Câu hỏi ôn tập bộ môn Tâm lý học (Có đáp án)

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
CÂU HỎI ÔN TẬP BỘ MÔN TÂM LÝ HỌC (CÓ ĐÁP ÁN)

Câu 1. Phân tích bản chất của hiện tượng tâm lí người. Từ đó rút ra những kết luận cần thiết trong công tác và cuộc sống.


Câu 2: Phản ánh là gì? Tại sao nói phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt?

Câu 3.TẠI SAO TÂM LÝ LẠI MANG BẢN CHẤT XÃ HỘI

Câu 4. Vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân

Câu 5. Thuộc tính và cấu trúc của ý thức.

Câu 6. Cảm giác

Câu 7. Anh (chị) nhận thức như thế nào về nhu cầu cá nhân? Nhận thức đó giúp gì cho anh (chị) trong cuộc sống và công tác?

Câu 8. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÂM LÝ

Câu 9. Quy luật có bản của tri giác

Câu 10. Phân tích khái niệm của tư duy. Muốn phát triển tu duy thì cần phải làm gì?

Câu 11. VÌ SAO TƯ DUY MANG BẢN CHẤT XÃ HỘI

Câu 12: Phân tích tính có vấn đề của tư duy

Câu 13: Phân tích các đặc điểm của tư duy?

Câu 14. Vì sao nói tư duy là một quá trình. ví dụ minh họa?

Câu 15. Phân tích các đặc điểm của tưởng tượng và nêu vai trò của nó?


16: Tình cảm là gì? So sánh tình cảm và nhận thức. Cho ví dụ minh họa

Câu 17: Tình cảm là gì? So sánh tình cảm và xúc cảm? Cho ví dụ.

Câu 18: trình bày đặc điểm đặc trưng của tình cảm. nêu vai trò của tình cảm

Câu 19: Phân tích các quy luật của đời sống tình cảm? Từ đó nêu ra ứng dụng của các quy luật đó vào đời sống và công tác?

Câu 20. Bằng kiến thức tâm lí học, hãy giải thích những câu thơ sau đây:


Câu21: Bằng kiến thức tâm lí học hãy giải thích hiện tượng tâm lí nào được mô tả trong hai câu thơ sau:


Câu 22: BẰNG KIẾN THỨC TÂM LÝ HỌC HÃY LÀM RÕ MỆNH ĐỀ SAU “TỪ TRỰC QUAN SINH ĐỘNG ĐẾN TƯ DUY TRỪU TƯỢNG, TỪ TƯ DUY TRỪU TƯỢNG ĐẾN THỰC TIỄN ĐÓ LÀ CON ĐƯỜNG NHẬN THỨC HIỆN THỰC KHÁCH QUAN, NHẬN THỨC CHÂN LÝ”

Câu 23: Hãy trình bày các mức độ của đời sống tình cảm.

Câu 24. KĨ XẢO VÀ THÓI QUEN

Câu 25. CẤU TRÚC HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ

Câu 26. So sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, so sánh cảm giác và tri giác, so sánh tư duy và tưởng tượng.

Câu 28. Anh chị nhận thức như thế nào về nhu cầu cá nhân?nhận thức đó giúp gì cho anh chị trong cuộc sống và công tác

Câu 29. Nhận thức như thế nào về tính cách cá nhân? Nhận thức đó giúp ích gì cho chúng ta trong cuộc sống và công tác?

Câu 30: Anh, chị nhận thức như thế nào về khí chất cá nhân. Nhận thức đó giúp ích gì cho anh chị trong cuộc sống và công tác.

Câu 31. Trong cuộc sống mỗi người luôn đặt ra cho mình một mục tiêu nhất định để đạt tới. Tuy nhiên, người ta có thể đạt được mục tiêu này không? Nếu đạt thì đạt tới mức nào? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của mỗi người. Đặc biệt trong xã hội hiện nay thì năng lực có ảnh hưởng quyết định tới sự thành công của mỗi cá nhân. Do đó nhận thức về năng lực cá nhân trở thành vấn đề cốt lõi đáng được quan tâm.


