Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp môn địa lí 9, giúp mình

letrongnhan

New member
Xu
0
tình hình là trường mình năm nay thi chuyển cấp môn địa mà mình thì ko thạo môn này, cô mình ra mấy câu hỏi ôn thi nên mình post lên nhờ các bạn giúp đỡ

1. tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nươc ta?

2, hãy chứng minh cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng.

3 vì sao phải gắn các vùng chuyên canh cây công ngiệp với các cơ sở công nghiệp chế biến?

4 phân tích vai trò vủa việc trồng cây công nghiêp ở nước ta.?

5. tại sao Hà Nội và TPHCM là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dang nhất ở nước ta?

6 , trong các loại hình giao thông vận tải ở nước ta loại hình nào có vai trò quan trong nhất ? vì sao

7 nêu những thế mạnh kinh tế của vùng trung du miền núi bắc bộ?

8, thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông hồng

9, vai trò của vụ đông và ảnh hưởng của việc gia tăng dân số tới việc đảm bảo lương thực của vùng

10, thế nào là vùng kinh tế trọng điểm , cho biết vài nét về vùng kinh tế trọng điểm phía băc , ý nghĩa của việc xd vùng kt trọng điểm phía bắc

11, vùng bắc trung bộ có nhũng thuận lợi và khó khăn gì trong việc phát triển? kinh tế xã hôị

12. tại sao nói du lịch là thế mạnh kt của bắc trung bộ?

13 duyên hải? nam trung bộ đã khai thác tiềm năng kt biển ntn????

14. nêu rõ tiềm năng phát triển kt biển của vùng duyên hải nam trung bộ

15, tây nguyên có nhũng điều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp?

16, nhờ nhũng điều kiện thuận lợi gì mà đông nam bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước?

17 đông nam bộ có nhũng điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành dịch vụ?

18, ý nghĩa của việc cải tạo đất mặn đất phèn ở đồng bằng sông cửu long

19, đồng bằng scl có những điều kiện thuận lơị gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước?

20, tại sao phải phát triển tổng hợp các nghành kinh tế biển.
 
hjc
20 câu, dài nhỉ
thực ra mấy câu này cũng được suy ra từ kiến thức cơ bản trong SGK thôi + vở bài tập nữa là trả lời được.
 
1. Giải quyết việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta.
Nước ta có số dân đông, nguồn lao động dồi dào, phong phú.
Hằng năm, nước ta có thêm khoảng 1,1 triệu người dân lao động nhưng chúng ta không thể giải quyết việc làm cho số dân hơn 1 triệu người này.
Là 1 nước nông nghiệp, số dân thất nghiệp ở nước ta chủ yếu tập trung đông ở nông thôn. Người dân chỉ quen với công việc lao động nặng và rất hạn chế khả năng làm việc trí óc mà trong lúc này nền kinh tế của nước ta đang trên đà phát triển. Ở nông thôn, làm việc có tính chất mùa vụ, người dân chỉ làm việc đồng trong mấy tháng, những tháng còn lại thì nghỉ và không làm gì cả, mà họ lại không có nghề phụ nên số dân thất nghiệp trong thời gian này là rất nhiều.
Một phần do nền kinh tế nước ta, cơ cấu kinh tế có phần chênh lệch.......
Vì vậy giải quyết việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta.


2. Cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng:
Năng lượng, luyện kim, hoá chất, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ và lâm sản, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, các ngành công nghiệp khác.


3. Việc gắn các vùng chuyên canh với công nghiệp chế biến có tác dụng nhiều mặt:

- Làm cho sản phẩm nông nghiệp được chế biến phục vụ tốt hơn cho nhu cầu.
- Không vận chuyển nguyên liệu đi xa, nâng cao được chất lượng sản phẩm, chi phí vận chuyển thấp, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
- Tạo điều kiện phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.
-Tạo điều kiện phát triển công nghiệp ở miền núi, trung du, thực hiện công nghiệp hoá nông thôn.

4.Vai trò của việc trồng cây công nghiệp ở nước ta:

- Tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè...).
- Cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến, thúc đẩy công nghiệp phát triển.
- Phá thế độc canh trong nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu kinh tế.
- Sử dụng hợp lí tài nguyên (đất, nước, khi hậu, lao động...).
- Góp phần phân bố lại dân cư và lao động, giải quyết việc làm.
- Trồng các loại cây công nghiệp lâu năm là một hình thức trồng rừng, có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ đất, nguồn nước ngầm, chống khô hạn, thiên tai...

