cân bao giờ.
Thế là may, đối với giống lợn, cái cân là bản án tử hình tuyệt đối. Đồ sộ thật. Nó đi trên đường, bốn chân sải đều đặn, không nhanh, không chậm, đầu cúi gằm. Trước đây nó cũng ngang ngửa, nhìn hết xa, gần, trên dưới... Bây giờ bọn trẻ con hàng lũ hàng đàn chạy theo chỉ trỏ, trêu chọc, thậm chí ném đá, túm đuôi, tạo cho nó phản xạ chấp nhận tư thế yếu hèn như vậy.
Nó đi, mọi chuyển động của cơ bắp đều ẩn lặng kín đáo dưới làn da hồng bợt phủ một lớp lông thưa cứng. Không có một thớ thịt nào được phô phang trên cái thân thể tròn lẳn, rắn chắc. Bụng dưới của nó thắt vào, cặp mông ụn ra đầy đặn nhưng không núc ních, sồ sề như mấy ả mấy anh lợn thịt. Cái đuôi dài như một túm cỏ cờ lau phơ phất luôn phe phẩy và thỉnh thoảng hứng chí hay tức giận nó quật đen đét vào hai bên thành mông.
Nó là con lợn đực nhận sứ mạng vinh quang đi lai tạo giống nòi. Nó đi vào thành phố thường xuyên, trừ những hôm nó mệt, chủ nó mệt hoặc mưa bão, hoặc không có khách, còn thì chuyến đi bao giờ cũng khởi hành vào lúc sáng sớm. Sợi dây thừng từ tay chủ quấn một vòng quanh cổ nó, chỉ mang tính quy ước tín hiệu, điều khiển các động tác như đi, dừng, rẽ trái hoặc phải. Do hoàn cảnh, nó thích nghi nhanh chóng. Công nhận nó là con vật ranh khôn khác hẳn với bản chất ngu đần của giống nòi. Có thế nó và chủ mới kiếm nổi miếng ăn giữa cái thành phố ồn ào, náo nhiệt, giữa thời “gạo châu, củi quế” này.
Chủ nó tên là Hoán, cả cái làng ngoại ô nơi đôi bạn trú ngụ ít người biết rõ gốc tích Hoán. Họ chỉ biết mang máng rằng Hoán từ một miền quê tới đây mấy năm về trước mua một khoảnh đất nho nhỏ, trên đấy dựng căn nhà lá con con. Ngày ấy hộ khẩu chuyển dịch nơi nọ, vùng kia còn dễ dàng.Vài năm đầu Hoán làm thuê ở một hợp tác xã cơ khí cao cấp với cái nghề thợ rèn. Bản tính lầm lì, tránh giao tiếp, hầu như Hoán không bộc lộ gì, kể cả tâm sự với mọi người xung quanh.
Ngày đầu “hiện tượng” Hoán - người đàn ông vạm vỡ, da đen sạm gây nhiều nghi vấn đối với chính quyền và dân địa phương. Sau nhiều lần dò dẫm, xác minh, lý lịch Hoán tạm sáng tỏ và có thể tóm tắt như sau: “Sinh năm 1947 - bộ đội phục viên - Thất chí vì vợ phản bội, bỏ quê ra thành phố sinh sống - Thái độ chính trị: không sai phạm - bạn bè thân thích: không rõ - các quan hệ khác: không có”. Hoán không va chạm với ai và mặc dù không giao tiếp nhưng mọi người nhận thấy Hoán sòng phẳng và hào phóng trong lĩnh vực tiền bạc.
Hoán sẵn sàng giúp đỡ người khác đến đồng bạc cuối cùng. Có một lần gã ăn mày chuyên nghiệp giả dạng khách quê mất cắp lần đến nhà Hoán. Vốn chẳng lạ gì gã, Hoán vẫn vứt ra cả một nắm tiền. Số tiền lớn đến nỗi gã ăn mày đã cầm gọn nhưng bàn tay vẫn còn run rẩy. Gã ngước mắt, miệng lắp bắp: “Con xin ông” rồi bỏ chạy thục mạng. Đại loại như thế, phong cách của Hoán kỳ lạ khó hiểu. Sống kín đáo cách biệt nên ít người ưa Hoán. Nhưng cũng chẳng có ai ghét vì Hoán có làm gì phương hại đến ai đâu mà ghét.
Sau một lần vì chuyện gì đấy bị chủ xưởng cơ khí mắng nhiếc thậm tệ, sau khi tặng chủ cú bạt tai kinh hồn, Hoán bỏ hẳn nghề, vài năm gần đây Hoán trở thành người nuôi và đi lai lợn giống. Con vật Hoán gây từ giống lợn thuần chủng Ấn-Âu có vóc lớn, lai tạo với lợn Móng Cái quắt người nhưng dẻo dai và tinh thông. Khách hàng của Hoán thường tìm đến đặt tiền trước, cho địa chỉ và hẹn ngày đợi Hoán dắt lợn giống đến. Hoán chưa hề sai hẹn, giá cả phải chăng và con lợn tốt giống nên uy tín tăng rất nhanh.
Hoán có sẵn một bản danh sách địa chỉ, căn cứ vào đấy Hoán hoạch định cho từng chuyến đi. Ấy là nói đến bây giờ chứ còn như có một dạo thành phố không thể quen được cảnh tượng những loài vật đi lại nghênh ngang ngoại trừ những con bò được thắng trong những cỗ xe ậm ạch, chậm chạp chở hàng hoá. Ngày ấy xe bò còn là thứ phương tiện ích lợi, rẻ tiền và cuộc sống còn chưa đến nỗi nào để tất cả mọi nhà phải đổ xô vào tăng gia cải thiện như bây giờ. Mọi người ào ạt nuôi lợn, gà và các thứ gia cầm khác. Họ tận dụng đủ mọi xó xỉnh làm diện tích chăn nuôi.
