Cha đẻ của Beeline là ai?

Hide Nguyễn

Du mục số
Trước khi vào Việt Nam, VimpelCom với thương hiệu Beeline đã có mặt tại một số quốc gia ở Đông Âu và Trung Á, hoạt động tại các địa bàn với tổng số dân lên tới 340 triệu người, sở hữu 62,7 triệu thuê bao di động thực. Beeline cũng được đánh giá là một trong 100 thương hiệu đắt giá nhất toàn cầu.


GTEL Mobile, mạng điện thoại di động liên doanh quốc tế đầu tiên giữa tập đoàn Vimpelcom (Nga) và GTel (Việt Nam) vừa chính thức ra mắt tại Việt Nam với thương hiệu Beeline đã gây nên một cơn sốt mới.

Thế nhưng ít người biết rằng, cha đẻ của mạng di động này là Tiến sỹ khoa học Dmitri Zimin, người cách đây 20 năm đã từng bị cho là “hâm”.

Gần 20 năm trước, khi chưa ai nghĩ tới điện thoại di động, còn các trùm truyền thông trên thế giới chưa tin vào người tiêu dùng Nga, ông Zimin đã bắt tay xây dựng mạng di động đầu tiên.


VimpelCom - mạng di động đầu tiên tại Nga

Từ một tập thể khoa học thử nghiệm nhỏ, năm 1992, VimpelCom đã chính thức thành lập và nhanh chóng phát triển lớn mạnh. Đây là công ty đầu tiên tại Nga chào sàn trên sàn giao dịch chứng khoán New York, sàn giao dịch lớn nhất thế giới. Hiện nay, doanh thu của VimpelCom đã đạt gần 30 tỷ đô la và tài sản cá nhân của ông Zimin ước chừng 450 triệu đô la.


Khi VimpelCom được thành lập, Zimin đã 59 tuổi. Có lẽ trong số các triệu phú Nga không ai bắt đầu sự nghiệp kinh doanh muộn như thế. Lúc đó, ông đã là Tiến sĩ khoa học, phó Giám đốc Viện khoa học Vô tuyến điện với kinh nghiệm 35 năm trong ngành và là một trong những chuyên gia hàng đầu về ăngten vô tuyến điện vào giai đoạn mới của tư bản Nga.

Năm 1991, ông bắt đầu soạn thảo dự án hệ thống điện thoại di động từ việc tổ chức một nhóm chuyên gia kỹ thuật trong Viện Khoa học Vô tuyến điện. Nhóm của Zimin đã thành công trong những thử nghiệm kỹ thuật. Suốt một năm ông ôm ấp ý tưởng thành lập mạng điện thoại di động ở Matxcơva, nhưng khó khăn lớn nhất là vốn. Không một ông chủ ngân hàng nào muốn dính tới “ông già hâm” này.

Năm 1992, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Matxcơva cho vay tiền để thành lập mạng thử nghiệm. Số tiền 240 triệu rúp cho vay đủ để xây một trạm trên nóc của tòa nhà Bộ Ngoại Giao Nga và một tổng đài 200 số. Ngày 12/7/1992, tiếng chuông đầu tiên vang lên trên mạng thử nghiệm này.

Kết quả làm ban lãnh đạo bộ Thông tin Nga sửng sốt và Giấy phép cho mạng AMPS được cấp ngay. Tiếp theo, VimpelCom đã được thành lập. Một năm sau, xuất hiện thương hiệu Beeline – “tuyến đường của chú ong”, có nghĩa là đường thẳng, đường ngắn nhất tới mục tiêu.

beeline-VimpelCom.jpg


Beeline - tuyến đường của chú ong

Những người sử dụng đầu tiên là nhân viên các đại sứ quán và cơ quan đại diện nước ngoài. Chẳng bao lâu người tiêu dùng trong nước chiếm ưu thế. Lúc đó xuất hiện nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên, nhà kinh doanh Mỹ Ogi Fabela.

