Câu hỏi trắc nghiệm bài 4: Phản ứng ion trong dung dịch các chất điện li

Bài 4 hoá 11 nghiên cứu về kiến thức của phản ứng trao đổi các ion trong dung dịch. Điều kiện để một phản ứng xảy ra như thế nào và cách viết phương trình ion thu gọn. Để củng cố kiến thức bài học, sau đây là những câu trắc nghiệm bài 4 để bạn tham khảo và luyện tập.


fecl3-mau-gi-1.jpg

(Nguồn ảnh: Internet)

Câu 1. Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết
A. những ion nào tồn tại trong dung dịch
B. nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất
C. bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện ly
D. không tồn tại các phân tử trong dung dịch các chất điện ly

Câu 2. Phương trình hóa học nào dưới đây không xảy ra?
A. Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4.
B. FeS + ZnCl2 → ZnS + FeCl2.
C. 2HCl + Mg(OH)2 → MgCl2 + 2H2O.
D. FeS + 2HCl → H2S + FeCl2.

Câu 3. Các ion nào sau đây không thể cùng tồn tại trong một dung dịch ?
A. Na+, NH4+, SO4(2‒), PO4(3‒)
B. Cu2+, Fe2+, HSO4‒, NO3‒
C. K+, Mg2+, NO3‒, Cl‒
D. Mg2+, Al3+, Cl‒, HSO4‒

Câu 4. Phản ứng Ba(OH)2 + Na2CO3 → … có phương trình ion thu gọn là
A. Ba2+ + CO3(2‒) → BaCO3↓
B. Ba+ + CO3(2‒) → BaCO3↓
C. Ba+ + CO3‒ → BaCO3↓
D. Ba2+ + CO3‒ → BaCO3↓

Câu 5. Phản ứng nào dưới đây có phương trình ion thu gọn là: Ba2+ + SO4(2‒) → BaSO4 ↓
A. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + H2O
B. Ba(OH)2 + FeSO4 → BaSO4 ↓ + Fe(OH)2 ↓
C. BaCl2 + FeSO4 → BaSO4 ↓ + FeCl2 .
D. BaCl2 + Ag2SO4 → BaSO4 ↓ + 2AgCl

Câu 6. Phương trình phản ứng: Ba(H2PO4)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H3PO4 tương ứng với phương
trình ion gọn nào sau đây?
A. Ba2+ + SO4(2‒) → BaSO4↓
B. Ba(2+) + 2H2PO4‒ + 2H+ + SO4(2‒) → BaSO4 + 2H3PO4
C. 2H2PO4‒ + 2H+ → H3PO4
D. Ba(2+) + SO4(2‒) + PO4
(3‒) + 3H+ → BaSO4↓ + H3PO4

Câu 7. Phương trình phản ứng Ba(HPO4)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H3PO4 tương ứng với phương
trình ion rút gọn nào sau đây?
A. Ba(2+) + SO4(2‒) → BaSO4↓
B. Ba(2+) + 2HPO4(2‒) + 2H+ + SO4
(2‒) → BaSO4↓ + 2H3PO4
C. HPO4(2‒) + 2H+ → H3PO4
D. Ba(2+) + SO4(2‒) + PO4
3‒ + 3H+ → BaSO4↓ + H3PO4

Câu 8. Phương trình ion: Cd2+ + S2‒ → CdS↓ (vàng) là phương trình ion rút gọn nhất của phương trình hóa học:
A. H2S + Cd(OH)2 → CdS↓ + 2H2O B. H2S + CdCl2 → CdS↓ + 2HCl
C. Na2S + CdCl2 → CdS↓ + 2NaCl
D. Na2S + Cd(OH)2 → CdS↓ + 2NaOH

Câu 9. Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:
A. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2.
B. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2.
C. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4.
D. HNO3, NaCl, Na2SO4.

Câu 10. Dung dịch NaHSO4 tác dụng được với tất cả các chất có trong nhóm nào sau đây?
A. NaNO3, AlCl3, BaCl2, NaOH, KOH. B. BaCl2, NaOH, FeCl3, Fe(NO3)3, KCl.
C. NaHCO3, BaCl2, Na2S, Na2CO3, KOH.
D. Na2S, Cu(OH)2, Na2CO3, FeCl2, NaNO3.

Câu 11. Dung dịch chứa các ion sau: Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl‒. Muốn loại được nhiều ion ra khỏi dung dịch (mà không đưa thêm ion mới vào), có thể cho tác dụng với chất nào sau đây?
A. Dung dịch K2CO3. B. Dung dịch Na2SO4. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch Na2CO3.

