Một số bài tập dành cho bạn học ôn làm bài kiểm tra:
Bài tập 1: Chọn các cụm từ phù hợp điền vào bảng sau:
- Quang hợp là quá trình .................................. cây nhờ chất ................................sử dụng nước khí ..................... và năng lượng mặt trời chế tạo ra ....................... và khí .................
- Hô hấp là quá trình cây lấy khí ..........................để phân giải các hợp chất ...........................sản ra ..............................cần cho các hoạt động sống ,đồng thời thải ra khí ..................... và hơi nước.
Bài tập 2: Hoàn thành sơ đồ sau:
1. Nước + …………….. \sr …………….. + Khí Ôxi.
2. Chất hữu cơ + ……... \sr Năng lượng + ………. + Hơi nước.
Bài tập 3: Mô tả cách tiến hành hiện tượng và kết quả của thí nghiệm chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột.
Bài tập 4: Nêu mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.
(?) Hô hấp là gì?
(?) Nguyên liệu và sản phẩm của quá trình hô hấp?
(?) PT hô hấp?
(?) Hô hấp có vai trò gì?
(?) Cơ quan hô hấp ở thực vật là gì?
(?) Bào quan thực hiện chức năng hô hấp ở thực vật là bào quan nào?
Câu 1. Vai trò của hô hấp trong đời sống thực vật và con người?
Câu 2. Mối liên quan giữa phân giải kị khí (lên men l) và hô hấp hiếu khí?
Câu 3. Hệ số hô hấp là gì? Nêu ý nghĩa của của việc tính hệ số hô hấp?
Câu 4. Hệ số hiệu quả năng lượng hô hấp là gì? Cho một ví dụ về cách tính hệ số này?
Câu5. Hãy nêu cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản trên quan điểm hô hấp?
2. Bài tập trắc nghiệm
1. Pyruvat là sản phẩm cuối cùng của quá trình đường phân.
Điều khẳng định nào dới đây là đúng:
A. Có nhiều năng lượng trong 6 phân tử \[CO_2 \]hơn là trong 2 phân tử pyruvat
B. Hai phân tử pyruvat chứa ít năng lượng hơn là một phân tử glucôzơ
C. Pyruvat dễ ở trạng thái oxyhoá hơn là \[CO_2\]
D. Năng lượng trong 6 phân tử \[CO_2\] nhiều hơn trong 1 phân tử glucôzơ
2. Trong hô hấp hiếu khí, điện tử di chuyển xuôi dòng từ:
A. Bản thể -> chu trình Creps -> ATP à NAD+
B. Bản thể -> NADH à chuỗi truyền điện tử là \[O_2\]
C. Bản thể -> ATP là \[O_2\]
D. Bản thể -> đường phân à chu trình Creps -> NADH là ATP
3. Phần lớn NADH giải phóng năng lượng cho chuỗi truyền điện tử là từ:
A. Hoá thẩm
B. Tế bào chất
C. Đường phân
D. Sinh tổng hợp
E. Chu trình Creps
4. Khi các phân tử protein được sử dụng như một bản thể hô hấp tế bào thì nhóm chất nào sau đây là sản phẩm bị loại:
A. Nhóm amin
B. Các axit béo
C. Các phân tử đường
D. Các phân tử axit lactic
E. Ethanol và CO2
5. Trong một thí nghiệm về hô hấp tế bào nếu bản thể hô hấp là đường có chứa O2 phóng xạ thì sau một thời gian O2 phóng xạ sẽ tìm thấy ở hợp chất nào:
A. CO2
B. NADH
C. H2O
D. ATP
E. O2
6. Hô hấp sáng:
A. Chỉ xảy ra ở thực vật C4
B. Bao gồm các phản ứng xảy ra ở vi thể
C. Làm tăng sản phẩm quang hợp
D. Sử dụng enzym PEP - cacboxylaza
E. Phụ thuộc vào cường độ ánh sáng và nồng độ CO2