Hoán bây giờ có dễ chịu hơn, kiếm được miếng ăn không đến nỗi phải cầu cạnh. Lợn được nuôi nhiều ắt phải đẻ lắm. Nghề lai lợn đếm trên đầu ngón tay may đủ chục người. Nhưng mà điều ấy chả tác động nhiều đến Hoán. Anh không cần tiền. Đấy là lẽ hiển nhiên. Tiền mà làm gì. Đồng tiền dù sạch sẽ đến đâu ít nhất cũng đã một lần làm đời Hoán tan nát. Thì đấy, vợ Hoán chả vì tiền mà phản bội Hoán, bỏ đi theo trai là gì. Hoán căm thù. Căm thù đến mức không bao giờ Hoán dành dụm tiền trong người. Có đồng nào Hoán xào đồng ấy. Tiền bây giờ chỉ còn duy nhất là thứ phương tiện giúp Hoán sinh nhai thường nhật. Tuy kiếm được nhưng Hoán luôn luôn không có tiền.
Chả thế, một lần nhân lúc nghỉ trưa, Hoán buộc tạm con vật vào gốc bàng, trước hiệu cơm bình dân trên một đường phố. Anh cảnh sát trật tự yêu cầu Hoán giải phóng ngay chướng ngại vật ấy. Đang dở bữa cơm, Hoán làm ngơ. Nhắc nhở vài lần, anh cảnh sát tức mình rút biên lai tìm chủ để phạt. Lúc ấy Hoán mới rời hàng cơm, thủng thẳng lộn túi áo:
- Làm gì có tiền mà phạt. Nó đấy. Phạt nó! - Hoán chỉ vào con lợn.
- Nhưng anh nuôi nó. Anh là chủ! - Anh cảnh sát tức điên lên.
- Không có ai là chủ. Còn nuôi ư? Chính nó nuôi tôi - Hoán trả lời bình thản, khuôn mặt không một mảy may rung động.
Tội của Hoán lẽ ra đáng đưa về trụ sở xử lý. Nhưng đúng, Hoán không có tiền thật. Túi sạch trơn. Mà lý do chính khiến người cảnh sát lùi lại, cất biên lai vào xà-cột vì chợt nhìn thấy mắt Hoán. Một người điên khùng - anh ta nghĩ. - Hơn thế nữa, cặp mắt ấy trong suốt, lạnh lẽo không có hồn, hệt như cái ao sâu mùa đông nhìn thấy những chiếc lá mục rữa nằm phăng phắc dưới đáy. Không phải một người điên, mắt người điên dại không đáng sợ bằng mắt Hoán. Mắt của một người đang sống nhưng hồn đã chết tận đâu đâu.
Một hôm như thường lệ, Hoán cùng con vật đi vào thành phố theo chương trình đã định sẵn. Bữa ấy Hoán mệt, người mỏi dừ. Con vật hiểu chủ, dù đương sức nó cũng uể oải, lười nhác nhấc từng bước chân một. Đã hẹn trước, Hoán không muốn bỏ dở chuyến đi. Từ ngoại ô vào đến đây, ít cũng phải kiếm đủ bữa mới về. Thực hiện xong hợp đồng, ngồi nghỉ ở quán nước, nhẩn nha uống bát nước chè xanh, Hoán lim dim muốn ngủ, bỗng giật mình vì một bàn tay êm ái, nhẹ vỗ lên vai. Gã đàn ông đứng sừng sững phía sau, toét miệng cười. Nụ cười hiền lành và thân thiện. Lòng Hoán dịu đi đôi chút sau cú giật mình bực bội.
- Chào chú em. Chú em sang bên, anh có chuyện muốn nói.
Hoán hơi ngạc nhiên. Giá như mọi ngày hẳn Hoán sẽ cáu bẳn theo cách riêng của mình là lì mặt, im lặng. Nhưng hôm nay, trước cử chỉ khác thường của gã đàn ông, Hoán đâm ra dễ tính, lẳng lặng đứng dậy đi theo gã. Họ bước vào một quán giải khát sang trọng, dù cả Hoán và gã đàn ông quần áo đều lôi thôi, cẩu thả. Một khay lớn bày những vại bia tăm tắp, bọt sủi từ đáy cốc lên như vôi sống gặp nước, được bung ra theo lời gọi dứt khoát của gã đàn ông. Hoán lồi mắt. Cảm giác ngơ ngác biến mất nhanh chóng đẩy Hoán chơi vơi trong tâm trạng sờ sợ. Giọng gã đàn ông nhỏ nhưng đanh, phá tan bầu không khí đang dần lạnh toát.
- Nào, ta nâng cốc. Anh là Lanh. Chú đừng ngạc nhiên. Gia cảnh chú thế nào anh biết tường tận. Vì sao? Chú chẳng cần quan tâm. Anh chỉ có một đề nghị thế này: Ta sẽ hợp tác làm ăn. Từ hôm nay anh sẽ gây dựng cho chú. Chú ngạc nhiên hả? Không sao. Uống đi rồi theo anh, mọi chuyện sẽ rõ ràng.
