rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Theo nghiên cứu tâm lý gần đây bởi David Barlow, Steven Hayes và những người khác, 1 trong những nguyên nhân chính của nhiều vấn đề tâm lý là do thói quen né tránh cảm xúc. Điều này có thể gây ngạc nhiên, vì nỗ lực né tránh những cảm xúc tiêu cực có vẻ là hợp lý. Sau tất cả, những cảm xúc tiêu cực không cảm thấy tốt, và chúng thường được liên kết trong tâm trí của chúng ta với những sự kiện tiêu cực mà chúng ta muốn né tránh hoặc quên đi. Hơn nữa, tất cả chúng ta đã quen với sự giải tỏa tạm thời, tức thời mà sự né tránh có thể mang lại. Nếu ý nghĩ nói ra làm tôi khó chịu thì khi đó tôi có thể làm bản thân mình cảm thấy tốt hơn bằng cách quyết định không nói ra. Thực vậy, tránh né là 1 giải pháp hiệu quả trong ngắn hạn. Nhưng về lâu dài, nó trở thành 1 vấn đề lớn hơn so với bất kỳ điều gì chúng ta né tránh lúc đầu.
Lợi ích ngắn hạn
Né tránh 1 cảm xúc tiêu cực đem lại lợi ích ngắn hạn cho bạn với cái giá là đau khổ dài hạn. Khi bạn né tránh sự khó chịu trong ngắn hạn của 1 cảm xúc tiêu cực, bạn giống với người đang bị stress quyết định uống rượu. Nó 'hiệu quả' và ngày tiếp theo, khi những cảm xúc tồi tệ xuất hiện, anh í uống lại. Nhưng về lâu dài, người đó sẽ phát hiện 1 vấn đề lớn hơn (nghiện) thêm vào đó là những vấn đề chưa được giải quyết mà anh ta né tránh bằng cách uống rượu.
Đau khổ dài hạn
Có nhiều lí do giải thích tại sao né tránh cảm xúc là nguy hại.
1) Những mục tiêu quan trọng trong cuộc sống của bạn có thể bao gồm vượt qua những thời điểm và hoàn cảnh thử thách, và sự không sẵn sàng vượt qua thử thách có thể thu hẹp phạm vi nhận thức cuộc sống của bạn 1 cách vô ích. Theo thời gian, sự né tránh trở thành 1 nhà tù, vì sau 1 thời gian bạn bắt đầu cảm thấy cần né tránh nhiều tình huống, nhiều người, nhiều kinh nghiệm và những nơi chốn có thể mang lại cảm xúc tiêu cực cho tâm trí, khuấy động nó hoặc nhắc bạn về nó. Và bạn càng né tránh, bạn càng cảm thấy yếu đuối, những kỹ năng đương đầu của bạn càng suy giảm, bạn càng ít trải nghiệm cuộc sống.
2) Những nỗ lực tránh né những cảm xúc tiêu cực thường vô ích, không có hiệu quả. Nói với bản thân rằng 1 cảm xúc nào đó là không thể chịu đựng được hoặc là những cái bẫy nguy hiểm mà bạn phải liên tục cảnh giác liên quan đến điều mà bạn đang cố gắng né tránh. Bạn trở nên quá cảnh giác về bất kỳ khả năng nào cảm xúc này có thể xuất hiện. Nỗi sợ về trải nghiệm tiêu cực sắp xảy đến trở thành 1 trải nghiệm tiêu cực.
3) Né tránh cảm xúc thường liên quan đến phủ nhận sự thật - không phải là 1 nền tảng tốt cho 1 đời sống khỏe mạnh. Giống như 1 ai đó nhìn ra ngoài cửa sổ, thấy tuyết rơi và sau đó nói với bản thân anh ta: " Trời không thể có tuyết rơi." Rõ ràng là nó có thể, và tuyết đã rơi. Bạn có thể không thích tuyết. Nhưng phủ nhận sự thực là tuyết đang rơi không có khả năng giải quyết vấn đề.