Câu 32: Anh(chị) nhận thức như thế nào về xu hướng cá nhân. Nhận thức đó giúp gì cho anh chị trong công việc và cuộc sống?


Câu 33. So sánh tính cách và khí chất. Hiểu biết về tính cách và khí chất giúp ích gì cho cuộc sống của anh (chị)?

Câu 34: Phân tích các yếu tố và điều kiện hình thành năng lực cá nhân. Nhận thức đó gì cho anh chị trong cuộc sống và công tác.

Câu 35.phân tích khái niệm nhân cách.

Câu 36:Anh (chị) hiểu như thế nào về nhân cách cá nhân? sự hiểu biết đó giúp ích gì trong cuộc sống và công tác của anh(chị)

Câu 37: Phân tích đặc điểm nhân cách. Từ đó rút ra những kết luận cần thiết trong cuộc sống và công tác

Câu 38. Trình bày các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân?

Câu 39. Trí nhớ là gì? Làm thế nào để có trí nhớ tốt?

Câu 40: Các quá trình của trí nhớ và phương pháp để có trí nhớ tốt?

Câu 41.Khái niệm ngôn ngữ và vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức

Câu 42: Từ các quy luật của trí nhớ, anh (chị) hãy nêu những biện pháp để có trí nhớ tốt.

Câu 43: Khái niệm ngôn ngữ và vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức



Nếu có chỗ nào không rõ, các bạn có thể gửi tin nhắn cho CHUYÊN GIA TÂM LÝ.

Chúc các bạn ôn tập tốt!
 
Phân tích đặc điểm nhân cách. Từ đó rút ra những kết luận cần thiết trong cuộc sống và công tác

I.
KHÁI NIỆM

Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của người đó.

II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHÂN CÁCH

1, Tính thống nhất của nhân cách

  • Nhân cách là chỉnh thể thống nhất của nhiều nét nhân cách khác nhau, trong đó mỗi nét nhân cách đều liên quan không tách rời những nét nhân cách khác.
VD: Trong lòng yêu nước có: yêu lao động, yêu con người, yêu quê hương đất nước, có tinh thần chống giặc ngoại xâm…


  • Trong nhân cách có sự thống nhất hài hoà giữa 3 cấp độ: cấp độ bên trong cá nhân,cấp độ liên cá nhân, cấp độ siêu cá nhân. Đó là sự thống nhất giữa tâm lý, ý thức với hoạt động và giao tiếp.
VD: “ Nói đi đôi với làm” ð thể hiện được sự thống nhất giữa ý thức với hoạt động.

ð Kết luận:

  • Muốn đánh giá nhân cách của một con người thì xem xét từ nhiều khía cạnh, nhiều nguồn thông tin khác nhau.
  • Muốn đánh giá một nét nhân cách nào đó thì phải liên hệ tới các nét nhân cách khác.
  • Mỗi cá nhân cần phải hình thành và phát triển đồng thời tất cả các nét nhân cách.
2, Tính ổn định của nhân cách


  • Nhân cách được hình thành và phát triển trong suốt cuộc đời một người thông qua hoạt động và giao lưu, nó tương đối khó hình thành và cũng khó mất đi.
  • Trong thực tế, từng nét nhân cách có thể biến đổi chuyển hoá nhưng nhìn một cách tổng thể thì chúng vẫn tạo thành một cấu trúc trọn vẹn của nhân cách, tương đối ổn định, ít nhất là trong một khoảng thời gian nào đó của con người.
VD: Dân gian có câu:
“ Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”
Hay:
“ Cái nết đánh chết vẫn còn”
Thì đều thể hiện được tính ổn định của nhân cách

ð Kết luận:

  • Nhân cách có tính ổn định vì thế mà một người đang tốt không thể xấu ngay được và ngược lại. Từ sự ổn định đó chúng ta có thể dự kiến trước được hành vi của một nhân cách nào đó trong tình huống hoàn cảnh cụ thể.
  • Cần phải biết nắm bắt nhân cách của bản thân cũng như của người khác thì quá trình hoạt động và giao tiếp của bản thân sẽ thuận lợi hơn.
3, Tính tích cực của nhân cách


  • Nhân cách là sản phẩm của xã hội, nó vừa là khách thể vừa là chủ thể của các mối quan hệ xã hội nên nhân cách mang tính tích cực.
VD: Về việc sinh viên Học Viện Hành Chính tham gia vào các phong trào Đoàn, Hội… thì nhân cách của mỗi sinh viên vừa chịu tác động đồng thời tác động tới những nhân cách khác cùng tham gia.