7. Con đường trao đổi chất nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí:
A. Chu trình Creps
B. Chuỗi truyền điện tử
C. Đường phân
D. Tổng hợp Acetyl - CoA từ pyruvat
E. Khử pyruvat thành lactat
8. Chất nhận điện tử cuối cùng của chuỗi truyền điện tử trong quá trình photphorin hoá oxyhoá là:
A. O2
B. H2O
C. NAD+
D. Pyruvat
E. ADP
9. Trong cây xanh quá trình nào có thể tiếp tục trong cả 4 điều kiện sau:
nắng, rải rác có mây, đầy mây, mưa
A. Tăng khả năng quang hợp
B. Hấp thụ nước
C. Hô hấp
D. Thoát hơi nước
E. Rỉ nhựa và ứ giọt
10. Các nguyên tử O2 được sử dụng để tạo H2O ở cuối chuỗi photphorin hoá được lấy từ:
A. CO2
B. Glucôzơ
C. O2 không khí
D. Pyruvat
11. Minh hoạ nào sau đây là đúng với con đường đường phân:
A. bắt đầu oxyhoá glucôzơ
B. hình thành một ít ATP
C. hình thành NADH
D. phân chia glucôzơ thành 2 axit pyruvic
E. tất cả những điều trên
12. Phần lớn ATP hình thành trong hô hấp tế bào là từ:
A. đường phân
B. hoá thẩm
C. lên men
D. sinh tổng hợp
E . chu trình Creps
Đáp án
Câu 1. Hô hấp là một quá trình oxi hoá các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng dưới dạng ATP. Vì vậy khi nêu vai trò của hô hấp trước hết phải thấy là việc giải phóng năng lượng đang tích luỹ trong các chất hữu cơ (năng lượng hoá học n) thành dạng năng lượng ATP sử dụng cho các quá trình sống của cơ thể (năng lượng sinh học n) là vai trò lớn nhất của hô hấp. Sau nữa hô hấp đã tạo ra rất nhiều sản phẩm trung gian trong các giai đoạn hô hấp và các sản phẩm trung gian này lại là đầu mối của các quá trình tổng hợp. Đối với đời sống con người, hô hấp đã được vận dụng như một cơ sở khoa học cho các biện pháp bảo quản nông sản, rau quả, thực phẩm.
Câu 2. Phân giải kị khí (lên men l) và hô hấp hiếu khí có một giai đoạn chung là con đường đường phân. Tức là từ đường glucôzơ qua con đường đường phân thành axit pyruvic, sau đó nếu môi trường tiếp tục không có oxi thì axit pyruvic bị phân giải kị khí (lên men l) thành rượu etilic hoặc axit lactic, còn nếu trong môi trường có oxi thì axit pyruvic tiếp tục oxi hoá trong chu trình Crep ở ti thể đến sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O.
Câu 3. Hệ số hô hấp ( RQ ) là tỉ số giữa số phân tử CO2 sinh ra và số phân tử O2 hấp thụ khi hô hấp. Khi đo tỉ số này trong quá trình hô hấp, ta biết nguyên liệu đang hô hấp là thuộc nhóm chất gì và tình trạng hô hấp của cơ thể, cơ quan hô hấp.
Câu 4. Hệ số hiệu quả năng lượng hô hấp ( HSHQNLHH ) là tỉ số giữa số năng lượng tích luỹ trong ATP và tổng số năng lượng chứa trong nguyên liệu hô hấp. Cách tính (đã hướng dẫn trong SGK - Bài thực hành)
Câu 5. Dựa trên ảnh hưởng của các nhân tố môi trường (nhiệt độn, độ ẩm, nồng độ CO2) đến cường độ hô hấp và ảnh hưởng không có lợi của cường độ hô hấp cao đến chất lượng và khối lượng sản phẩm bảo quản. Đó chính là cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản lạnh, bảo quản khô, bảo quản ở nồng độ CO2 cao.