5.Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất nước ta:

- Hà Nội là Thủ đô, TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất ở phía Nam.
- Đây là 2 trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật lớn nhất nước ta.
- Đây là 2 thành phố lớn nhất (đông dân nhất) cả nước.
- Ở đây phát triển đủ các loại hình dịch vụ (sản xuất, tiêu dùng, công cộng) với mật độ các cơ sở dịch vụ dày đặc.
- Đây là 2 đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước.
- Lao động dồi dào, năng động, có kĩ thuật, kinh tế phát triển vượt trội.

7.Thế mạnh về kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

* Thế mạnh trong việc khai thác khaóng sản và thuỷ điện tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành công nghiệp nặng.
- Đây là vùng giàu nhất nước ta về khoáng sản (than ở Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn; sắt ở Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang; thiếc ở Cao Bằng, chì - kẽm ở Bắc Cạn, apatit ở Lào Cai, đồng ở Sơn La...).
- Tiềm năng thuỷ điện rất lớn, tập trung trên hệ thống sông Hồng (37% trữ lượng cả nước).
* Thế mạnh về phát triển cây công nghiệp.
Diện tích rộng, có nhiều loại đất, khí hậu với một mùa đông lạnh thích hợp với việc phát triển các cây công nghiệp ưa lạnh nhất là chè, cây dược liệu, rau quả ôn đới, cận nhiệt.
* Thế mạnh về chăn nuôi gia súc.
- Có diện tích rộng, khí hậu mát mẻ nên có nhiều đồng cỏ thích hợp cho chăn nuôi trâu, bò, dê, ngựa.
- Có trồng nhiều hoa màu nên nguồn thức ăn dồi dào, chăn nuôi lợn phát triển.
* Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch.
- Du lịch sinh thái ở Sa Pa, Tam Đảo, Ba Bể.
- Du lịch hướng về cội nguồn ở Đền Hùng, Pác Bó.
- Du lịch biển ở vịnh Hạ Long.
* Có điều kiện để phát triển kinh tế biển.
- Du lịch biển ở Quảng Ninh (vịnh Hạ Long).
- Nuôi trồng, khai thác hải sản (vùng biển Quảng Ninh và các đảo).

8. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực, thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng:

* Thuận lợi:
- Địa hình tương đồi bằng phẳng, có khả năng giữ nước ở chân ruộng.
- Đất đai phù sa, màu mỡ => thuận lợi cho việc thâm canh lúa nước.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh.
- Sông Hồng là nguồn nước tưới, bồi đắp phù sa, mở rộng diện tích đồng bằng.
- Đê sông Hồng ngăn lũ và nước mặn xâm nhập vào đồng bằng.
- Lao động dồi dào, có kinh nghiệm...
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật ngày càng được cải thiện, xuất hiện nhiều loại máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Các chính sách về nông nghiệp của Nhà nước đang được cải thiện...
* Khó khăn:
- Mùa hè thường xảy ra lũ lụt, gió bão.
- Mùa đông (mưa ít) thiếu nước để trồng cây.
- Hiện tượng sâu bệnh hại lúa phát triển nhanh.
- Hệ thống đê điều ở sông Hồng quá chặt chẽ => việc bồi đắp phù sa cho đồng bằng có nhiều hạn chế.
- Vào mùa mưa, nước gây lũ lụt => ngập úng lúa và các loại cây lương thực.


 
9. Vai trò của vụ đông và ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng.
* Vai trò của vụ đông: Đây là vụ sản xuất chính ở đồng bằng sông Hồng, có vai trò quan trọng. Thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, thuận lợi cho việc trồng các loại cây ôn đới và cận nhiệt, vụ đông tăng nhanh về diện tích và sản lượng. Các loại cây có năng suất cao và ổn định, góp phần giải quyết vấn đề lương thực.
* Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo an toàn lương thực của vùng: Tỉ lệ gia tăng dân số giảm, sản lượng lương thực tăng là điều kiện tốt để tăng bình quân lương thực theo đầu người (ko chắc chắn).

11. Những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ.

* Thuận lợi:
- Vị trí cầu nối giữa 2 miền bắc - nam.

