1. - Đường cong trắc dọc là đường cong tròn có bán kính tuỳ theo quy định, đường cong này được sẽ được xác định khi có điểm đầu, điểm cuối và bán kính đường cong. Trên cơ sở đó sẽ có cao độ 3 điểm: 2 điểm ở đầu vào cuối đường cong, và điểm chính giữa đường cong (giữa cầu)
- Đường cong đáy dầm: có nhìu loại, thông thường dùng đường cong bậc 2 (Parabol). Khi đã có được chiều cao dầm tại vị trí gối, tại vị trí giữa nhịp, sẽ xác định được phương trình đường cong bậc 2 đi qua 3 điểm.
- Đường cong mặt trên bản đáy hộp: tuỳ thuộc vào chiều dày bản đáy hộp tại mỗi mặt cắt, căn cứ vào đó offset từ đường cong đáy dầm lên phía trên sẽ đường đường cong mặt trên bản đáy
2. Sườn dầm để chịu lực cắt và xắn. Càng về gần gối lực cắt có giá trị càng lớn nên thông thường sườn dầm sẽ dày hơn khi càng về gần gối.
3. Tuỳ theo kết cấu dầm, trụ mà có nhìu cách đặt gối khác nhau, có thể 1 gối (chính giữa), có thể 2 gối hoặc nhìu hơn. Tuy nhiên tại vị trí đặt gối, mặt cắt dầm tại đó đặc, nên không nhất thiết phải đặt gối dưới vị trí sườn dầm.