Câu 12. Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, K2SO4, Ca(OH)2, NaHSO4, Mg(NO3)2. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là
A. HNO3, Ca(OH)2, NaHSO4, Mg(NO3)2.
B. HNO3, NaCl, K2SO4.
C. HNO3, Ca(OH)2, NaHSO4, K2SO4.
D. NaCl, K2SO4, Ca(OH)2.

Câu 13. Bao nhiêu dung dịch chỉ chứa một chất được tạo thành từ các ion sau: Ba(2+), Mg(2+), SO4(2‒), Cl‒?
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1

Câu 14.Cho các dãy ion sau:
(a) H+, Fe3+, NO3‒; SO4(2‒).
(b). Ag+, Na+, NO3‒, Cl‒.
(c) Al3+, NH4+, Br‒, OH‒.
(d) Mg(2+), K+, SO4(2‒), PO4(3‒).
(e) K+, HPO3(2‒), Na+, OH‒.
(g) Fe2+, Na+, HSO4‒, NO3‒.
(h) Fe3+, NH4+, SO4(2‒), I‒.
(i) Mg2+, Na+, SO4(2‒).
Số dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 15. Trong phản ứng giữa các chất sau:
(1) NaHSO4 + Ba(HCO3)2
(2) Ba(OH)2 + NH4HSO4
(3) Na2CO3 + FeCl3 + H2O
(4) H2SO4 + BaCO3
Số phản ứng vừa tạo kết tủa vừa có khí thoát ra là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 16. Cho các chất sau đây tác dụng với nhau từng đôi một: NaHCO3, NaHSO4, BaCl2, MgSO4,
NaOH. Số phản ứng tạo thành chất kết tủa là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2

Câu 17. Cho các cặp dung dịch sau:
1) BaCl2 và Na2CO3 2) Ba(OH)2 và H2SO4 3) NaOH và AlCl3
4) AlCl3 và Na2CO3 5) BaCl2 và NaHSO4 6) Pb(NO3)2 và Na2S
7) Fe(NO3)2 và HCl 8) BaCl2 và NaHCO3 9) FeCl2 và H2S.
Số cặp chất xảy ra phản ứng là:
A. 6. B. 7. C. 8. D. 9.

Câu 18. Cho các cặp chất sau:
(1) Na2CO3 + BaCl2 (2) (NH4)2CO3 + Ba(NO3)2
(3) Ba(HCO3)2 + K2CO3 (4) BaCl2 + MgCO3
Những cặp chất khi phản ứng có cùng phương trình ion thu gọn là
A. (1) (3) B. (1) (2) C. (1) (2) (3) D. (1) (2) (3) (4)

Câu 19. Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 →
(2) CuSO4 + Ba(NO3)2 →
(3) Na2SO4 + BaCl2 →
(4) H2SO4 + BaSO3 →
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 →
(6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 →
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:
A. (1), (2), (3), (6). B. (1), (3), (5), (6). C. (2), (3), (4), (6). D. (3), (4), (5), (6).

Câu 20. Cho các cặp chất sau đây:
(I) Na2CO3 + BaCl2 ; (II) (NH4)2CO3 + Ba(NO3)2 ;
(III) Ba(HCO3)2 + K2CO3; (IV) BaCl2 + MgCO3;
(V) K2CO3 + (CH3COO)2Ba; (VI) BaCl2 + NaHCO3.
Những cặp chất khi phản ứng có cùng phương trình ion thu gọn là
A. (I), (II), (III), (V). B. (I), (II), (V), (VI) C. (I), (II), (III), (VI). D. (I), (II), (III), (IV).

Câu 21. Cho các phản ứng sau:
(a) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
(b) Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S
(c) 2AlCl3 + 3Na2S + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2S + 6NaCl
(d) KHSO4 + KHS → K2SO4 + H2S
(e) BaS + H2SO4 (loãng) → BaSO4 + H2S
Số phản ứng có phương trình ion rút gọn S2‒ + 2H+ → H2S là
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1

Câu 22. Cho các phản ứng sau:
(1) NaHCO3 + HCl; (2) NaHCO3 + HCOOH; (3) NaHCO3 + H2SO4;
(4) Ba(HCO3)2 + HCl; (5) Ba(HCO3)2 + H2SO4.
Số phản ứng có phương trình ion thu gọn HCO3‒ + H+ → H2O + CO2 là
A. 3 B. 5 C. 4 D. 2

Đáp án:

1C 2B 3B 4A 5C 6B 7B 8C 9C 10C
11D 12C 13B 14B 15D 16A 17B 18C 19A 20A 21D 22A

Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top