Bây giờ, trước khi chúng ta thảo luận về 1 cách lành mạnh hơn để xử lý với cảm xúc tiêu cực, chúng ta cần hiểu chức năng của các cảm xúc nói chung. Bạn có thể nghĩ về những cảm xúc của bạn như 1 nguồn thông tin. Những cảm xúc của bạn nói với bạn 1 số điều về những gì đang xảy ra với bạn và xung quanh bạn. Tuy nhiên, những cảm xúc không phải là nguồn thông tin duy nhất có sẵn với bạn. Bạn cũng có những suy nghĩ lý trí, những giá trị và những mục tiêu của bạn. Thông tin được cung cấp bởi những cảm xúc cần được đánh giá và thẩm định dưới những nguồn thông tin khác để bạn quyết định làm thế nào hành động trong tình huống.
Bỏ chạy hay là ở lại và chiến đấu?
Bất kể những cảm xúc của bạn là gì, bạn luôn luôn có những lựa chọn hành động. Quyết định của bạn sẽ phụ thuộc vào sự tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn. Ví dụ, nếu bạn và con bạn bị 1 con chó hoang tiến lại gần khi đi bộ trong thiên nhiên, bạn có thể cảm thấy sợ, và với nó là 1 khao khát bỏ chạy, nhưng quyết định ở lại và chiến đấu với con chó để bảo vệ con của bạn. Trong trường hợp này, những giá trị của bạn (“Tôi có trách nhiệm bảo vệ con”) ra lệnh cho “sự không vâng lời” của nỗi sợ của bạn. Những cảm xúc, khi được nhìn như 1 phần của 1 quang phổ của những nguồn thông tin có sẵn, khá giống thông báo thời tiết. Chúng là quan trọng để biết, xem xét và hiểu, nhưng chúng không nhất thiết là yếu tố có thẩm quyền cao hơn trong những kế hoạch cuộc sống của bạn. Khi thời tiết xấu, không có nghĩa là bạn phải phủ nhận nó, tập trung tất cả sự chú ý của bạn vào nó, hoặc hủy bỏ những kế hoạch của bạn vì nó. Điều bạn cần làm là chấp nhận thời tiết và điều chỉnh những kế hoạch của bạn cho phù hợp. Nếu mục tiêu ngày hôm nay của tôi là đón con gái ở trường lúc 4h, và đột nhiên tuyết rơi, và tôi không thích tuyết rơi, tôi sẽ không phí năng lượng của tôi để tức giận với ông trời, hoặc không bỏ con lại ở trường. Tôi sẽ mặc áo parka, ra khỏi nhà sớm 15 phút và lái xe cẩn thận để đón con.
Là con người, bạn sẽ có tất cả những kiểu cảm xúc, cũng giống như tất cả những kiểu thời tiết. Những cảm xúc đó chỉ là 1 phần của cuộc sống con người. Bằng cách chấp nhận đời sống cảm xúc của bạn, bạn khẳng định tính người trọn vẹn của bạn. Chấp nhận cảm xúc do đó là 1 chiến lược tốt hơn nhiều so với né tránh cảm xúc. Chấp nhận cảm xúc ám chỉ sự sẵn sàng và khả năng chấp nhận và trải nghiệm cảm xúc tiêu cực, thừa nhận nó và chú ý nó. Chấp nhận đem lại nhiều lợi ích.
1) Bằng cách chấp nhận những cảm xúc của bạn, bạn đang chấp nhận sự thật của tình huống/hoàn cảnh của bạn (tuyết đang rơi). Sự chấp nhận này có nghĩa là bạn không phải tốn năng lượng để tống cảm xúc đó đi khỏi. Thay vào đó, 1 khi cảm xúc được thừa nhận, bạn có thể quay lại để theo đuổi những hành vi hướng đến những mục tiêu và những giá trị của bạn.
2) Khi bạn chấp nhận cảm xúc, bạn cho bản thân 1 cơ hội để học hỏi về nó, trở nên quen thuộc với nó, trở nên có kỹ năng trong việc kiểm soát nó, hợp nhất nó vào trong cuộc sống của bạn. Sự tránh né không dạy bạn điều đó, vì bạn không thể học cách làm 1 việc gì đó bằng cách không làm nó.
3) Chấp nhận là hoàn toàn giống với nói rằng “Điều này không xấu.” Sự thật là những cảm xúc tiêu cực có thể không vui, nhưng chúng sẽ không giết bạn; trải nghiệm chúng như chúng là – khó chịu nhưng không nguy hiểm.