Phải mất một lúc, Hoán mới định thần được. Ngôi nhà nom bên ngoài tường mùng mục, rêu phủ ẩm ướt, nhưng bên trong tráng lệ một cách ít ngờ. Những năm còn bộ đội, Hoán đã từng ở Sài Gòn, từng đến Pnômpênh, từng được sống trong những căn nhà hiện đại, tiện nghi chẳng thiếu thứ gì. Nhà cửa những nơi ấy gấp có đến trăm lần, ngôi nhà này cũng chưa đủ làm Hoán ngạc nhiên. Điều gây cho Hoán lạ đến độ thảng thốt là toàn bộ những phòng ở tầng một của gã đàn ông đều vuông vức, tường quét ve sáng, nền gạch lát men, tất cả rộng có đến trăm mét vuông, chứa cơ man nào là lợn. Các loại lợn, từng cỡ một ụn ịn đều nhău tăm tắp. Hoán mê mẩn nhìn những con lợn hồng hào, no đủ, được tắm rửa sạch sẽ. Chất nông phu trong Hoán nổi lên kích thích lòng say mê nghề nghiệp. Tại sao không gọi là nghề? Hoán chả đang làm cái việc tăng sản xuất đầu lợn là gì. Thoạt tiên Hoán tưởng đây là một xí nghiệp chăn nuôi quốc doanh. Nhưng Hoán vỡ nhẽ ngay. Làm gì có xí nghiệp quốc doanh nào lại đầu tư tốn kém, nhất là chăm nom đàn lợn tử tế đến thế. Điều thắc mắc của Hoán được giải đáp nhanh chóng. Gã đàn ông đã trút bỏ vẻ khù khờ bình dân ban đầu. Trong cơ ngơi của mình, gã đi lại sấn sổ, hoạt bát đường bệ như một vị tướng có đầy đủ trong tay những đạo quân mạnh mẽ:
- Của anh hết đấy. Anh tự sản, tự tiêu. Chăn nuôi cũng là một nghề sạch sẽ. Không luỵ phòng thuế, chẳng sợ thương nghiệp. Lợn xuất chuồng bắc lên cân, nhà nước tư thương cũng là con hàng hết. Ai trả tiền cao anh bán, không chạy vạy, luồn cúi, nguyên tắc ấy không bao giờ bị lệ thuộc.
Những lời của gã đàn ông cứ bùng nhùng trong cái đầu vốn đang bùng nhùng của Hoán. Nhưng rồi Hoán cũng hiểu. Trước đây, chủ nhà lợn này vốn là một giám đốc xí nghiệp, vướng mắc gì đấy bị hạ bệ. Từ hai con lợn bột, sau một năm gã gột thành hơn hai tạ lợn thịt. Bỗng dưng gã vớ được món bở và trong tâm can gã nung nấu một quyết định. Gã đâm đơn xin về hưu. Xin hưu trong lúc có chức có quyền và chưa đến tuổi là một hành động cao cả được xã hội hoan nghênh nhiệt liệt. Gã lấy luôn nhà ở thành chuồng nuôi. Sau vài vụ gã phất lớn. Gã bỏ tiền mua đất xung quanh, xây lên tầng, củng cố nhà nuôi. Kinh tế càng khó khăn, chính sách nuôi càng được mở rộng. Gã thuê người làm công, mở mang cơ sở, đầu tư tiền vốn, học hỏi kỹ thuật. Thấy Hoán ngơ ngẩn, lệt bệt, bước xung quanh chuồng mắt dán vào đàn lợn, gã cười hềnh hệch, mắt tít như hai sợi chỉ dăm:
- Trông sạch mắt chứ chú? Nhưng cũng không ngon ăn đâu – Gương mặt gã thoắt biến đổi méo xệch, răng nghiến kèn kẹt – cũng đổ mồ hôi, sôi nước mắt đấy. Rồi chú sẽ thấy. Không ít kẻ nhòm ngó. Mẹ! Lúc mình rách, vợ con cũng khinh. Lúc mình có máu mặt, hết phường đến quận, hai vụ công trái vừa rồi, anh cúng đủ triệu bạc.
Rồi hắn lại toét miệng cười. Hoán nghe nhưng chẳng cần hiểu. Mọi thứ với Hoán từ ngày rời quê đều trở thành vô nghĩa. Những ngày đầu qua đi suôn sẻ. Gã chủ hài lòng lắm. Hoán xốc vác, có sức khoẻ, việc gì cũng làm. Quần quật cả ngày tịnh không có lời kêu ca. Lạ thế. Nếu cần phải nghĩ, chính Hoán cũng thấy lạ. Được mươi ngày nom Hoán khác hẳn. Hồng hào, sạch sẽ. Gã chủ chả cần tính toán bỏ ngay khoản tiền sắm sửa mẽ ngoài cho Hoán. Bộ cánh mới thời trang, bảnh choẹ thay thế hẳn cho bộ đồ lính bạc phếch. Đến giờ nghỉ, Hoán súng sính trong bộ pi-gia-ma kẻ sọc. Bỗng dưng Lanh, gã chủ - vớ được một người làm công tận tuỵ. Gã bảo:
Anh biết chú hận cái gì. Xử như chú thiệt thân lắm. Anh đây, đường vợ con cũng vô cùng lận đận. Nhưng anh khác chú. Anh phớt tất. Mẹ, cứ có tiền là xoay chuyển được hết, kể cả thời cuộc. Cơ ngơi này anh ở với con vợ mới. Vợ cũ anh cho re. Lúc đầu nó cũng làm dữ lắm. Nhưng tiền vào, im hết. Mỗi tháng anh quẳng cho nó một “sợi”. Ngồi mát nuôi con hoá sướng. Bọn nhóc thỉnh thoảng về đây “quậy” luôn. Nhưng anh đã có cách. Bọn trẻ bây giờ tinh ranh nhưng rẻ vô cùng. Sau lưng gọi bố bằng thằng, nhưng chỉ bộ bò mốc là vâng vâng, dạ dạ. Chú yên tâm – Gã thân mật đặt tay lên vai Hoán – Mới vài ngày nhưng anh rất tin chú. Anh sẽ dựng vợ cho chú. A ha… Chú có tiền, đàn bà sẽ bu đến như ruồi tìm mật, bất kể chú là loại người gì.