Trước khi vào Việt Nam, VimpelCom với thương hiệu Beeline đã có mặt tại một số quốc gia ở Đông Âu và Trung Á, hoạt động tại các địa bàn với tổng số dân lên tới 340 triệu người, sở hữu 62,7 triệu thuê bao di động thực (theo nguồn Johnsons & Partner).

Beeline cũng được đánh giá là một trong 100 thương hiệu đắt giá nhất toàn cầu, giá trị ước tính lên tới 8,9 tỉ USD. VimpelCom đầu tư 1 tỷ USD xây dựng mạng GTel Mobile ở Việt Nam. Đây sẽ là liên doanh nước ngoài đầu tiên của công ty ngoài cộng đồng các quốc gia độc lập (Liên Xô cũ).

Công ty của Ogi sản xuất thiết bị cho mạng di động AMPS. VimpelCom xây dựng các trạm điện thoại di động đầu tiên ở Matxcơva…Nhưng đầu tư vẫn không đủ. Cuối cùng Ericsson đã cung cấp cho VimpelCom những trang thiết bị trị giá hơn 5 triệu đô la.


Đó là một sự đột phá. Bắt đầu hiện đại hoá mạng vào chuẩn DAMPS. Bắt đầu một sự chiếm lĩnh thị trường ồ ạt.Kết quả, năm 1994 VimpelCom đã có tới 1,5 ngàn người sử dụng. Một năm sau đó, số người sử dụng đã tăng lên 10 lần. Trung bình mỗi khách hàng phải trả tới 380 đô la/tháng, mỗi phút liên lạc là 2 đô la.

Giá một chiếc điện thoại di động thời đó không hề rẻ (khoảng 5.000 đô la), gần bằng giá một chiếc xe hơi. Các nhà phân tích nói rằng, chỉ có các ông chủ ngân hàng và kẻ cướp mới có khả năng xài điện thoại di động.


Tiên phong trên thị trường chứng khoán

Một trong những bước ngoặt trong lịch sử VimpelCom và chính ông chủ của nó là việc lên sàn giao dịch New York năm 1996. Đây là lần đầu tiên trong lich sử hiện đại Nga, sau gần 100 năm vắng mặt, một công ty Nga đã thu hút một lượng tiền lớn trên thị trường nước ngoài bằng phát hành cổ phiếu. Tới năm 1996, kinh doanh di động của VimpelCom đạt doanh thu kỷ lục.

Thế nhưng, Zimin muốn chứng minh cho các nhà đầu tư nước ngoài về tiềm năng của công ty. Việc lên sàn của một công ty non trẻ đã thành công mỹ mãn với hơn 60 triệu đô la vốn đầu tư để phát triển mạng. Tại sàn New York, người ta đã nhảy điệu “Kalinka”. Ông Zimin bỗng chốc trở thành triệu phú.

Ông Zimin đã mất vài năm để VimpelCom xin được giấy phép GSM-900. Ông đã phải ngồi chờ hàng giờ trong phòng đợi của các Bộ, đầu tư cho các nghiên cứu, phát biểu tại các hội nghị, yêu cầu các chính trị gia, các nhà sản xuất và thậm chí cả công ty cạnh tranh giúp đỡ. Hàng chục lần người ta thẳng thừng trả lời: “Không được! Chỉ bước qua xác tôi!”.

Bằng quyết tâm và ý chí sắt đá, VimpelCom đã vượt qua được các đối thủ cạnh tranh cũng như những sóng gió vào năm 1999 và 2001. Cha đẻ của VimpelCom giờ chỉ là Chủ tịch danh dự của công ty.

Trước đó, ông đã bán cổ phần của mình và rời khỏi bộ máy lãnh đạo. Bởi ông quan niệm: “Ông chủ không nên là người quản lý vì nếu người quản lý làm việc tồi có thể bị đuổi việc, còn ông chủ thì không”.

Ông đã thành lập Quỹ từ thiện Triều Đại để ủng hộ khoa học cơ bản và nền giáo giục Nga, và để tuyên truyền những kiến thức khoa học. Điều tuyệt vời là hàng năm Quỹ đầu tư tới 10 triệu đô la hoàn toàn từ khoản riêng của ông.


Theo Tiền Phong/Tạp chí Nga
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top