  • Giúp con người ý thức được đồng thời biến đổi, cải tạo được thế giới xung quanh cũng như cải tạo bản thân mình.
VD: Khi sinh viên tham gia vào các hoạt động Đoàn, Hội … thì họ vừa cải tạo được bản thân bằng cách học hỏi , tiếp thu…những điểm tốt từ nhiều nhân cách khác nhau, đồng thời vừa cải tạo được thế giới – đó là mọi người cũng học hỏi tiếp thu…những điểm tốt từ mình.


  • Thể hiện được giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã hội và cốt cách làm người của cá nhân.
VD: thông qua quá trình hoạt động như vậy thì nhân cách của mỗi sinh viên sẽ được bộc lộ và người khác sẽ đánh giá được mình là người như thế nào. Đồng thời qua đó mỗi người đều có thể phát triển thêm nhiều mối quan hệ xã hội.


  • Tính tích cực của nhân cách cũng được biểu hiện rõ trong quá trình thoả mãn nhu cầu của nó.
VD: Khi tham gia vào các hoạt động của Đoàn,Hội thì mỗi sinh viên có một nhu cầu như để thể hiên tài năng của bản thân hay để học hỏi thêm kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng cho bản thân,cộng điểm rèn luyện… nên môĩ cá nhân đều tích cực trong quá trình tham gia.

ðKết luận:

  • Cần tích cực tham gia vào các hoạt động
  • Tổ chức nhiều hoạt động và tạo điều kiện để mọi người tham gia vào các hoạt động.
  • Biết phát huy những điểm tích cực và hạn chế những điểm tiêu cực khi tham gia vào các hoạt động.

4, Tính giao lưu của nhân cách

Nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại, thể hiện trong hoạt động, trong mối quan hệ giao lưu với những nhân cách khác.Nhân cách không thể phát triển bên ngoài sự giao lưu.Thông qua giao lưu con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội. Qua đó mỗi cá nhân được đánh giá, được nhìn nhận theo quan điểm xã hội.
VD: dân gian có câu:
“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Hay:
“Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”
Ä Muốn khuyên chúng ta hãy tích cực đi ra ngoài xã hội và tham gia nhiều hoạt động thì sẽ cho ta nhiêu bài học và giúp cho nhân cách ngày càng tốt hơn.

ð Kết luận:


  • Cần phải tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài xã hội
  • Cần phải tạo mọi điều kiện để mọi người tham gia vào các hoạt động để có sự giao lưu giữa nhiều nhân cách với nhau.
  • Đồng thời biết phát huy những điểm tốt và khắc phục những hạn chế đang mắc phải khi giao lưu, tham gia vào các hoạt động.
  • Cần phải tích cực rèn luyện kỹ năng giao tiếp
III: KẾT LUẬN CHUNG


  • Mỗi người đều có một nhân cách riêng biệt vì vậy chúng ta cần phải biết phát huy, phát triển cũng như hoàn thiện nhân cách của bản thân.
  • Cần tổ chức nhiều hoạt động đa dạng và phong phú trong cuộc sống và công tác
  • Cần tích cực tham gia vào các hoạt động
  • Cần nắm bắt được tâm lý, nhân cách của người khác để có thể đối nhân xử thế phù hợp.
 
Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của người đó.

  • Mỗi người đều có một nhân cách riêng biệt vì vậy chúng ta cần phải biết phát huy, phát triển cũng như hoàn thiện nhân cách của bản thân.
  • Cần tổ chức nhiều hoạt động đa dạng và phong phú trong cuộc sống và công tác
  • Cần tích cực tham gia vào các hoạt động
  • Cần nắm bắt được tâm lý, nhân cách của người khác để có thể đối nhân xử thế phù hợp.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top