Câu bác bỏ dùng từ phiếm định trong tiếng Việt

  • Thread starter Thread starter vosong
  • Ngày gửi Ngày gửi

vosong

New member
Xu
0
Trong một bài viết trước đây, chúng tôi đã nêu một số đặc điểm của câu phủ định bác bỏ (gọi tắt là câu bác bỏ). Bài viết này nhằm đi sâu nghiên cứu về lôgic của các câu bác bỏ dùng từ phiếm định (nào, gì, đâu, sao) trong tiếng Việt.

1. Cấu trúc khái quát

Cấu trúc khái quát của bộ phận bác bỏ có dạng:

Có + (A + từ phiếm định) (1A)

Cấu trúc trên giống như cấu trúc phủ định tuyệt đối:

Không + (A + từ phiếm định) (1B)

Các phương thức bác bỏ: Để bác bỏ A có thể thực hiện một trong các phương thức sau:

(I) Trực tiếp phủ định A.

(I) Chất vấn trực tiếp về sự tồn tại của A. Nếu A không tồn tại, vậy thì nó sẽ bị bác bỏ.

(I) Chất vấn về tính có lý cho sự tồn tại của A. Nếu không tìm được tính có lý đó, vậy thì A không tồn tại và do đó bị bác bỏ.

Khi thực hiện theo phương thức I và I, người nói luôn luôn tin rằng người nghe không thể chỉ ra được sự tồn tại hay tính có lý cho sự tồn tại của yếu tố A. Người nghe cũng hiểu như vậy và từ đó nhìn thấy mục đích bác bỏ của câu chất vấn. Các câu (1) Tôi nói sao được, (2) Tôi nói bao giờ, (3) Tôi nói làm gì, đã bác bỏ sự khẳng định “đã nói” hoặc đề nghị “nói” theo phương thức I, chúng chất vấn về sự tồn tại khả năng trả lời (1), thời gian của hành động (2) hoặc mục đích của hành động (3). Chất vấn nhưng lại không tin người nghe có thể chỉ ra được tính có lý đó. Do vậy đã gián tiếp bác bỏ sự khẳng định đã nói hoặc lời đề nghị nói.

Một đặc điểm của từ có là dùng để trỏ sự tồn tại. Trong kiểu câu tồn tại (định vị) ở tiếng Việt thì có, còn là “những động từ chuyên dùng với ý nghĩa tồn tại của hành động”. Sự khác biệt giữa hai câu “Tôi không nói gì đâu” và “Tôi có nói gì đâu” là ở chỗ, trong câu đầu, không có chức năng “phủ định sự tồn tại của hành động” và ở đây là hành động nói, còn ở câu sau từ cókhông bao giờ V”, nhưng để chất vấn chúng ta lại nó “có bao giờ V”. đảm nhiệm chức năng chất vấn sự tồn tại của hành động nói. Để phủ định sự tồn tại thời gian xảy ra hành động V, chúng ta nói “

Ngoài cấu trúc khái quát 1A, mỗi từ phiếm định còn có những cấu trúc khác nhau để thể hiện sự bác bỏ. Dưới đây chúng ta sẽ xem xét cụ thể quá trình hình thành từng cấu trúc và mối quan hệ của chúng.

2. Phương thức bác bỏ từ NÀO

2.1. Quan sát các câu

(4) Không sự giúp đỡ nào làm nó khá lên được.

(5) a. Có sự giúp đỡ nào làm nó khá lên được.

b. Sự giúp đỡ nào có làm nó khá lên được.

c. Sự giúp đỡ nào làm nó khá lên được.

d. Nào sự giúp đỡ có làm nó khá lên được

Trong câu 4 thay từ không bằng từ có, chúng ta sẽ được câu 5a. Câu 4 đã phủ định tuyệt đối về nguyên nhân (sự giúp đỡ) dẫn tới kết quả (nó khá lên). Câu 5a lại chất vấn về một nguyên nhân có thể dẫn tới kết quả, do đó đã bác bỏ nguyên nhân. Từ sự phủ định hay bác bỏ nguyên nhân sẽ dẫn tới sự phủ định hay bác bỏ chính quan hệ nguyên nhân - kết quả. Quan hệ này biểu hiện bằng từ làm. Vì vậy câu 5a tương đương với 5b là câu chất vấn về từ làm, cũng như câu phủ định 4 tương đương với câu 4b là câu phủ định từ làm.

4b. Sự giúp đỡ không làm nó khá lên được.