Phải đến phút sau Hoán mới hiểu gã chủ nói gì. Sao hắn biết rõ về mình thế nhỉ? Nhưng hắn không hiểu. Hoán đâu có cần tiền, càng không cần vợ, Hoán ở đây chỉ là vì mê đầu lợn. Đẹp quá. Có chục con lợn nái, nước non gì. Nhưng đàn lợn thật đụn địn trăm con, đẹp còn hơn cả tranh lợn làng Hồ. Nhìn chúng ăn, nhìn chúng ngủ Hoán cảm thấy vui. Khối nhọt u cô đơn trong lòng Hoán dần dần thai thoát. Lâu lắm rồi Hoán dửng dưng với người khác. Nhưng bây giờ - qua đàn lợn – Hoán bỗng manh nha tin cậy gã đàn ông mới gặp. Gã là ai thế nhỉ? Sao gã biết rõ nỗi niềm sâu kín của Hoán? Ngay cả Hoán cũng đã quên mất rồi. Đoạn đời cũ đã bị chôn vùi. Thậm chí cả đến nhớ lại Hoán cũng chả thiết. Vậy mà bây giờ ở đây, trong cơ ngơi của Lanh, đến bữa cơm nhâm nhi hươu rượu, đoạn đời ấy lại hiện lên mồn một, rõ ràng, mạch lạc.
Ngày ấy lâu rồi. Làng quê Hoán vùng châu thổ sông Hồng trù phú. Hoán mồ côi cha. Mẹ ở vậy nuôi con. Hai mẹ con đều có sức, ở đồng bãi lo gì miếng ăn. Năm Hoán mười tám tuổi – năm 1965, bom Mỹ đánh vào làng đúng lúc nghỉ đêm. Một phần ba số dân làng ngủ yên vĩnh viễn. Hoán làm đơn xin nhập ngũ mặc dù Hoán là con độc – trong diện chính sách. Mẹ tiễn Hoán đến hết làng. Cả Hoán, cả mẹ, nước mắt ròng ròng. Còn một người nữa cũng chùi nước mắt. Cô Mít hàng xóm.
Hoán biết thỉnh thoảng Mít hay đỏ mặt liếc trộm Hoán. Hoán cũng thế. Một ngày không gặp Mít, Hoán bồn chồn. Chỉ thế thôi chứ cả Hoán lẫn Mít chưa bao giờ nói với nhau điều gì ngoại trừ công việc đồng áng và đoàn thể. Hoán đi, Mít giúi vội vào tay Hoán chiếc mùi-soa mềm mềm phảng phất hương bưởi vườn vừa cất. Rất nhanh, bàn tay nóng ấm lướt qua đời Hoán như một lời hẹn khó quên.
Nhiều năm sau Hoán vẫn còn cảm thấy màu hồng lan nhanh trên khuôn mặt Mít lúc ấy. Màu hồng rực rỡ tụ lại ở đôi lúm đồng tiền ngồ ngộ. Hoán ở chiến trường miền Đông một lèo. Hết chiến tranh Hoán sẽ về nuôi mẹ, cưới Mít. Đời sẽ là như thế, nếu như Hoán không bị trận lạc rừng khủng khiếp chỉ xảy ra trước hoà bình 75 có một năm tròn. Hoán không duy tâm nhưng sau này Hoán chiêm nghiệm rằng: âu con người ta cũng có số thật?
Hoán bị lạc ở vùng rừng Đa Quýt chỉ cách tỉnh lỵ Phước Long có một thôi tắt rừng, ở đấy, đơn vị Hoán đang cùng chiến dịch vây ép tiến công chiến lược. ác thế. Tổ chốt trinh sát của Hoán bất ngờ bị một đại đội dù nguỵ tấn công. Chốt chỉ có ba người và một máy vô tuyến mười lăm oát. Sau khi phát tín hiệu cấp cứu, tổ trưởng huỷ máy rồi hạ lệnh cho toàn bộ rút lui để bảo toàn lực lượng. Về sau Hoán mới biết ở hai hướng kia, đồng đội của Hoán đã hy sinh ngay từ loạt bắn đầu tiên. Hoán may mắn rút an toàn theo lòng một con suối cạn địch chưa kịp phát hiện. May mắn ấy chính là cái số Hoán khiến Hoán phải điên đảo cả quãng đời về sau. Hoán cứ theo lòng suối, lần lần, mò mẫm suốt đêm. Đến sáng Hoán mới biết mình đã lạc xa đơn vị. Phải lộn lại. Hoán đi vòng tránh xa cái chốt dù địch mới cắm. Địa hình lạ, mất đến ba ngày lặn lội nhịn đói nhịn khát Hoán vẫn chưa tìm được đơn vị. Chính lúc ấy cơn sốt rừng quật xuống.
Lính B2 ai chả mang thứ tài sản bắt buộc là những mầm sốt dai dẳng trong người. Trận sốt hành hạ Hoán gần một tuần lễ. Và Hoán đã chắc chắn phơi xác nếu không may mắn gặp được Lài – nữ giao liên binh trạm – đang về nơi tập kết để ra Bắc hưởng chính sách. Mãi mãi Hoán nguyền rủa cái lán hoang, nơi Hoán nằm phục bệnh ở giữa rừng miền Đông ấy. ở đấy Hoán đã vĩnh viễn xoá đi hai núm đồng tiền rực rỡ của Mít, để lần đầu tiên trong đời Hoán run rẩy trao cho Lài – ân nhân của mình – nụ hôn đắng ngắt dư vị sốt rét. Nước mắt giàn giụa, Hoán vuốt đi vuốt lại mái tóc thưa thớt, sạm phếch của Lài. Sau mỗi lần vuốt, ngón tay Hoán lại run run nhặt ra những sợi tóc bợt bạc. Hoán phủ mãi niềm thương cảm lên khuôn mặt gầy guộc của Lài.
