Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy KL hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh. Ăn mòn hóa học: là quá trình oxi hóa - khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường. Ăn mòn điện hóa là quá trình oxi hóa – khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực. Cần phân biệt ăn mòn hóa học và điện hóa để làm bài tập tốt.
Câu 1: Cuốn một sợi dây thép vào 1 kim loại rồi nhúng vào dd H2SO4 loãng. Quan sát thấy bọt khí thoát ra rất mạnh từ sợi dây thép. Thanh kim loại có thể là kim loại nào trong số kim loại sau:
A. Mg B. Ag C. Cu D. Sn
Câu 2: Ăn mòn hoá học thường xảy ra do tác dụng của :
A. Chất khí khô B. không khí ẩm
C. đung dịch điện li D. dòng điện
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Một vật bằng kim loại nguyên chất thì không bị ăn mòn
B. Một vật bằng kim loại nguyên chất thì không bị ăn mòn điện hoá
C. Một vật bằng kim loại nguyên chất thì không bị khử
D. Một vật bằng kim loại nguyên chất có thể bị ăn mòn hoá học
Câu 4: Sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường là:
A. ăn mòn điện hoá B. ăn mòn hoá học
C. sự khử kim loại D. ăn mòn kim loại
Câu 5: Trong sự gỉ sét của tấm tôn (xem tôn là sắt tráng kẽm) khi để ngoài không khí ẩm, thì
A. Sắt là cực dương, kẽm là cực âm. B. Sắt là cực âm, kẽm là cực dương.
C. Sắt bị oxi hóa, kẽm bị khử. D. Sắt bị khử, kẽm bị oxi hóa.
Câu 6: Để hạn chế sự ăn mòn con thuyền đi biển (bằng thép), người ta gắn vào vỏ thuyền (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại nào dưới đây :
A. đồng B. chì C. kẽm D. bạc
Câu 7: Khi để gang trong không khí ẩm, ở cực dương:
A. 2H++ 2e → H2
B. Fe → Fe3+ + 3e
C. Fe → Fe2+ + 2e
D. O2 + 2H2O + 4e → 4OH-
Câu 8: Ngâm một cây đinh sắt (có quấn dây đồng) vào dung dịch HCl. Hiện tượng quan sát được là:
A. Khí thoát ra rất nhanh trên bề mặt cây đinh sắt.
B. Khí thoát ra rất nhanh trên bề mặt dây đồng.
C. Khí thoát trên bề mặt cây đinh sắt và dây đồng đều nhanh như nhau.
D. Không thấy khí thoát ra trên bề mặt đinh sắt cũng như dây đồng
Câu 9: Điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hóa là:
A. Tồn tại cặp kim loại khác nhau và một trong hai kim loại là sắt.
B. Kim loại tiếp xúc với môi trường bị nhiễm bẩn.
C. Tồn tại cặp điện cực khác nhau tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch điện li.
D. Kim loại không nguyên chất.
Câu 10. Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim lọai trong đó Fe bị phá hủy trước là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 11. Cho các hợp kim sau: Cu–Fe (I); Zn–Fe (II); Fe–C (III); Sn–Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
A. I, II và III. B. I, II và IV. C. I, III và IV. D. II, III và IV.
Câu 12. Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì
A. cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hóa
B. cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hóa
C. chỉ có Pb bị ăn mòn điện hóa
D. chỉ có Sn bị ăn mòn điện hóa
Câu 13. Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 14. Tiến hành bốn thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 1. B. 2 C. 4 D. 3
Câu 15. Có 4 dd riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dd một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 16. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.
B. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa - khử.
C. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
D. Ăn mòn hóa học phát sinh dòng điện.
Câu 17: Tiến hành các thí nghiệm sau:
1. Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;
2. Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2;
3. Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3;
4. Cho lá Zn vào dung dịch HCl;
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Sưu tầm
Câu 1: Cuốn một sợi dây thép vào 1 kim loại rồi nhúng vào dd H2SO4 loãng. Quan sát thấy bọt khí thoát ra rất mạnh từ sợi dây thép. Thanh kim loại có thể là kim loại nào trong số kim loại sau:
A. Mg B. Ag C. Cu D. Sn
Câu 2: Ăn mòn hoá học thường xảy ra do tác dụng của :
A. Chất khí khô B. không khí ẩm
C. đung dịch điện li D. dòng điện
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Một vật bằng kim loại nguyên chất thì không bị ăn mòn
B. Một vật bằng kim loại nguyên chất thì không bị ăn mòn điện hoá
C. Một vật bằng kim loại nguyên chất thì không bị khử
D. Một vật bằng kim loại nguyên chất có thể bị ăn mòn hoá học
Câu 4: Sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường là:
A. ăn mòn điện hoá B. ăn mòn hoá học
C. sự khử kim loại D. ăn mòn kim loại
Câu 5: Trong sự gỉ sét của tấm tôn (xem tôn là sắt tráng kẽm) khi để ngoài không khí ẩm, thì
A. Sắt là cực dương, kẽm là cực âm. B. Sắt là cực âm, kẽm là cực dương.
C. Sắt bị oxi hóa, kẽm bị khử. D. Sắt bị khử, kẽm bị oxi hóa.
Câu 6: Để hạn chế sự ăn mòn con thuyền đi biển (bằng thép), người ta gắn vào vỏ thuyền (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại nào dưới đây :
A. đồng B. chì C. kẽm D. bạc
Câu 7: Khi để gang trong không khí ẩm, ở cực dương:
A. 2H++ 2e → H2
B. Fe → Fe3+ + 3e
C. Fe → Fe2+ + 2e
D. O2 + 2H2O + 4e → 4OH-
Câu 8: Ngâm một cây đinh sắt (có quấn dây đồng) vào dung dịch HCl. Hiện tượng quan sát được là:
A. Khí thoát ra rất nhanh trên bề mặt cây đinh sắt.
B. Khí thoát ra rất nhanh trên bề mặt dây đồng.
C. Khí thoát trên bề mặt cây đinh sắt và dây đồng đều nhanh như nhau.
D. Không thấy khí thoát ra trên bề mặt đinh sắt cũng như dây đồng
Câu 9: Điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hóa là:
A. Tồn tại cặp kim loại khác nhau và một trong hai kim loại là sắt.
B. Kim loại tiếp xúc với môi trường bị nhiễm bẩn.
C. Tồn tại cặp điện cực khác nhau tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch điện li.
D. Kim loại không nguyên chất.
Câu 10. Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim lọai trong đó Fe bị phá hủy trước là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 11. Cho các hợp kim sau: Cu–Fe (I); Zn–Fe (II); Fe–C (III); Sn–Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
A. I, II và III. B. I, II và IV. C. I, III và IV. D. II, III và IV.
Câu 12. Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì
A. cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hóa
B. cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hóa
C. chỉ có Pb bị ăn mòn điện hóa
D. chỉ có Sn bị ăn mòn điện hóa
Câu 13. Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 14. Tiến hành bốn thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 1. B. 2 C. 4 D. 3
Câu 15. Có 4 dd riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dd một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 16. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.
B. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa - khử.
C. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
D. Ăn mòn hóa học phát sinh dòng điện.
Câu 17: Tiến hành các thí nghiệm sau:
1. Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;
2. Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2;
3. Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3;
4. Cho lá Zn vào dung dịch HCl;
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Sưu tầm