Cuối cùng, khi bạn chấp nhận 1 cảm xúc tiêu cực, nó có xu hướng đánh mất sức mạnh tiêu cực của nó. Điều này gây bất ngờ và phản trực giác với nhiều người, nhưng nếu bạn nghĩ về nó 1 lúc, bạn sẽ thấy sự logic của cách tiếp cận này.
Nguồn: PsychologyToday
Tham khảo
Emotional Acceptance: Why Feeling Bad is Good
Avoiding negative emotions seems like a good idea. It isn't.
Published on September 8, 2010 by Noam Shpancer, Ph.D. in Insight Therapy
Lợi ích ngắn hạn
Né tránh 1 cảm xúc tiêu cực đem lại lợi ích ngắn hạn cho bạn với cái giá là đau khổ dài hạn. Khi bạn né tránh sự khó chịu trong ngắn hạn của 1 cảm xúc tiêu cực, bạn giống với người đang bị stress quyết định uống rượu. Nó 'hiệu quả' và ngày tiếp theo, khi những cảm xúc tồi tệ xuất hiện, anh í uống lại. Nhưng về lâu dài, người đó sẽ phát hiện 1 vấn đề lớn hơn (nghiện) thêm vào đó là những vấn đề chưa được giải quyết mà anh ta né tránh bằng cách uống rượu.
Đau khổ dài hạn
Có nhiều lí do giải thích tại sao né tránh cảm xúc là nguy hại.
1) Những mục tiêu quan trọng trong cuộc sống của bạn có thể bao gồm vượt qua những thời điểm và hoàn cảnh thử thách, và sự không sẵn sàng vượt qua thử thách có thể thu hẹp phạm vi nhận thức cuộc sống của bạn 1 cách vô ích. Theo thời gian, sự né tránh trở thành 1 nhà tù, vì sau 1 thời gian bạn bắt đầu cảm thấy cần né tránh nhiều tình huống, nhiều người, nhiều kinh nghiệm và những nơi chốn có thể mang lại cảm xúc tiêu cực cho tâm trí, khuấy động nó hoặc nhắc bạn về nó. Và bạn càng né tránh, bạn càng cảm thấy yếu đuối, những kỹ năng đương đầu của bạn càng suy giảm, bạn càng ít trải nghiệm cuộc sống.
2) Những nỗ lực tránh né những cảm xúc tiêu cực thường vô ích, không có hiệu quả. Nói với bản thân rằng 1 cảm xúc nào đó là không thể chịu đựng được hoặc là những cái bẫy nguy hiểm mà bạn phải liên tục cảnh giác liên quan đến điều mà bạn đang cố gắng né tránh. Bạn trở nên quá cảnh giác về bất kỳ khả năng nào cảm xúc này có thể xuất hiện. Nỗi sợ về trải nghiệm tiêu cực sắp xảy đến trở thành 1 trải nghiệm tiêu cực.
3) Né tránh cảm xúc thường liên quan đến phủ nhận sự thật - không phải là 1 nền tảng tốt cho 1 đời sống khỏe mạnh. Giống như 1 ai đó nhìn ra ngoài cửa sổ, thấy tuyết rơi và sau đó nói với bản thân anh ta: " Trời không thể có tuyết rơi." Rõ ràng là nó có thể, và tuyết đã rơi. Bạn có thể không thích tuyết. Nhưng phủ nhận sự thực là tuyết đang rơi không có khả năng giải quyết vấn đề.
Bây giờ, trước khi chúng ta thảo luận về 1 cách lành mạnh hơn để xử lý với cảm xúc tiêu cực, chúng ta cần hiểu chức năng của các cảm xúc nói chung. Bạn có thể nghĩ về những cảm xúc của bạn như 1 nguồn thông tin. Những cảm xúc của bạn nói với bạn 1 số điều về những gì đang xảy ra với bạn và xung quanh bạn. Tuy nhiên, những cảm xúc không phải là nguồn thông tin duy nhất có sẵn với bạn. Bạn cũng có những suy nghĩ lý trí, những giá trị và những mục tiêu của bạn. Thông tin được cung cấp bởi những cảm xúc cần được đánh giá và thẩm định dưới những nguồn thông tin khác để bạn quyết định làm thế nào hành động trong tình huống.
Bỏ chạy hay là ở lại và chiến đấu?