- Anh chỉ còn mỗi mẹ già. Ảnh anh đây, đằng sau đã ghi địa chỉ. Thỉnh thoảng em đến thăm mẹ nhé.
- Ứ! Ghét ghê, sao lại thăm? Em sẽ ở luôn với mẹ, chăm sóc mẹ, chờ anh.
Hoán hực khẽ trong cổ. Đầu váng vất. Lồng ngực reo bần bật. Tim thúc thình thịch.
- Điêu!
- Em thề! Đứa nào nói điêu, đứa ấy chết!
Hoán ôm chặt lấy Lài. Giữa cánh rừng già năm ấy Lài đã nhận của Hoán lời hẹn ước tin cậy nhất. Giải phóng miền Nam gần một năm Hoán mới khoác ba-lô trở về làng. Lài chờ Hoán thật. Hai mẹ con cạn kiệt nước mắt vì không có tin tức Hoán. Tổ chức cưới xong, hết phép Hoán lại tiếp tục vào đơn vị. Nhiệm vụ của đơn vị Hoán còn khá nặng nề ở biên giới Tây Nam. Mãi đến năm 79 Hoán mới phục viên. Mẹ Hoán đã chết. Đau thật đấy nhưng dù sao cũng hợp lẽ, già rồi ai chả phải một lần chết. Đau hơn cả là Hoán mất Lài.
Trước đấy nhiều lần, trong những kỳ nghỉ phép và qua đường thư từ, Lài luôn giục Hoán về hẳn. Về làm sao được, Hoán không phải là người dễ dàng bỏ đồng đội, những người gắn bó sống chết với Hoán. Hoán về. Nhà cửa lạnh tanh, cỏ mọc đầy vườn. Hoán đọc đi đọc lại suốt cả ngày trời, hàng trăm lần, lá thư Lài để lại. Đọc mà chả nhớ gì hết, chả biết gì hết, Hoán chỉ mang máng rằng Lài sống vò võ một mình khổ quá, cực tay, tay làm miệng ăn không đủ. Cực ấy còn chịu đựng được nhưng Lài không chịu xiết nỗi cô đơn, niềm quạnh quẽ của người đàn bà có chồng nhưng biền biệt cách xa. Tệ quá, mình tệ quá! – Hoán lẩm bẩm. Hoán thở dài.
Hoán ở lì trong nhà đến tuần lễ. Rồi Hoán sẽ nguôi ngoai, sẽ gây dựng lại cuộc sống bị gián đoạn. Hiển nhiên là như thế, sự mất mát nào cũng có giới hạn, nếu như đến tuần lễ sau Hoán không biết đích xác rằng Lài bỏ đi không phải vì thiếu Hoán cạnh bên mà vì lý do hoàn toàn khác. Lài đi theo một gã đàn ông giàu có ở thành phố. Anh họ Hoán kể rằng: “Có gặp thím dạo tết, béo đẹp lắm. Thím cứ giúi vào tay anh tập tiền. Chối mãi không được. Tiền anh vẫn để dành, để anh về lấy chú xem. Thím ấy phúc đức thật”. Hoán trừng mắt khiến ông anh họ vốn là người nhu mì, thật thà, yếu đuối, sợ dúm dó người. Hoán tin. Ai chứ anh họ Hoán từ bé đến lớn tinh không biết nói dối bao giờ.
Hoán lồng lên như voi rừng trúng đạn. Hoán xé tan bức thư cuối cùng của Lài. Chưa hả, Hoán giật phắt tấm ảnh cưới lồng kính treo trên vách, lia thẳng xuống ao. Tấm ảnh ấy dạo cưới Hoán phải mất một buổi đạp xe xuống tận thị xã tô màu cho đẹp. Chao ôi lòng người thật độc địa. Hoán từng đi đó đây và cũng chả ngu đần gì để không nhận thấy những chuyện như thế ở đời vô khối. Nhưng với Lài – Hoán gầm lên – Hoán lấy Lài vì nghĩa.
Thiêng liêng hơn cả tình yêu, đấy là nghĩa cả. Một người như Lài từng ở chiến trường, từng vào sống ra chết, duyên chồng vợ gắn liền bên hòn tên mũi đạn, phần sống ít, phần chết nhiều, tưởng phải gắn bó keo sơn, mãi mãi ăn đời ở kiếp. Nào ngờ. Máu trong Hoán sôi sùng sục. Sao ngày ấy bọn lính dù không phục ở khe suối cạn cho Hoán một phát chết quách cho rồi? Như thế hẳn còn nhẹ nhàng hơn tình cảnh bây giờ. Dần dà Hoán tĩnh trí lại. Hoán cười chao chát. Thôi lẽ đời cũng phải, ân trả ân, oán trả oán.
Cô Mít dù Hoán không hứa hẹn gì nhưng chả đợi Hoán ngần ấy năm trời hay sao? Con gái có thì, tuổi xuân ném vào thời gian đợi chờ mòn mỏi, đến khi vỡ mộng cô Mít phải gạt nước mắt lấy một người đàn ông goá làng bên cho yên bề, yên phận. Đấy cô Mít có trách oán Hoán một lời nào không? Vậy thì tại sao Hoán lại phải điên giận vì Lài? Thiếu gì đàn bà, Hoán đâu đã phải loại đàn ông bị xếp xó. Đầu ong ong, Hoán đi xuống cánh đồng Mả thắp hương trên mộ mẹ. Tiện gặp trâu cày, Hoán lội xuống thử vài đường, mùi bùn sục nao nao.
