Câu hỏi trắc nghiệm bài 5: Cấu hình electron

Cấu hình electron là kiến thức của bài 5 hóa 10. Nghiên cứu về các viết cấu hình e của nguyên tử và từ đó có mối liên hệ gì với các đại lượng khác (proton, notron...). Để củng cố kiến thức về phần này, sau đây là các câu trắc nghiệm học sinh củng cố và hiểu hơn về bài học.

20220718_091559.png

Câu 1. Cho nguyên tử R có tổng số hạt là 115, hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 25 hạt. Cấu hình electron nguyên tử của R là
A. [Ne] 3s23p3. B. [Ne] 3s23p5.
C. [Ar] 4s24p5. D. [Ar] 3d104s24p5.

Câu 2. Nguyên tử R có tổng số hạt cơ bản là 52, trong đó số hạt không mang điện trong nhân lớn gấp 1,059 lần số hạt mang điện tích âm. Kết luận nào sau đây không đúng với R?
A. R là phi kim. B. R có số khối là 35.
C. Điện tích hạt nhân của R là 17+. D. Ở trạng thái cơ bản R có 5 lớp electron.

Câu 3. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Nguyên tố X có số khối là
A. 26. B. 27. C. 28. D. 29.

Câu 4. Cấu hình e nguyên tử của nguyên tố có số hiệu nguyên tử 26 là
A. [Ar]3d54s2 B. [Ar]4s23d6
C. [Ar]3d64s2 D. [Ar]3d8

Câu 5. Sự phân bố electron vào các lớp và phân lớp căn cứ vào:
A. nguyên tử lượng tăng dần. B. điện tích hạt nhân tăng dần.
C. mức năng lượng. D. sự bão hòa các lớp electron.

Câu 6. Cấu hình electron của nguyên tố X là 1s22s22p63s1. Biết rằng X có số khối là 24 thì trong hạt nhân của X có:
A. 24 proton B. 11 proton, 13 nơtron
C. 11 proton, số nơtron không định được D. 13 proton, 11 nơtron

Câu 7. Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố là 40. Biết số hạt nơtron lớn hơn số hạt proton là 1. Cho biết nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố nào?
A. nguyên tố s B. nguyên tố p C. nguyên tố d D. nguyên tố f

Câu 8. Một nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp p là 11. Nguyên tố X là:
A. nguyên tố s B. nguyên tố p C. nguyên tố d D. nguyên tố f

Câu 9. Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết kém chặt chẽ với hạt nhân nhất?
A. lớp K B. lớp L C. lớp M D. lớp N

Câu 10. Nguyên tử của một nguyên tố có 4 lớp electron, theo thứ tự từ phía gần hạt nhân là: K, L, M, N. Trong nguyên tử đã cho, electron thuộc lớp nào có mức năng lượng trung bình cao nhất?
A. lớp K B. lớp L C. lớp M D. lớp N

Câu 11. Nguyên tố lưu huỳnh S nằm ở ô thứ 16 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Biết rằng các electron của nguyên tử S được phân bố trên 3 lớp electron (K, L, N). Số electron ở lớp L trong nguyên tử lưu huỳnh là:
A. 6 B. 8 C. 10 D. 2

Câu 12. Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng cũng là 6, cho biết X là nguyên tố hóa học nào sau đây?
A. oxi (Z = 8) B. lưu huỳnh (Z = 16) C. Fe (Z = 26) D. Cr (Z = 24)

Câu 13. Vi hạt nào sau đây có số proton nhiều hơn số electron?
A. nguyên tử Na B. nguyên tử S C. ion clorua (Cl-) D. ion kali (K+)

Câu 14. Trong nguyên tử, các electron quyết định tính chất của kim loại, phi kim hay khí hiếm là:
A. các electron lớp K B. các electron lớp ngoài cùng
C. các electron lớp L. D. các electron lớp M.

Câu 15. Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn:
A. Thứ tự các mức và phân mức năng lượng.
B. Sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau
C. Thứ tự các lớp và phân lớp electron.
D. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử.

Câu 16. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron ở phân mức cuối cùng là 3d2. Số thứ tự của nguyên tố X trong bảng hệ thống tuần hoàn là:
A. 18 B. 20 C. 22 D. 24

Câu 17. Nguyên tử của một số nguyên tố có cấu hình electron như sau: (X)1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2;
(Y)1s2 2s2 2p1; (Z)1s2 2s2 2p6 3s2 3p2; (T)1s2 2s2 2p6 3s2. Nguyên tử nào thuộc nguyên tố s ?
A. Y, Z B. X; T C. X, Y D. Z, T

Câu 18. Cấu hình electron của các nguyên tử sau: 10Ne, 18Ar, 36Kr có đặc điểm chung là
A. số lớp electron bằng nhau B. số phân lớp electron bằng nhau
C. số electron nguyên tử bằng nhau D. số electron ở lớp ngoài cùng bằng nhau

Câu 19. Nguyên tử K (Z = 19) có số lớp electron là
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4

Câu 20. Lớp thứ 4 (n = 4) có số electron tối đa là
A. 32 B. 16 C. 8 D. 50

Câu 21. Nguyên tử của nguyên tố R có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 1e. Vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố R là
A. 15 B. 16 C. 14 D. 19

Câu 22. Cấu hình e sau: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 là của nguyên tử nào sau đây:
A. F B. Na C. K D. Cl

Câu 23. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây là phi kim.
A. D (Z = 11) B. A (Z = 6) C. B (Z = 19) D. C (Z = 2)

Câu 24. Nguyên tử của nguyên tố R có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 3e. Vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố R là:
A. 3 B. 15 C. 14 D. 13

Câu 25. Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Những e có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào một phân lớp.
B. Lớp thứ n có n phân lớp
C. Những e có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp.
D. Lớp thứ n có số electron tối đa là n2.

Câu 26. Nguyên tử P (Z = 15) có số e ở lớp ngoài cùng là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 7

Câu 27. Nguyên tử của nguyên tố R có phân lớp ngoài cùng là 3d1. Vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố R là:
A. 21 B. 23 C. 25 D. 26

Câu 28. Lớp ngoài cùng có số e tối đa là
A. 7 B. 8 C. 5 D. 4

Câu 29. Số e tối đa trong phân lớp d là:
A. 2 B. 10 C. 6 D. 14

Câu 30. Nguyên tử của nguyên tố X có phân lớp ngoài cùng là 2p. Tổng số e ở hai phân lớp ngoài cùng của nguyên tử này là 3. Vậy số hiệu nguyên tử của X là:
A. 2 B. 5 C. 7 D. 9

Sưu tầm
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top