Cao Bá Quát – một thiên tài kỳ vĩ của văn học Việt Nam

Bút Nghiên

ButNghien.com
Cao Bá Quát

Cao Bá Quát​


Tiểu sử

Cao Bá Quát (1809? -1855) tự Chu Thần sinh tại Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội, mất giữa trận tiền Quốc Oai trong cuộc khởi nghĩa chống triều đình thời Tự Đức... Tự Đức tru di ba họ Cao Bá Quát, thu hồi tiêu hủy văn chương ông. Nhưng ông được lòng dân bảo vệ: một rừng truyền thuyết ca ngợi tài thơ, lòng dũng cảm, trí thông minh và tinh thần thương dân yêu nước của ông. Tác phẩm của ông còn được lưu đến nay là 1353 bài thơ, 21 bài văn xuôi, một số bài ca trù và khá nhiều câu đối.

Thập tải luân giao cầu cổ kiếm (Mười năm giao thiệp tìm gươm báu)
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa (Một đời chỉ cúi trước hoa mai)


Đôi câu đối ấy đã thâu tóm khá đầy đủ hoài bão và phẩm chất Cao Bá Quát. Lúc trẻ Cao Bá Quát cũng như trăm nghìn sỹ tử khác mong học giỏi đỗ cao để giúp đời. Trong thơ thấy rõ cái hăng hái thường tình ấy Trên đường công danh đã mấy ai nhàn/ Mũ lọng nhộn nhịp ta cũng đi đây. Nhưng cũng nhận ra ngay trong cơn hăng hái trên đường đi thi ấy cái khí phách khác thường của ông:

Sóng biển trào lên như đầu bạc lô nhô
Gió giận dữ đánh chìm cả những chiếc thuyền to
Chớp giật sấm ran ai nấy đều xanh mắt,
Giữa cảnh, con chim hải âu vẫn nhởn nhơ


Sau này trong truyền thuyết về Cao nhiều giai thoại cũng vẽ nên sự bình thản của ông giữa gian lao như hải âu giữa bão:

Một chiếc cùm lim chân có đế
Ba vòng xích sắt bước thì vương.


Khí phách ấy bắt nguồn từ chất tâm hồn của Cao Bá Quát. Tâm hồn ấy cao rộng. Qua núi Dục Thúy:

Ta muốn trèo lên đỉnh núi cao ngất kia
Hát vang lên để gửi tấm lòng vào mây nước.


Tâm hồn ấy giàu năng lực bên trong, chấp nhận cái khó của đường đời:

Bãi cát dài, bãi cát dài!
Bước một bước lại như lùi một bước.


Trong tình cảnh oan khốc bị giam cầm, tra tấn chỉ vì tội sửa vào bài thi cho một thí sinh có tài vô ý phạm trường quy, ông tỉnh táo và can đảm coi việc mình làm là việc thiện, mà việc thiện thì ở hoàn cảnh nào cũng nên làm. Ông coi công lý thời ấy như cái máy làm nhục người (Bài thơ tả cái cùm). Ông nhìn thẳng vào chiếc roi da đang quật nhoang nhoáng vào người mình, ông tả nó và tả chính tâm trạng mình, như một cuộc đọ sức. Cái việc tả chính xác với các chi tiết nghiêm lạnh cho thấy ai vững hơn ai:

Roi quất nhoang nhoáng bay đi liệng lại như ánh chớp.
Lúc giơ lên như hai con thuồng luồng quật vào bờ ao lở
Lúc ngừng như nước lạnh đổ vào nồi nước sôi (...)
Ở nơi góc đài những giọt sương trong cũng vì ta mà bay lên
Roi song rủ xuống thôi không hăng như trước nữa
Chắp tay đứng, ruột mềm quặn lại như cuốn vào ngón tay được.


Ông nhìn sông dài như lưỡi kiếm dựng giữa trời xanh. Ông hỏi hoa sen ngươi có hồng bằng mặt rượu của ta không? Ông thấy núi như chiếc chén xà cừ của khách say. Khí phách, tài tử như Cao Bá Quát lại là người thắm thiết tình cảm, đặc biệt tình cảm gia đình. Ông có những câu thơ thương vợ thương con tình cảm chân thực, ngôn ngữ mộc mạc, hình như ông không muốn vẻ đẹp của tài thơ làm mờ đi nét thực của cảm xúc. Một số truyền thuyết muốn nhấn mạnh khí phách Cao Bá Quát đã mô tả ông có tính cách ngang tàng khinh bạc, coi nhẹ tình cảm, e không đúng. Cao Bá Quát khí phách nhưng đa cảm, đó là sự phong phú của tâm hồn ông. Thương xót người thân và thương xót mọi người nghèo khổ, bị ức hiếp. Hãy nghe ông mời một người đói cùng ăn :

Than ôi hãy ngừng lệ
Một bữa ta tạm mời
Đời người như quán trọ
Ung dung nào mấy ai
Thong thả đừng nuốt vội
No ứ dễ hại người.


Cao Bá Quát đã thấy nguồn gốc nỗi khổ ấy, không dễ nói thẳng ra, nhưng ông đã tìm cách nói:

Nghe nói xe Rồng vừa ngự tới
Cung vua sẵn đó lại cung vua


Tâm sự nhà nho Cao Bá Quát rối bời:

Tâm sự và tóc có chi phải so sánh vắn dài
Đến lúc đã rối bời thì cùng rối bời như nhau.
Rối bời vì ái quốc thì không thể trung quân.


