Cây bị lụt- Chết do đâu??????????????

tanduycute

New member
Xu
0
dơn giản là có câu hỏi cây bị lũ lụt thì chết, cô mình hỏi lí do, mình nói là do rễ cần oxi để thở, lũ lụt thì nước không nên thiếu oxi->die, cổ không chịu, cổ nói là do nước là hư mất hệ thống thẩm thấu có chọn lọc -> hư chức năng chính của rễ->lông hút die-> cây cũng băng hà
ứ, hổng chịu, mình đọc trên diễn đàn thấy có bài nói về sự hô hấp của cây thủy sinh, rõ ràng hô hấp là lí do tạo sự khác biệt của hai loại cây trên cạn và thủy sinh mà, có ai nói cây thủy sinh bị hư hại hệ thống thẩm thấu gì đâu
hì hì, vậy nha, có ai bít thì trả lời giùm mình nha, không là chắc phải ôm hận ngàn thu quá
 
dơn giản là có câu hỏi cây bị lũ lụt thì chết, cô mình hỏi lí do, mình nói là do rễ cần oxi để thở, lũ lụt thì nước không nên thiếu oxi->die, cổ không chịu, cổ nói là do nước là hư mất hệ thống thẩm thấu có chọn lọc -> hư chức năng chính của rễ->lông hút die-> cây cũng băng hà
ứ, hổng chịu, mình đọc trên diễn đàn thấy có bài nói về sự hô hấp của cây thủy sinh, rõ ràng hô hấp là lí do tạo sự khác biệt của hai loại cây trên cạn và thủy sinh mà, có ai nói cây thủy sinh bị hư hại hệ thống thẩm thấu gì đâu
hì hì, vậy nha, có ai bít thì trả lời giùm mình nha, không là chắc phải ôm hận ngàn thu quá

Bạn có hỏi lại cô là: Hệ thống thẩm thấu có chọn lọc nghĩa là chọn lọc như thế nào không?

Nếu đã nói là "thẩm thấu" có nghĩa là muốn nói đến sự hấp thu nước. Mà trong bài 1 Sinh học 11 đã nói rất rõ:

Hấp thụ nước:
- Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu: đi từ môi trường nhược trương vào dd ưu trương của tế bào rễ cây nhờ sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.

Tức là cơ chế hấp thụ nước ở đây là sự thụ động, hoàn toàn phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu. Khác với sự hấp thụ khoáng:

Hấp thụ muối khoáng.
Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây một cách chọn lọc theo 2 cơ chế:
+ Thụ động: Cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
+ Chủ động: Di chuyển ngược chiều gradien nồng độ và cần năng lượng.

Nếu diễn giải theo logic của cô giáo bạn nói thì là khi cây bị lụt cả cây và rễ sẽ chết cùng nhau (vì hệ thống hút nước bị trục trặc mà.) Và chắc là người ta chẳng thể áp dụng phương pháp trồng cây trong dung dịch rộng rãi như bây giờ được đâu.

Quan sát kỹ một cây bị úng ngập, không cần phải có lũ lụt mà chỉ cần làm thí nghiệm tại nhà, bạn sẽ thấy ngay rễ cây bị thối, phân hủy, trong khi phần trên của cây vẫn bình thường, chỉ bị héo do rễ chết nên ko được cung cấp nước và dinh dưỡng.
 
Bạn có hỏi lại cô là: Hệ thống thẩm thấu có chọn lọc nghĩa là chọn lọc như thế nào không?

Nếu đã nói là "thẩm thấu" có nghĩa là muốn nói đến sự hấp thu nước. Mà trong bài 1 Sinh học 11 đã nói rất rõ:



Tức là cơ chế hấp thụ nước ở đây là sự thụ động, hoàn toàn phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu. Khác với sự hấp thụ khoáng:



Nếu diễn giải theo logic của cô giáo bạn nói thì là khi cây bị lụt cả cây và rễ sẽ chết cùng nhau (vì hệ thống hút nước bị trục trặc mà.) Và chắc là người ta chẳng thể áp dụng phương pháp trồng cây trong dung dịch rộng rãi như bây giờ được đâu.