Thấp thoáng bóng các bà, các cô làm cỏ, tát nước. Đầu Hoán lại quay cuồng. Mùi bùn ấy Hoán đã từng nhớ nhung khao khát. Và kia nữa tấm lưng ong dưới lần vải gụ rịn rịn mồ hôi. Mít… Lài… Không phải. Hoán vùng bỏ chạy. Quá khứ tích tụ trăm nghìn kỷ niệm đau xót dồn dập như pháo nã trong đầu Hoán. Hoán ốm liệt. Phục bệnh xong Hoán lần mò xuống uỷ ban xã gặp tay bạn cùng nhập ngũ, giờ nó là phó chủ tịch thường trực. Vị cán bộ xã tròn mắt khi Hoán bày tỏ ý định bỏ làng ra đi. Anh ta thuyết phục mãi, Hoán vẫn nhất mực khăng khăng. Hoán về nhà gọi người anh chi trên nói gọn lỏn:
- Hương hoả nhà tôi mà chẳng được dài nên phúc đức thất tán. Tôi đã quyết định. Anh cho cháu sang đây ở. Trông cậy vào anh đèn khói cho nhà đỡ lạnh lẽo phải tội.
Người anh rơm rớm nước mắt:
- Thím ấy trót phụ bạc cũng vì hoàn cảnh. Chú đừng đi. Khổ đâu bằng nỗi khổ tha phương. Ở nhà còn anh, còn em, còn hàng xóm láng giềng.
- Biết thế nhưng tôi không chịu nổi – Hoán thở dài. – Còn nó hoàn cảnh gì, con đàn bà tệ bạc, xin đừng ai nhắc đến.
Mắt Hoán lại hoa lên. Hoán gạt mớ đom đóm đỏ nhìn xuống tay mình. Trong ấy là những sợi tóc rụng của Lài bợt bạt vì sốt rét.
Chao ôi đời người đen bạc. Đôi lúc Hoán cũng chạnh nhớ đến làng xóm. Những yếu đuối ấy tan rất nhanh trong chuỗi ngày lầm lụi kế sinh nhai của Hoán, Hoán sống được bằng chính sự quên lãng mọi vướng víu của kỷ niệm buồn thảm. Quên, quên hết. Đời giả dối, người lọc lừa. Hoán tự chốt chặt cánh cửa trái tim của mình. Không tiếp xúc, không quan hệ, có chăng chỉ là mưu cầu miếng ăn tồn tại. Hoán không tìm Lài và cũng không đến với một người đàn bà nào khác. Thấm thoát đã gần chục năm trời…
Bữa cơm tối nay, Hoán cạn hết hươu rượu. Miệng vẫn nhàn nhạt, thòm thèm. Hoán vốn không uống được nhiều, mặc dù ngày nào Hoán cũng uống. Rượu với Hoán không phải là liều thuốc giải sầu mà chỉ như một thói quen cố hữu của cảnh sống nhếch nhác. Hoán rót thêm một hươu nữa tu thẳng. Đắng! Buồn thế. Gã chủ đi rồi. Gã đi một chuyến dài ngày vào phía nam hình như để áp phe một cú gì đấy. Gã dặn dò Hoán kỹ lưỡng về mọi công việc cần thiết. Vợ gã về hồi chiều, Hoán chưa biết mặt… Nghe mấy người làm công nói ả cũng biền biệt suốt, hết vào Nam lại ra Bắc. Phải thôi, dân buôn nhiều tiền đâu có tiếc thời gian, sức lực để đẻ thêm thật nhiều tiền nữa. Càng uống Hoán càng thấy buồn. Nỗi buồn lớn dần khiến rượu nhạt thếch. Hoán lại trở về với tâm trạng chán chường. Niềm hứng khởi của mấy ngày gần đây với đàn lợn và niềm tin dè dặt vào gã chủ kỳ lạ đã biến mất trong Hoán. “Toàn bọn chó đểu, sạch sẽ gì! – Hoán lẩm bẩm – Hoá ra cũng một phường ăn cắp”. Chiều nay tình cờ giúp người lái xe “công nông” chuyển gạo nhập kho để nghiền thành cám cho lợn, Hoán phát hiện ra những bao gạo trắng muốt. Gạo ở đâu mà nhiều thế? Tinh loại gạo ngon. Cơm niêu, nước lọ gần chục năm trời ở cái thành phố này, Hoán biết gạo đâu phải là thứ thừa thãi dành cho gia súc. Vốn chẳng tò mò nhưng thấy gã lái xe, tóc bợp gáy bết bệt đất cát, mồ hôi, luôn mồm giục vác nhanh, khiến Hoán ngứa ngáy miệng:
- Cứ tà tà, trộm cắp gì đâu mà vội.
- Hả? – Gã lái xe tức thì quăng bịch bao tải khiến gạo vãi tung toé. Giọng gã xoe xoe đầy tức giận – Gạo của đám xế lương thực đường dài “chọc tiết”. Không trộm cắp lấy đâu giá rẻ như bèo. Gạo người ta ăn chẳng đủ. Hừ… cao đạo! Này nói cho biết… ông mà tố thì rũ tù cả nút.
Hoán cụp mắt nín thít. Thân phận tôi tớ làm công biết gì mà nói. Công đoạn nhập gạo này trước đây gã chủ đảm nhiệm. Hoán lặng lẽ gom chỗ gạo rơi rồi bỏ vào nhà. Buổi chiều Hoán bỏ việc nằm bệt. Bây giờ Hoán không còn khái niệm tự hào bản thân như lâu nay Hoán vẫn sống bằng chính sức lao động của mình. Nằm chán, Hoán vòng xuống chuồng nuôi. Con lợn lai của Hoán thấy chủ, cào cào hai chân trước, rít ư ử. Hình như cặp mắt nó nhoè nhoè. Hoán thấy thương nó. Dẫu là con vật nhưng nó với Hoán nặng tình nặng nghĩa. Mình có lỗi – Hoán nghĩ – tưởng giao thân vào chỗ tử tế, nào ngờ… Chao ôi, đắng quá. Hoán cứ ngồi nhâm nhi mãi. Người buồn đến với rượu như kẻ mù tìm cây gậy dắt. Đúng lúc người Hoán bồng bềnh, đầu ngất ngưởng như cái túi bóng chứa khí thì có tiếng bước chân nhè nhẹ. Tiếng cánh cửa bị chốt lại còn nhẹ hơn thế. Mùi thơm ngầy ngậy lan toả nhanh chóng át hẳn hơi rượu nồng nặc. Hoán xoay người nhìn lại. Một người đàn bà. Hoán bỗng giật bắn người, chồm hẳn dậy, vọt qua mâm cơm. Cảm giác say tan biến như bọt xà phòng. Hoán giật mạnh tóc mai để định thần. Không phải ảo giác. Người đàn bà mũm mĩm, thơm tho, hồng hào đứng trước mặt Hoán chính là Lài. Cổ họng Hoán tắc nghẹn. Bất ngờ quá. Hoán đứng chôn chân. Lài nhỏn nhẻn:
Anh không ngờ em ở đây phải không?
Giọng nói thân quen sau bao cách xa, cay đắng làm Hoán thức tỉnh. Thì ra là mày! Con phản bội! Đồ đĩ điếm! Mày đẩy ụp một đời tao, tao sẽ băm vằm mày. Khát vọng trả thù mãnh liệt. Nhưng lạ chưa kìa, vừa tiến được một bước chân, Hoán đã dừng phắt, tay buông thõng. Lài khóc. Những giọt nước mắt lã chã. Sạch sẽ thay nước mắt đàn bà! Nó tẩy rửa mọi thứ. Nó làm tắt ngấm ngọn lửa phẫn nộ cháy bùng bùng trong Hoán. Giọng Lài thẽ thọt. Lài kể, kể hết. Rằng mẹ chết, Lài một thân một mình. Tiếng rằng quê chồng nhưng có khác gì đâu đất khách quê người. Lài bơ vơ quá. Rồi Lài đi không phải vì làng xóm đối xử tệ bạc. Quê Hoán nổi tiếng ưu ái các gia đình chính sách. Lài đi lúc đầu cũng chỉ định tìm một công việc nhì nhằng gì đấy làm cho qua ngày, đợi Hoán. Lài gặp Lanh. Thấy Lài ốm o, nhếch nhác, Lanh thương tình nhận vào làm hợp đồng. Lúc ấy Lanh là giám đốc xí nghiệp xây dựng. Sung sướng gì kiếp làm phụ nề. Lương ít ỏi lại dầu dãi nắng mưa. Khổ thế nhưng Lài vẫn cặm cụi lam làm, chịu khó. Giám đốc Lanh động lòng trắc ẩn. Lài được làm tạp dịch cơ quan. Rồi biên chế chính thức. Rồi được cất nhắc làm văn thư. Nhàn nhã, người cũng đổi khác. Mầm sốt tiệt nọc, Lài phổng phao, da dẻ dịu lại, tóc lại trổ đầy đặn, mượt mà. Đùng một cái, xí nghiệp rầm rĩ, giám đốc “có vấn đề” với văn thư. Vợ Lanh dẫn con đến làm um xí nghiệp. Rồi thanh tra, rồi kiểm điểm, kết cục Lanh tạm thời bị đình chỉ chức vụ giám đốc. Thế là phải, đạo đức bao giờ chả là tiêu chuẩn hàng đầu của phẩm chất lãnh đạo. Oan thế. Lài kêu cứu để Lanh khỏi vì mình mang luỵ. Ai tin. Biết đâu được ma ăn cỗ. Vợ Lanh trỏ mặt Lài “Gái đĩ già mồm. Bà thì cho tan tành xác pháo”.
Một đêm mưa gió, Lài tìm đến với Lanh. Chịu ơn sâu Lài biết lấy gì mà trả. Thôi thì lấy tình đáp nghĩa. Đằng nào cũng đã chịu tiếng tăm. Lài cắn răng theo Lanh, và dần dà cơ nghiệp này được gây dựng.
Hoán kiên nhẫn nghe Lài kể lể. Lài vẫn nhớ đến Hoán ư? Thì đấy Lài chả lập mưu để Lanh đón cái gã lai lợn kiết xác này về đây là gì? Chao ôi, Lài định nối duyên chồng vợ với Hoán bằng cách đấy ư? Sấm sét nổ trong đầu Hoán.
- Thế còn Lanh, ông chủ lợn, chồng cô?
- Hắn đi suốt. Từ ngày có tiền hắn chỉ biết đến tiền thôi. Xưa kia tốt là thế. Bây giờ vợ con hắn còn bị bỏ mặc. Thân em thấm tháp gì.
- Cô nói vẫn nhớ tôi – Hoán gặng – Sao biết tôi ở đây, cô không đến.
- Để làm gì? Để chúng mình tiếp tục sống nghèo? Không! Cơ nghiệp này không thể bỏ mặc cho mình hắn hưởng. Chúng mình đã mất tất cả, chẳng nhẽ không được cái gì. Em van anh. Hãy nghe em. Ở đây anh sẽ sống sung sướng. Em sẽ bù đắp cho anh tất cả.
Người lảo đảo, Hoán hoang mang đến cùng cực. Lài xáp đến. Hình ảnh Lanh thoáng nhanh. Một giây ám ảnh. Rồi thì thằng đàn ông trong Hoán đã chiến thắng.