- Các tình thuộc vùng này đều giáp biển.
- Có cả địa hình đồi núi, đồng bằng và ven biển, phát triển cả lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản.
- Có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng:
+ Đất feralit ở miền núi, đất phù sa ở đồng bằng.
+ Rừng có diện tích lớn, nhiều gỗ quý và lâm đặc sản.
+ Vùng biển rộng lớn có thể phát triển tổng hợp kinh tế biển.
+ Khoáng sản khá đa dạng: thiếc, sắt, titan, cát thuỷ tinh, đá vôi...
- Có dân số đông, có truyền thống lao động cần cù, dũng cảm trong đấu tranh chống thiên tai và ngoại xâm.
- Có tài nguyên du lịch độc đáo, nhiều bãi tắm, vườn quốc gia, di tích văn hoá (...).
* Khó khăn:
- Lũ lụt, gió bão về mùa hè.

- Gió phơn Tây Nam khô nóng kéo dài, nguy cơ cháy rừng và thiếu nước sinh hoạt.
- Đất nông nghiệp bị xâm nhập mặn và cát lấn ở các vùng ven biển.
- Phía nam của vùng có ít khoáng sản, đất đai xấu, rừng ngày càng nghèo đi.
- Giao thông không thuận tiện.
- Vùng có nhiều dân tộc ít người, đời sống còn nhiều khó khăn.
- Chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh nên cơ sở vật chất - kĩ thuật nghèo nàn.
12. Nói du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ vì:
- Bắc Trung Bộ có vị trí địa lí rất quan trọng (...).
- Tài nguyên du lịch khá phong phú và đa dạng.
- Có những bãi biển đẹp (Sầm Sơn, Cửa Lò, Thuận An...).
- Có các vườn quốc gia: Phong Nha - Kẻ Bàng, Bạch Mã.
- Quê Bác và cố đô Huế là những địa chỉ du lịch văn hoá quan trọng.
.....................


 
13 + 14:
- Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển:
+ Bờ biển dài, khúc khuỷu, có nhiều vũng vịnh, thuận lợi cho việc nuôi trồng hải sản, xây dựng các cảng biển...
+ Biển có nhiều đặc sản (...)
+ Ngoài khơi là ngư trường lớn: Hoàng Sa - Trường Sa và Ninh Thuận - Bình Thuận - BR Vũng Tàu thuận lợi cho đánh bắt, khai thác.
+ Trên các bãi cát có titan (Bình Định), có nhiều cát trắng (Khánh Hoà).
- Kinh tế biển của duyên hải Nam Trung Bộ khá phát triển:
+ Nghề làm muối phát triển ở Sa Huỳnh, Cà Ná.
+ Ở Bình Định, Khánh Hoà khai thác titan, cát trắng để xuất khẩu.
+ Sản xuất nước mắm ở Nha Trang, Phan Thiết.
+ Các nghề nuôi tôm ở Phú Yên, Khánh Hoà.
+ Có nhiều cảng biển quan trọng: Đà nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn. Các càng nước sâu nổi tiếng như Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh.
+ Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm lí tưởng: Non Nước, Sa Huỳnh, Nha Trang, Mũi Né, Vân Phong...
+ Hoạt động du lịch khá nhộn nhịp, nhất là ở Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết.
==> câu này bạn có thể tham khảo ở Trang 74 - Vở bài tập Địa lí 9 - Tập 1.

15. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp.
* Thuận lợi:
- Vùng có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nóng quanh năm.
- Là nơi bắt nguồn của nhiều con sông => tưới tiêu.
- Có diện tích đất đỏ badan lớn và nhiều cao nguyên (Kon Tum, Gia Lai,...).
=> phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê.
- Vùng có nhiều cao nguyên => có nhiều đồng cỏ rộng lớn => phát triển chăn nuôi (...).
- Vùng có diện tích rừng nhiều nhất cả nước => độ che phủ của rừng nhiều nhất cả nước. Có nhiều loại gỗ quý, nhiều lâm đặc sản => phát triển lâm nghiệp.
- Chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, cơ sở vật chất - kĩ thuật trong nông nghiệp, sự phát triển của công nghiệp...............
* Khó khăn:
- Mùa khô kéo dài gây thiếu nước tưới cho cây công nghiệp, hạn hán, cháy rừng...
- Nạn chặt phá rừng làm cho độ che phủ của rừng giảm, ngành lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn.
- Săn bắn động vật hoang dã.............

16. Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp lớn nhất cả nước nhờ có nhiều điều kiện thuận lợi.
* Điều kiện tự nhiên:
- Đất badan, đất xám.
- Khí hận cận xích đạo.
- Nguồn nước dồi dào, hệ thống sông Đồng Nai là nguồn nước tưới phong phú..........
* Kinh tế - xã hội:
- Lao động dồi dào, năng động.
- Dân cư có nhiều kinh nghiệm...
- Nhiều cơ sở chế biến...
- Nhiều máy móc.
- Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước rộng lớn.
- Trình độ dân trí cao.........

17. Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dịch vụ.
- Dễ dàng giao lưu kinh tế, văn hoá với các vùng và các nước trong khu vực.
- Giàu tiềm năng kinh tế biển (...).
- Nhiều địa danh lịch sử, văn hoá và du lịch nổi tiếng (...).
- Là vùng kinh tế năng động, tỉ lệ dân thành thị cao (55,5%).
- Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP của vùng.
- Thu hút được nhiều sự đầu tư của nước ngoài.
- Tập trung nhiều thành phố, đông dân.
- Tập trung nhiều lao động của khu vực phía nam và cả nước.
- Lao động dồi dào, lành nghề, năng động...................
 
18. Ý nghĩa của việc cải tạo đất mặn, đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Là nội dung cơ bản trong việc cải tạo và sử dụng tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Hai loại đất này chiếm S lớn (2,5 / 4 tr.ha) nếu cải tạo tốt là một xu hướng đúng và tích cực để mở rộng diện tích đất trồng trọt, tăng sản lượng...
- Đất đai được cải tạo tốt thì thảm thực vật phát triển tốt => có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái...............

19. Những điều kiện thuận lợi để đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước.
* Về điều kiện tự nhiên:
- Là đồng bằng rộng lớn nhất nước ta: 39734 km2.
- Địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ (1,2 triệu ha), diện tích trồng lúa lớn: 3834,8 nghìn ha (>51% của cả nước).
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, giàu nhiệt độ và ánh sáng.
- Lượng mưa lớn, nguồn nước dồi dào, phong phú. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
- Có vị trí địa lí thuận lợi: 3 mặt giáp biển............
* Về kinh tế - xã hội:
- Dân đông, nguồn lao động dồi dào.
- Người dân cần cù, năng động, có kinh nghiệm trồng lúa, thích ứng linh hoạt với nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
- Nhà nước đầu tư áp dụng đưa tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào sản xuất => hàng hoá chiếm lĩnh thị trường.

===>> Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm số 1 về sản xuất lương thực, thực phẩm. Giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực và xuất khẩu lúa gạo của nước ta.

20. Phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển vì:

- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng: đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, khai thác các khoáng sản biển, du lịch biển, giao thông vận tải biển... Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế.
- Môi trường biển là không thể chia cắt được, vì vậy dễ gây ra những tác động dây chuyền.
- Môi trường đảo nhỏ và có tính cô lập, rất nhạy cảm trước các tác động.
- Phát triển tổng hợp kinh tế biển => phát triển thế mạnh của từng ngành.
- Tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa các ngành kinh tế, hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. Làm thay đổi mạnh mẽ kinh tế của vùng...........


10. Vùng kinh tế trọng điểm.
* Khái niệm về vùng kinh tế trọng điểm.
- Là vùng do Nhà nước quyết định đầu tư.
- Là vùng tập trung lớn về công nghiệp và thương mại, dịhc vụ nhằm thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài nước.
- Là vùng có kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt là công nghiệp.
- Có tác động lớn đến sự phát triển của khu vực và của cả nước.
* Vài nét về vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
- Gồm 7 tỉnh thành: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
- Diện tích: 15,3 nghìn km2.
- Dân số: 13 triệu người (năm 2002).
* Ý nghĩa của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc:
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
 
làm được 20 câu đó có thể bạn sẽ = hoặc trên điểm trung bình môn Địa lí, vì đó là kiến thức cơ bản và cũng là những câu hỏi mà người ta hay ra nhất.
 
xin được sửa lại câu 6.
6.Trong các loại hình giao thông vận tải của nước ta hiện nay, đường ô tô có vai trò quan trọng nhất. Vì:

- Đường ô tô thích nghi được với điều kiện địa hình đồi núi của nước ta.
- Đường ô tô có tính cơ động, là phương tiện phối hợp giữa các loại hình.
- Đường ô tô thích hợp với việc vận chuyển trên cự li ngắn, hàng hoá nhỏ lẻ.
- Đây là ngành không đòi hỏi lớn về vốn và kĩ thuật.

 
20câu thế này thì chỉ cần Atlat là đủ rùi....^^..mình giỏi địa mà....chúc bạn thi tốt.
 
có nhiều người đặt thẳng Atlat trên bàn cũng không biết làm đâu, dù sao cũng phải học ở trong SGK nữa, nếu chỉ dựa vào Atlat thì ko thể đạt điểm tối đa, dù là người học giỏi Địa lí...
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top