Bất kể những cảm xúc của bạn là gì, bạn luôn luôn có những lựa chọn hành động. Quyết định của bạn sẽ phụ thuộc vào sự tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn. Ví dụ, nếu bạn và con bạn bị 1 con chó hoang tiến lại gần khi đi bộ trong thiên nhiên, bạn có thể cảm thấy sợ, và với nó là 1 khao khát bỏ chạy, nhưng quyết định ở lại và chiến đấu với con chó để bảo vệ con của bạn. Trong trường hợp này, những giá trị của bạn (“Tôi có trách nhiệm bảo vệ con”) ra lệnh cho “sự không vâng lời” của nỗi sợ của bạn. Những cảm xúc, khi được nhìn như 1 phần của 1 quang phổ của những nguồn thông tin có sẵn, khá giống thông báo thời tiết. Chúng là quan trọng để biết, xem xét và hiểu, nhưng chúng không nhất thiết là yếu tố có thẩm quyền cao hơn trong những kế hoạch cuộc sống của bạn. Khi thời tiết xấu, không có nghĩa là bạn phải phủ nhận nó, tập trung tất cả sự chú ý của bạn vào nó, hoặc hủy bỏ những kế hoạch của bạn vì nó. Điều bạn cần làm là chấp nhận thời tiết và điều chỉnh những kế hoạch của bạn cho phù hợp. Nếu mục tiêu ngày hôm nay của tôi là đón con gái ở trường lúc 4h, và đột nhiên tuyết rơi, và tôi không thích tuyết rơi, tôi sẽ không phí năng lượng của tôi để tức giận với ông trời, hoặc không bỏ con lại ở trường. Tôi sẽ mặc áo parka, ra khỏi nhà sớm 15 phút và lái xe cẩn thận để đón con.
Là con người, bạn sẽ có tất cả những kiểu cảm xúc, cũng giống như tất cả những kiểu thời tiết. Những cảm xúc đó chỉ là 1 phần của cuộc sống con người. Bằng cách chấp nhận đời sống cảm xúc của bạn, bạn khẳng định tính người trọn vẹn của bạn. Chấp nhận cảm xúc do đó là 1 chiến lược tốt hơn nhiều so với né tránh cảm xúc. Chấp nhận cảm xúc ám chỉ sự sẵn sàng và khả năng chấp nhận và trải nghiệm cảm xúc tiêu cực, thừa nhận nó và chú ý nó. Chấp nhận đem lại nhiều lợi ích.
1) Bằng cách chấp nhận những cảm xúc của bạn, bạn đang chấp nhận sự thật của tình huống/hoàn cảnh của bạn (tuyết đang rơi). Sự chấp nhận này có nghĩa là bạn không phải tốn năng lượng để tống cảm xúc đó đi khỏi. Thay vào đó, 1 khi cảm xúc được thừa nhận, bạn có thể quay lại để theo đuổi những hành vi hướng đến những mục tiêu và những giá trị của bạn.
2) Khi bạn chấp nhận cảm xúc, bạn cho bản thân 1 cơ hội để học hỏi về nó, trở nên quen thuộc với nó, trở nên có kỹ năng trong việc kiểm soát nó, hợp nhất nó vào trong cuộc sống của bạn. Sự tránh né không dạy bạn điều đó, vì bạn không thể học cách làm 1 việc gì đó bằng cách không làm nó.
3) Chấp nhận là hoàn toàn giống với nói rằng “Điều này không xấu.” Sự thật là những cảm xúc tiêu cực có thể không vui, nhưng chúng sẽ không giết bạn; trải nghiệm chúng như chúng là – khó chịu nhưng không nguy hiểm.
Cuối cùng, khi bạn chấp nhận 1 cảm xúc tiêu cực, nó có xu hướng đánh mất sức mạnh tiêu cực của nó. Điều này gây bất ngờ và phản trực giác với nhiều người, nhưng nếu bạn nghĩ về nó 1 lúc, bạn sẽ thấy sự logic của cách tiếp cận này.
Nguồn: PsychologyToday
Tham khảo
Emotional Acceptance: Why Feeling Bad is Good
Avoiding negative emotions seems like a good idea. It isn't.
Published on September 8, 2010 by Noam Shpancer, Ph.D. in Insight Therapy
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: