Câu hỏi liên quan đến phần khí quyển

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Thưa thầy cô, em có câu hỏi nhỏ liên quan đến phần khí quyển, mong thầy cô giải đáp giúp em. Em cảm ơn nhiều.

Trong SGK Địa lí lớp 10 ban cơ bản, bài KHÍ QUYỂN, phần "các khối khí" và "frong" có viêt như sau:
Trên mỗi bán cầu có 4 khối khí chính:
+ Khối khí cực (A): lạnh
+ KK ôn đới (P): lạnh
+ KK chí tuyến (T): nóng
+ KK xích đạo (E): nóng
- Mỗi bán cầu có 2 fong cơ bản:
+ Frong cực FA
+ Frong ôn đới FP

Em thắc mắc một điều là tại sao giữa hai khối khí A và P cùng có tính chất lạnh lại hình thành Frong FA?

Em đã hỏi đồng nghiệp cùng trường, nhưng đều nhận được những cái lắc đầu hoặc câu trả lời vòng vo, không giải thích được bản chất
Em mong thầy cô giải thích giúp em được không ạ.

Trả lời:

Chào em Lành!

Câu hỏi của em thầy trả lời như sau:

Chúng ta biết rằng Frông là mặt tiếp xúc giữa hai khối khí có nguồn gốc khác nhau. Hai khối khí nằm ở hai bên của frông có sự khác biệt với nhau về tính chất vật lí.

- Giữa hai khối khí chí tuyến và Xích đạo không tạo nên frông thường xuyên và liên tục bởi chúng đều nóng và thường xuyên có cùng một chế độ gió.

- Ở khu vực Xích đạo, các khối khí Xích đạo ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam tiếp xúc nhau đều là các khối khí nóng ẩm, chỉ có hướng gió khác nhau; vì thế, chỉ tạo thành các dải hội tụ nhiệt đới chung cho cả hai bán cầu.

- Đi vào câu hỏi của em là giữa 2 khối khí cực (A) và Ôn đới (P) đều có tính chất lạnh lại hình thành Frông cực (FA). Nếu trên dựa vào khái niệm chung về Frông thì thấy vô lý. Nhưng chúng ta đi vào phân tích bản chất của khái niệm đó là sự khác nhau về tính chất vật lý, tính chất vật lý của 2 khối khí ở đây là nhiệt độ, độ ẩm và khí áp.

+ Xét về nhiệt độ: rõ mặc dù nó đều có nhiệt độ thập nhưng do ở vùng ôn đới nhận được nhiều ánh sáng mặt trời hơn, là vùng diễn ra nhiều hoạt động sống (sinh vật, con người) và là vùng chịu ảnh hưởng của biển điều hòa nên nhiệt độ ở vùng này cao hơn so với vùng cực. Còn vùng cực bề mặt đệm nhận ít ánh sáng mặt trời, lại có 6 tháng ngày, 6 tháng đêm và bề mặt đệm của nó là các khối băng nên nhiệt độ ở đây thấp hơn. Em xem bảng sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm theo vĩ độ (bảng 11, trang 41, SGK Địa lý 10 em sẽ thấy), nhiệt độ ở vĩ độ 40 là 14 độC, vĩ độ 50 là 5,4 độC, sang đến khối khí cực nhiệt độ trung bình năm của nó ở vĩ độ 70 là -10,4. Như vậy giữa hai vĩ độ 40 và 70 đã chênh nhau 24,4 độC. Còn biên độ nhiệt ở vĩ độ 40 là 17,7 độC, còn vĩ độ 70 là 32,2 độC.


+ Xét về độ ấm: Chúng ta biết rằng vùng biển ôn đới ít đóng băng, lại có sự hoạt động của gió tây ôn đới mang tính chất ẩm hoạt động quanh năm nên mang hơi ẩm từ bển vào điều hòa cho các khu vực lục địa, ngoài ra hoạt động của sự sống nhộn nhịp cũng làm tăng độ ẩm không khí. Còn ở vung cực chủ yếu là hoạt động của gió đông cự mang tính chất khô và lạnh.


+ Xét về khí áp: Do sự phân bố nhiệt độ và độ ẩm của 2 khói khí như vậy nên dẫn tới sự phân bố khí áp khác nhau. Quan sát hình 12.1 Các đai khí áp và gió trên trái đất (trang 44, SGK 10, ban cơ bản) ta thấy khí áp của khối khí cực là áp cao, còn khí áp khối khí ôn đới là áp thấp.


Đó là toàn bộ nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về tính chất vật lý và hình thành nên Frông FA.

Nếu có gì thắc mắc em cứ hỏi nhé. thầy sẽ cố gắng trả lời em! Chúc em thành công!


Theo Diễn Đàn Khoa Địa Lý
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top