2.2. Hiện tượng trên đây được khái quát như sau: Để bác bỏ hành động VP trong câu S=NP-VP, có thể chất vấn về sự tồn tại của một chủ thể phiếm định NP có khả năng thực hiện VP:

Có NP nào VP ?
(2A)

Nhưng cũng có thể chất vấn trực tiếp vào hành động V trong cụm VP, nói khác đi, từ có được chuyển xuống đứng trước VP:

NP nào có VP
(2B)

Trong cấu trúc 2B, về thực chất từ nào có nguồn gốc gắn bó với NP và làm định ngữ cho nó, còn từ có lại gắn với VP để chất vấn về sự tồn tại của hành động V. Nhưng cả cụm từ nào có được dùng ổn định thành một tác từ bác bỏ bộ phận đứng sau nó. Cụm từ nào có trong 5b tương ứng với từ không trong 4b. Cấu trúc 2B có thể rụng đi cụm từ NP và câu trở thành vắng chủ ngữ:

Nào có VP
(2C)

Trong câu 2B và 2C, ý nghĩa chất vấn của nào có bị mờ nhạt đi, làm cho tác từ này có khả năng trở thành bât liên tục (5b ( 5c) hoặc mất đi từ có (5b ( 5c) làm cho chức năng bác bỏ chuyển vào từ nào.

Nào NP có VP
(2D)

NP nào VP
(2E)

2.3. Tác tử nào có tác động được vào mọi yếu tố, mọi từ loại, thậm chí tác động ngay cả vào cụm từ phiếm định chứa từ nào:

(6a) Nhớ thương nào có nguôi nào ! (Xuân Diệu)

Câu trên được hiểu là sự rút gọn câu 6b:

(6b) Nhớ thương nào có nguôi phần nào.

Trong thực tế văn học, chúng ta gặp cách hiểu này:

(7) Rằng ta tuổi trẻ theo đòi

Mênh mông bể thánh nào vơi phần nào (Truyện Hoa Tiên)

Sự chuyển hóa từ 6b sang 6 cho phép ta giải thích một quá trình chuyển hóa từ loại, từ đại từ phiếm định nào (6b) sang ngữ khí từ nào (câu 6): Hiện tượng này xảy ra khi bác bỏ các tổ hợp có chứa cụm từ phiếm định phần nào, chút nào, tí nào, lúc nào, ngày nào… Đấy đều là sự bác bỏ tuyệt đối. Chính vì thế mà những yếu tố khái quát trỏ bộ phận của một tổng thể không gian (phần, chút, tí…) hay bộ phận của một tổng thể thời gian (ngày, phút, lúc, buổi…) trở thành không cần thiết và bị lược bỏ đi. Sự chuyển hóa này xảy ra với mọi tác từ bác bỏ:

Tuyệt mù nào thấy đâu chút nào --> Tuyệt mù nào thấy đâu nào.

Tôi đâu có rảnh rang lúc nào --> Tôi đâu có rảnh rang nào.

3. Phương thức bác bỏ dùng từ GÌ

Cũng như nào, từ gì được đặt sau danh từ để trỏ sự không xác định của nó. Do đó gì được đặt sau từ để trỏ sự không xác định của nó. Do đó từ gì có một cấu trúc chất vấn giống như 2A:

NP nào VP
(2E)

Có NP gì VP
(3A)

(8) Có việc gì anh ấy không biết !

Tính không xác định của từ gì rộng hơn từ nào. Với nào, đó là sự không xác định trong những cái đã xác định. Trái lại, từ gì có thể đứng riêng một mình để trỏ một vật không xác định bất kỳ. Vì vậy trong 3A, sự có mặt của NP là không cần thiết nữa:

Có gì VP
(3B)

Trong cấu trúc trên, có gì trở thành một tác từ bác bỏ động từ trung tâm V của động ngữ đó. Ký hiệu VP = V – X, thì 3B thành:

Có V gì X
(3C)


Vì thế có sự biến đổi như sau: Có gì là bày vẽ ( Có bày vẽ gì --> Có bày vẽ gì, Có gì mà kỳ lạ --> Có kỳ lạ gì.

Trong 3C, Ý nghĩa chất vấn của có, gì bị mờ nhạt đi, giống như cấu trúc chứa từ nào, ở đây cũng có thể lược đi từ có:

V gì X
(3D)

(9) Việc nhà nước cần gì hấp tấp. (Nguyễn Công Hoan)

Chi là một biến thể của gì. Trong các câu bác bỏ dùng từ gì, có thể thay thế gì bằng chi.

4. Phương thức bác bỏ dùng từ ĐÂU

4.1. Đâu là một từ phiếm định trỏ địa điểm. Cấu trúc chất vấn về sự tồn tại của một hiện tượng, một hành động A ở một địa điểm phiếm định sẽ là:

Có A (ở) đâu
(4A)

Trong đó, A có thể là tính từ, động từ hay danh từ. Cấu trúc đó bác bỏ A ở một địa điểm phiếm định, vậy là ở mọi nơi. Phạm vi tác động của nó là toàn bộ biểu thức A. Từ có luôn luôn đứng trước A, còn vị trí của đâu tương đối linh hoạt, tùy theo từ loại của A.

a) A = NP, một danh ngữ. Toàn bộ danh ngữ bị bác bỏ nên đâu không thể đứng xen vào một bộ phận nào của A cả.

(10) Tôi có quyền nói đâu.

b) A = VP = V – X, một đồng ngữ. Lúc đó, bác bỏ hành động V cũng là bác bỏ đối tượng của hành động đó, do vậy đâu có thể chuyển lên đứng sau V và trước X.

