• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Câu hỏi trắc nghiệm bài 9 hóa 10: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố hóa học

Kina Ngaan

Active member
Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. Các tính chất vật lý – hoá học như: bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại – phi kim, hoá trị cũng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. Bài 9 hóa 10 đề cập đến sự biến đổi này, dưới đây là các câu trắc nghiệm luyện tập.

20220716_064500.jpg

(Nguồn ảnh: Internet)

Câu 1: Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử ?
A. F, O, C, Be, Mg. B. F, Be, C, Mg, O. C. Be, F, O, C, Mg. D. Mg, Be, C, O, F.

Câu 2: Trong một chu kì, bán kính nguyên tử các nguyên tố ?
A. tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
B. giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
C. giảm theo chiều tăng của tính phi kim
D. B và C đều đúng.

Câu 3: Trong một chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, số oxi hóa cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong oxit biến đổi như thế nào?
A. Tăng dần. B. Giảm dần.
C. Tăng dần sau đó giảm dần. D. Giảm dần sau đó tăng dần.

Câu 4: Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì ?
A. phi kim mạnh nhất là flo. B. kim loại mạnh nhất là liti.
C. phi kim mạnh nhất là iot. D. kim loại yếu nhất là xesi.

Câu 5: Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện của nguyên tử?
A. F, Li, Na, C, N. B. Na, Li, C, N, F C. Li, F, N, Na, C. D. N, F, Li, C, Na.

Câu 6: Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên
tử của các nguyên tố nhóm A có ?
A. số lớp electron như nhau. B. cùng số electron d.
C. số electron như nhau. D. số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.

Câu 7: Trong một chu kỳ, bán kính nguyên tử của các nguyên tố
A. tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. B. giảm theo chiều giảm độ âm điện.
C. giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. D. không thay đổi.

Câu 8: Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa họC. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố đó là:
A. 3s23p4 B. 2s22p4 C. 2s22p6 D. 3s23p6

Câu 9: Các nguyên tố Mg, Ca, Al, K, Rb được xếp theo chiều tính khử tăng dần là:
A. Rb, K, Mg, Al, Ca. B. Al, Mg, Ca, K, Rb C. Rb, K, Ca, Mg, Al. D. Tất cả đều sai.

Câu 10: Oxit cao nhất của một nguyên tố R ứng với công thức RO2. Nguyên tố R đó là ?
A. Cacbon B. Nitơ C. Magie. D. Photpho.

Câu 11: Tính phi kim của các nguyên tố được xếp theo chiều giảm dần từ trái sang phải
A. O, N, P, Si B. Si, P, N, O. C. O, P, N, Si. D. O, N, Si, P.

Câu 12: Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như
chu kì trước là do:
A. Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
B. Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
C. Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì truớc (ở ba chu kì đầu).
D. Sự lặp lại tính chất hoá học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

Câu 13: Điều khẳng định nào sau đây là sai? Trong một nhóm A của bảng tuần hoàn, theo
chiều tăng của điện tích hạt nhân:
A. Độ âm điện tăng dần. B. Tính bazơ của các hiđroxit tăng dần.
C. Tính kim loại tăng dần D. Tính phi kim giảm dần.

Câu 14: Thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử nào sau đây đúng?
A. F, Cl, P, Al, Na. B. Na, Al, P, Cl, F C. Cl, P, Al, Na, F. D. Cl, F, P, Al, Na

Câu 15: So sánh nguyên tử Na và Mg, ta thấy Na có
A. Bán kính nguyên tử lớn hơn và năng lượng ion hóa I1 cao hơn.
B. Bán kính nguyên tử lớn hơn và năng lượng ion hóa I1 thấp hơn.
C. Bán kính nguyên tử nhỏ hơn và năng lượng ion hóa I1 cao hơn.
D. Bán kính nguyên tử nhỏ hơn và năng lượng ion hóa I1 thấp hơn.

Câu 16: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố Be, F, Li, Na tăng dần theo thứ tự sau:
A. Li < Be < F < Na. B. Be < Li < F < Na. C. F < Be < Li < Na. D. Na < F < Li < Be.

Câu 17: Năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) của nguyên tử nguyên tố: Na, K, N, P tăng dần theo thứ tự sau:
A. Na < K < N < P. B. K < Na < N < P. C. P < N < K < Na. D. K < Na < P < N.

Câu 18: Các nguyên tố K, Na, P, N được sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ âm điện:
A. K > Na > P > N. B. P > N > K > Na. C. N > P > Na > K. D. N > Na > P > K.

Câu 19: Dãy nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại từ trái sang phải
A. Na < K < Mg < Al . B. Al < Mg < Na < K.
C. Mg < Al < Na < K. D. K < Na < Al < Mg.

Câu 20: Điều khẳng định nào sau đây là sai? Trong một nhóm A của bảng tuần hoàn, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
A. Độ âm điện tăng dần. B. Tính bazơ của các hiđroxit tăng dần.
C. Tính kim loại tăng dần D. Tính phi kim giảm dần

Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top