2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. B........ Câu 2. B ........ Câu 3. E ........ Câu 4. A
Câu 5. A ........ Câu 6. E ........ Câu 7. C ........ Câu 8. A
Câu 9. C ........ Câu 10. C ........ Câu 11. E ........ Câu 12. B
QUANG HỢP
1. Vì sao nói: Quang hợp là quá trình oxi hoá khử?
2. Nêu vai trò của quang hợp?
3. Trong màng thylacoit của lục lạp có 2 hệ thống quang hoá3: PS I và PS II
a) PS I hay PS II hoặc cả hai chứa sắc tố hấp thụ ánh sáng. Đó là những nhóm sắc tố nào?
b) Quang phân ly H2O xảy ra ở đâu, sản phẩm của chúng là gì ? Sản phẩm nào được sử dụng cho phản ứng sáng?
c) Một số vi khuẩn quang hợp không có quá trình quang phân ly H2O mà phân huỷ các hợp chất khác. Hãy chọn một hợp chất đúng trong các hợp chất sau đây: H2S,CH4,Na2SO4,C2H4
4. Cây cối có thể điều chỉnh số lượng và chất lượng ánh sáng chiếu vào nó được không? Bằng cách nào?
5. Khi đo cường độ quang hợp của cây trồng vùng nhiệt đới người ta thấy có hiện cường độ quang hợp giảm vào buổi tra. Hãy giải thích hiện tượng này.
Đáp án
Câu 1. Nói: Quang hợp là quá trình oxi hoá khử, vì quang hợp là một quá trình hoá học gồm 2 pha rõ rệt: Pha sáng là pha oxi hoá H2O nhờ năng lượng ánh sáng và pha tối là pha khử CO2 nhờ ATP và NADPH hình thành từ pha sáng.
Câu 2. Vai trò của quang hợp: Nêu đầy đủ 3 vai trò:
- Quang hợp là quá trình gần như duy nhất tạo ra chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
- Quang hợp biến đổi năng lượng vật lí Q (năng lượng phôtôn n) thành năng lượng hoá học dự trữ trong các chất hữu cơ ( ATP ).
- Quang hợp hấp thụ CO2 và thải O2, giúp cân bằng tỉ lệ CO2 và O2 trong khí quyển và chỉ với tỉ lệ này con người và mọi sinh vật trên trái đất này mới tồn tại được.
Câu 3. a) Cả hai hệ thống quang hoá đều chứa sắc tố. Đó là các nhóm sắc tố: clorophin và carotenoit.
b) Quang phân li H2O xảy ra ở pha sáng ( PS II ). Sản phẩm của quá trình này là NADPH và O2. Sản phẩm NADPH được sử dụng cho phản ứng tối.
c) Hợp chất đúng là H2S
Câu 4. Có. Bằng cách:
- Sắp xếp các tầng lá trên cây
- Xoay bề mặt lá vuông góc hoặc song song với tia sáng.
- Thay đổi bề mặt chiếu sáng hoặc vị trí của lục lạp.
- Thay đổi hàm lượng và tỉ lệ các nhóm sắc tốT
Câu 5. Cường độ quang hợp giảm vào buổi trưa ở vùng nhiệt đới trong mùa hè, vì buổi trưa mùa hè nhiệt độ rất cao, cây phải thoát rất nhiều nước. Để tiết kiệm nước cây phải đóng bớt khí khổng (khép hờ). Trong trường hợp này, sự thoát hơi nước giảm, nhưng lượng CO2 hấp thụ lại ít và dẫn đến cường độ quang hợp giảm.
Phải đính chính lại đây là 2 quá trình quan trọng bậc nhất của sinh học tế bào nhé bạn. K đơn giản đâu ^^ Những j mà các bạn biết về 2 quá trình này chỉ là lý thuyết đơn giản thui. Đi sâu vào gốc rễ bên trong là những quá trình cực kỳ phức tạp, rối rắm nếu bạn k có sự logic ngay từ đầu