Quan sát kỹ một cây bị úng ngập, không cần phải có lũ lụt mà chỉ cần làm thí nghiệm tại nhà, bạn sẽ thấy ngay rễ cây bị thối, phân hủy, trong khi phần trên của cây vẫn bình thường, chỉ bị héo do rễ chết nên ko được cung cấp nước và dinh dưỡng.

thanks ban nhieu nha, minh hieu y ban nhung co minh noi "he thong chon loc" la chon loc chu dong khoang, con cay nuoi bang phuong phap thuy canh thi phai suc khi y nhu ho nuoi ca kieng vay. Noi chung, li do cay chet co ve nhieu, van de la li do nao lam cay chet truoc, chac minh nen nghe co, hi hi
 
_Theo mình, Oxi nặng hơn nước (32>18) nên oxi hoà tan không nhiều trong nước, rễ cây trao đổi chất với bên ngoài cũng hạn chế và SGK nói: " Lông hút rất dễ gãy và sẽ tiêu biến ở môi trường quá ưu trương, quá axit (chua) hay thiếu oxi."
_Vì rễ cây là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng mà lông hút đã tiêu biến thì rễ cây không có khả năng hấp thụ nước và ion khoáng => cây sẽ chết khi ngập úng đó là 1 điều hiển hiên (1 bộ phận quan trọng không có khả năng thực hiện chức năng của nó thì kéo theo các bộ phận khác chết luôn vì cây có 1 hệ thống thông nhau giữa các mạch...)
__ Theo như bạn singaling thì tại sao : " khi cây bị lụt cả cây và rễ sẽ chết cùng nhau" ?
Theo mình bạn đã hiểu sai vấn đề rồi, bạn tanduycute chỉ dùng dấu "=>" nên không có nghĩa là cây và rễ chết cùng nhau, từ rễ chết nên từ đó cây mới chết.
_ Còn cây thuỷ sinh là cây sống ở dưới nước, để thích nghi với môi trường thì cây phải cấu tạo thích nghi. Tất cả bộ phận của cây thuỷ sinh đều là bộ phận trao đổi và thoát hơi nước (trong khi đó cây trên cạn rễ cây: là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng quan trọng nhất).
=> Nên bạn không nên so sánh cây sống ở cạn và ở dưới nước được vì bộ phần và chức năng khác nhau mà ^^"
_Mình có thêm 1 thắc mắc, các bạn có biết cách trồng cây thuỷ canh không. Tại sao cách trồng đó nước là chủ yếu mà cây không chết ?
https://www.youtube.com/watch?v=GCfi3gRtKys&feature=related
 
Mình có thêm 1 thắc mắc, các bạn có biết cách trồng cây thuỷ canh không. Tại sao cách trồng đó nước là chủ yếu mà cây không chết?
https://www.youtube.com/watch?v=GCfi3gRtKys&feature=related

Về cách trồng cây thủy canh trong SGK Công nghệ 10 bài 14 có nói đến.
Để trồng cây thủy canh cần có:
+ dung dịch dinh dưỡng (có thể pha theo công thức hoặc mua sẵn gói về pha)
+ bình nhựa, hộp xốp v.v... có nắp đục lỗ
+ cây non

Sở dĩ cây vốn sống ở cạn nhưng trồng thủy canh lại không chết (rễ vẫn hô hấp đc) vì một điểm căn bản nhất trong nguyên tắc trồng: không để rễ ngập hoàn toàn trong dung dịch. Thường chỉ cắm ngập 2/3. Nắp bình/hộp cũng không phải là kín mít mà phải thoáng khí.

Về cây thủy sinh, các bạn có thể xem kĩ hơn ở đây:
Sinh học 11 Cơ bản + Nâng cao Bài 1: Trao đổi nước, muối khoáng ở thực vật

https://diendankienthuc.net/diendan...oi-nuoc-muoi-khoang-o-thuc-vat.html#post55504


 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top