uocmo_kchodoi
Moderator
- Xu
- 132
Bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Suy đoán vô tội là nguyên tắc quan trọng, có tính chất nền tảng, chi phối nhiều nguyên tắc khác của tố tụng hình sự. Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948 khẳng định: “Bất kỳ người nào bị buộc tội đều được có quyền coi là vô tội cho đến khi một Tòa án công khai, nơi người đó đã có được những đảm bảo cần thiết để bào chữa cho mình, chứng minh được tội trạng của người đó dựa trên cơ sở luật pháp” (Điều 11). Tiếp thu những thành tựu của văn minh pháp lý nhân loại, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung và quy định đầy đủ nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội: “Người nào bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (Khoản 1 Điều 31).
Như vậy, nguyên tắc suy đoán vô tội có những yêu cầu cơ bản là “Thứ nhất, toàn bộ quá trình chứng minh tội phạm phải tiến hành một cách chặt chẽ theo trình tự, thủ tục luật định, phải đảm bảo đầy đủ và thuận lợi nhất những điều kiện để người bị buộc tội thực hiện quyền bào chữa. Thứ hai, chừng nào chưa có bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì người bị buộc tội vẫn chưa bị coi là người phạm tội; nghiêm cấm các cơ quan tố tụng đối xử với họ như người phạm tội. Thứ ba, quá trình tiến hành tố tụng, nếu đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà vẫn không đủ căn cứ để chứng minh tội phạm thì phải giải quyết theo hướng có lợi cho người bị buộc tội.
Từ những yêu cầu trên, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng nhằm cụ thể hóa đầy đủ yêu cầu của nguyên tắc suy đoán vô tội. Một là, bổ sung và quy định đầy đủ của nguyên tắc suy đoán vô tội: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.
Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội” (Điều 13). Hai là, quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục tố tụng và khẳng định nguyên tắc “Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự thủ tục do bộ luật này quy định” (Điều 7). Ba là, quy định chế tài áp dụng trong trường hợp vi phạm thủ tục tố tụng, như: Tuyên bố tính vô hiệu của chứng cứ nếu quá trình thu thập vi phạm thủ tục luật định (Điều 87); trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung (Điều 236 và Điều 280); hủy bản án để điều tra lại hoặc xét xử lại (các điều 358, 370, 388). Bốn là, khẳng định rõ, trong từng giai đoạn tố tụng, nếu đã hết thời hạn luật định mà không thể hoặc không đủ chứng cứ để chứng minh tội phạm thì phải kết luận họ không có tội, khôi phục và đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của họ (các điều 230, 238, 346).
Nguồn "SCK"
Suy đoán vô tội là nguyên tắc quan trọng, có tính chất nền tảng, chi phối nhiều nguyên tắc khác của tố tụng hình sự. Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948 khẳng định: “Bất kỳ người nào bị buộc tội đều được có quyền coi là vô tội cho đến khi một Tòa án công khai, nơi người đó đã có được những đảm bảo cần thiết để bào chữa cho mình, chứng minh được tội trạng của người đó dựa trên cơ sở luật pháp” (Điều 11). Tiếp thu những thành tựu của văn minh pháp lý nhân loại, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung và quy định đầy đủ nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội: “Người nào bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (Khoản 1 Điều 31).
Như vậy, nguyên tắc suy đoán vô tội có những yêu cầu cơ bản là “Thứ nhất, toàn bộ quá trình chứng minh tội phạm phải tiến hành một cách chặt chẽ theo trình tự, thủ tục luật định, phải đảm bảo đầy đủ và thuận lợi nhất những điều kiện để người bị buộc tội thực hiện quyền bào chữa. Thứ hai, chừng nào chưa có bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì người bị buộc tội vẫn chưa bị coi là người phạm tội; nghiêm cấm các cơ quan tố tụng đối xử với họ như người phạm tội. Thứ ba, quá trình tiến hành tố tụng, nếu đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà vẫn không đủ căn cứ để chứng minh tội phạm thì phải giải quyết theo hướng có lợi cho người bị buộc tội.
Từ những yêu cầu trên, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng nhằm cụ thể hóa đầy đủ yêu cầu của nguyên tắc suy đoán vô tội. Một là, bổ sung và quy định đầy đủ của nguyên tắc suy đoán vô tội: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.
Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội” (Điều 13). Hai là, quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục tố tụng và khẳng định nguyên tắc “Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự thủ tục do bộ luật này quy định” (Điều 7). Ba là, quy định chế tài áp dụng trong trường hợp vi phạm thủ tục tố tụng, như: Tuyên bố tính vô hiệu của chứng cứ nếu quá trình thu thập vi phạm thủ tục luật định (Điều 87); trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung (Điều 236 và Điều 280); hủy bản án để điều tra lại hoặc xét xử lại (các điều 358, 370, 388). Bốn là, khẳng định rõ, trong từng giai đoạn tố tụng, nếu đã hết thời hạn luật định mà không thể hoặc không đủ chứng cứ để chứng minh tội phạm thì phải kết luận họ không có tội, khôi phục và đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của họ (các điều 230, 238, 346).
Nguồn "SCK"