Hoán tỉnh dậy lúc gà gáy sáng. Đầu nặng như đá đeo. Lài nằm bên cạnh ngáy đều đặn. Trong ánh điện Hoán thấy rõ khuôn mặt của Lài. Như không có chuyện gì xảy ra. Lài ngủ bình thản, đầy thoả mãn. Hoán lập cập tìm bình nước lọc tu òng ọc. Lại ngắm. Lài đấy, thân hình ngồn ngộn phơi dưới ánh điện trắng đục, Hoán thấy lờm lợm. Cuộc đời thế này ư? Sao con người chuộc lỗi lầm đơn giản đến thế? Trời ơi, lấy lầm lỗi chuộc lại lầm lỗi. Cuộc đời công bằng thật. Lanh cướp mất Lài của Hoán, và bây giờ Hoán giật lại Lài. Đằng nào hơn? Đằng nào cũng thế. Bảo rằng Hoán khổ thì Lanh chắc sướng hơn chưa? Lanh cũng mất đấy chứ. Có ai được mà không mất? Lòng dạ Hoán rối bời. Có một cái gì bất ổn tràn ngập trong lòng Hoán. Người đàn bà kia không phải là Lài. Lài của Hoán đã chết. Cô Lài của rừng miền Đông đã cất lời chào vĩnh biệt từ lâu rồi. Bỗng có tiếng đập cửa dồn dập. Lài đang ngủ say chồm dậy, vơ vội quần áo mặc. Hoán mở cửa. Lanh chạy ào vào, thở hổn hển:
Mất mẹ nó hết rồi! – Bỗng Lanh gầm lên –Khốn nạn chưa kìa, mất cả chuyến hàng, thoát được về đây lại gặp cảnh này.
Lanh nhìn Hoán. Cái nhìn lạ lùng. Làm sao có thể tin được con vợ giàu sang quý phái của mình lại ăn nằm nhanh đến thế với gã lai lợn bẩn thỉu. Lài đã tỉnh hẳn, mặt hốt hoảng. Hoán đứng sừng sững như cột điện chôn giữa ruộng nước. Ngày xưa Từ Hải chết đứng cũng chỉ như thế này là cùng. Có lẽ đau điếng hơn cả là Lanh. Mắt gã từ xoe xoe trở thành bất động. Phải mất đến một lúc, âm thanh dồn tắc nghẽn trong cuống họng Lanh mới phào ra được. Cụt lủn mỗi câu: “Súc vật!” Hoán vẫn đứng như thế không ân hận, chẳng sợ hãi. Lanh nhắc lại cặp từ trần trụi vừa rồi lần nữa. Bất ngờ Lài nhẩy bổ vào giữa hai người. Giọng rin rít hướng về phía Lanh: “Ai là súc vật?” Anh có biết ai đây không? Đây là chồng tôi. Chính anh, cả tôi nữa, đã cướp mất của anh ta cuộc sống. Không vợ con, gia đình, không một nơi ẩn náu. Súc vật! Những thằng người như tôi và anh có hơn gì “Súc vật”. Lài sụp xuống oà khóc. Hai người đàn ông mắt hướng vào nhau. Nét bối rối xuất hiện, nước mắt Lài chảy xuống làm sụt lở từng mảng đất dưới chân Hoán. Súc vật! Chao ôi! Chao ôi!, Lanh và Lài đều đúng cả. Bấy lâu nay, tuy không ý niệm nhưng Hoán vẫn mang máng rằng Hoán và con vật khốn khổ chung một kiếp sống. Một kiếp sống mong manh, mơ hồ, mọi thứ xảy ra trong tiềm thức sâu thẳm, không định hướng, là gì nữa Hoán không biết. Chỉ đến bây giờ Hoán mới thức tỉnh. Súc vật, Hoán đã từng nhiều năm ở chiến trường oanh liệt. Hoán đã từng được sống đẹp đẽ. Vậy mà mất hết. Vì cái gì? Hoán trân mắt hết nhìn Lanh lại nhìn Lài. Không một mảy may căm giận, không một mảy may xót xa. Hoán có cảm giác như người vừa trả xong món nợ. Quãng đời cũ vinh và nhục, sướng và khổ, thù hận, căm ghét, mọi thứ đều tan biến vô nghĩa. Hoán nhìn thật kỹ Lài. Cái nhìn lạnh lẽo khủng khiếp khiến cả Lanh và Lài đều rùng mình, nhắm mắt. Mớ đom đóm đỏ lại xoà bay trước mắt. Hoán xoè tay. Chỉ có những nốt sần chai trên bàn tay thô ráp. Không còn nữa những sợi tóc rụng bợt bạt. Hoán quay người chậm rãi đi ra phía cửa. Tiếng lịch kịch mở cổng sắt của Hoán làm con vật tỉnh giấc chồm ngay lên thành chuồng. Hoán nhìn con vật. Mãi đến bây giờ lòng Hoán mới trào lên nỗi xót xa. Thôi mày ở lại nhé. Đây là chỗ của mày. Dường như hiểu tất cả, nó tru lên một tiếng dài thê thảm. Tiếng tru khao khát tiếc nuối. Không thể dừng được, Hoán vùng bỏ chạy. Tiếng con vật thảm thiết, đuổi dài đằng sau: “Dừng lại đi. Tàn nhẫn thay con người. Vì cái gì mà các người độc ác đánh đổi mọi thứ? Dừng lại đi…”.
Hoán chạy thục mạng ngược lại hành trình đôi bạn vẫn đi vào thành phố kiếm ăn. Từ hôm ấy, mọi người không ai còn thấy Hoán nữa. Số phận Hoán lập tức bị lãng quên. Có ai đó nhớ lại chỉ tiếc rằng: có một con lợn lai tốt giống đến thế đã không còn tồn tại.