(11a) Nhưng anh Xẩm có trong thấy đâu cảnh ấy. (NGH)

Lưu ý rằng nếu bổ ngữ X là một từ phiếm định thì sự bác bỏ này trở thành tuyệt đối và từ phiếm định không thể nằm ngoài phạm vi tác động của có – đâu, nói khác đi, X không thể đứng sau đâu:

(12)
a. Tôi có thấy ai đâu.

b. Tôi có thấy đâu ai.


Từ đâu không thể đứng sau những động từ trỏ sự chuyển đổi chất lượng như thành ra, trở thành, trở nên, hóa ra, làm ra…

4.2. Trạng ngữ có thể đứng xen giữa chủ ngữ và vị ngữ. Vì vậy trong cấu trúc 4A, đâu có thể chuyển lên đứng trước A. Khi thành câu bác bỏ, từ ở bị rụng đi và đâu có trở thành một tác từ bác bỏ.

Đâu có A
(4B)


(11b) Nhưng anh Xẩm đâu có trong thấy cảnh ấy.

(12c) Tôi đâu có thấy ai.

Trong 4B, ta có thể lược bỏ có. Thế là chức năng bác bỏ chuyển vào từ đâu. Trường hợp này rất hay xảy ra khi tác từ đâu cóđâu dám nói, Nó đâu muốn vậy, Họ đâu cần anh. Tác từ đâu có cũng có thể tác động đến mọi từ loại, kể cả các từ so sánh: Nó thấp chứ đâu như thế kia. dùng để bác bỏ của từ tình thái: Tôi

5. Phương thức bác bỏ dùng BAO GIỜ, BAO NHIÊU

5.1. Chất vấn về thời điểm tồn tại của A:

Có bao giờ A
(5A)


Chất vấn về sự tồn tại của A ở một thời điểm nào đó

Có A bao giờ
(5B)


5.2. Chất vấn về A với số lượng nhiều “bao nhiêu”

Có A bao nhiêu
(5C)

Có A là bao / là mấy
(5D)

6. Phương thức bác bỏ dùng từ SAO

6.1. Có thể dùng sao để hỏi về nội dung, phương thức hành động và về nguyên nhân dẫn tới hành động. Hai nghĩa này ứng với hai cấu trúc bác bỏ khác nhau.

6.2. Câu bác bỏ khả năng thực hiện hành động

Chất vấn về một phương thức phiếm định trong sự thực hiện hành động V có thể dùng để bác bỏ phương thức thực hiện hành động một cách tuyệt đối, nghĩa là bác bỏ khả năng thực hiện hành động.

(13) Tả sao rõ, nói sao hết nỗi vui mừng của tôi lúc đó (Thanh Tịnh)

Từ làm trỏ sự thực hiện hành động, nên làm sao đùng để chất vấn phương thức thực hiện hành động. Trong cấu trúc bác bỏ loại này làm sao luôn đứng sau động từ V:

X – V – (làm) sao - Y
(6.2A)

Để bác bỏ khả năng thực hiện trọn vẹn một hành động, người ta thêm các từ trỏ mức độ rất cao như hết, rõ, sạch vào sau sao. Từ được cũng có thể đặt trước những từ này để thể hiện khả năng thực hiện hành động:

X – V – (làm sao) – (được) hết / sạch / rõ
(6.2B)


Chính cấu trúc này cho thấy sự khác biệt giữa câu hỏi dùng từ sao với câu bác bỏ dùng từ sao:

(14) a. Anh bảo nó đến sao ?

b. Anh bảo nó đến sao được ?

(15) a. Anh giải thích sao ?

b. Anh giải thích sao rõ ?

Khi xuất hiện từ làm thì cụm từ làm sao có thể chuyển lên đứng trước động từ vị ngữ, thậm chí trước toàn câu: “Tôi nói sao lại với nó được”, “Tôi làm sao nói lại với nó được”, “Làm sao có thể sống mãi trong sự lập lờ được” (Nguyễn Khải).

6.3. Câu bác bỏ nguyên nhân

Khi hỏi về nguyên nhân, từ sao đứng ở đầu câu. Do vậy, trong câu chất vấn về nguyên nhân hành động để bác bỏ, sao cũng đứng ở đầu câu. Chúng ta thường gặp cấu trúc chất vấn về nguyên nhân không thực hiện hành động, và do đó là sự khẳng định hành động. Đó là cấu trúc 6.3A và dạng rút gọn danh ngữ NP của nó:

Sao NP lại không VP
(6.3A)

Sao lại không VP
(6.3B)

Hai cấu trúc này mơ hồ. Một cách hiểu là câu bác bỏ, một cách hiểu khác đó là câu hỏi thực sự về lý do không thực hiện hành động:

(16) a. Sao tôi lại không biết. (2 cách hiểu)

b. Có chắc nó đến không ?

- Sao lại không chắc (một cách hiểu).

Tác giả: Nguyễn Đức Dân
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top