Cuối đời, những bài thơ Cao Bá Quát càng nặng trĩu nội tâm. Không chỉ buồn thương, mà có buồn thương cũng không chỉ vì thân danh mình lận đận. Hoài bão của con người một đời chỉ cúi trước hoa mai rộng xa hơn nhiều. Trước cảnh đời ngang trái ấy ông không thể làm tấm bia không chữ, (Thế sự hà kham một tự bi). Ông phải có thái độ, nhưng thái độ ấy không thể nói trong thơ. Ông như cái hạt sen ôm tấm lòng đắng ngắt chỉ mình mình biết (Liên tử hữu tâm tri độc khổ). Đêm xuân đọc sách mà như đối thoại với người xưa (Bùi ngùi xuân này ngồi đối diện với người xưa) mà như giao lưu với vũ trụ (Dưới có người không ngủ/ Trên có vì sao muốn rơi). Trong bài Tiễn Nguyễn Trúc Khê ra nhận chức tại phủ Thường Tín, ý chí hành động của Cao Bá Quát đã rõ, sau khi nhắc đến Chu An, Nguyễn Trãi, ông viết:

Khách nam nhi chẳng vì thế thái
Đem thân ra đỡ lấy cương thường


Năm 1853 Cao Bá Quát đã trở thành một trong những người lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương. Bối cảnh lịch sử chưa đủ chín để cuộc khởi nghĩa thành công. Nhưng Cao Bá Quát đã trở thành hình tượng sáng chói của lớp nhà thơ hoạt động, từ thơ mà thành chiến sỹ, lấy máu để diễn tả cao nhất cảm xúc của chính mình.

Hà Nội 1-11-2000
VŨ QUẦN PHƯƠNG​

-----------------------------------

Giai thoại Thánh Quát

Cao Bá Quát hiệu là Chu Thần người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, con một nhà nho nổi tiếng hay chữ và có đức độ. Họ Cao ở làng ấy vốn là họ lớn, người trong họ nối đời khoa bảng xuất thân; danh vọng nhất là Cao Bá Hiển làm đến Binh bộ Thượng thư triều Lê kiêm chức Tham tụng (tể tướng) ở phủ chúa Trịnh.

Từ nhỏ, Quát đã thông minh sáng dạ, ăn nói đanh thép, điệu bộ hùng dũng, chí khí khác thường. Lên năm tuổi, cha đã cho học chữ. Quát học đâu nhớ đấy, lại thêm chữ viết đẹp như rồng bay phượng múa nên sớm nổi tiếng là thần đồng. Mười tuổi, Quát có tài nhả ngọc phun châu, đặt bút là thành thơ. Càng lớn lên, Quát càng tỏ ra có khí phách ngang tàng, không chịu cúi đầu khuất phục cường quyền. Tương truyền, làng Quát có người lý trưởng cậy thế quan trên rất hống hách, lạm thu thuế của dân mà cả làng sợ uy không ai dám nói. Quát biết chuyện, tức lắm, nhân việc lý trưởng đứng ra thuê thợ đắp đôi voi ở đình bèn làm bài thơ đem đến dán. Thơ rằng:

Khen ai khéo khéo đắp đôi voi
Ðủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi
Chỉ có cái kia sao chẳng thấy
Hay là thầy lý bớt đi rồi!


Lý trưởng biết là Quát nói xỏ mình, song đành bấm bụng làm ngơ.
Một lần khác, nghe tin Minh Mạng lên ngôi vua và ra Bắc để nhận phong của vua Thanh, Quát cũng ra Hà Nội xem vua. Hôm đó, trời nắng quá, Quát thấy bức bối trong mình bèn cởi quần áo xuống Hồ Tây tắm. Bất ngờ, Minh Mạng ngự chơi đền Trấn Võ. Lính cận vệ dẹp đường phát hiện ra Quát dưới hồ bèn gọi lên. Qúat giả đò sợ hãi không kịp mặc quần áo cứ trần như nhộng xin chịu trói. Vừa lúc, kiệu vua xịch đến. Minh Mạng thấy thế cho là hỗn láo vô lễ thì quở mắng. Quát nói mình là học trò, thật tình không biết lối vua đi, xin vua tha tội. Vua bảo:

- Nếu ngươi là học trò, trẫm ra cho câu đối, đối được thì tha, bằng không phải phạt chục roi.

Nhân thấy dưới hồ có con cá lớn đuổi bắt cá bé, Minh Mạng tức cảnh đọc rằng:

- Nước trong leo lẻo, cá đớp cá.

Quát gãi đầu gãi tai xin vua có tha tội mới dám đối, Minh Mạng thuận cho. Ðược lời, Quát đối luôn:

- Trời nắng chang chang, người trói người.

Minh Mạng biết mình hớ để Quát xấc xược, đánh đồng vua với Quát song trót hứa tha tội nên đành giả bộ thản nhiên khen hay rồi cho đi.

Quát học trường nào đều được thầy yêu bạn quý. Cũng như Nguyễn Văn Siêu, ông nổi tiếng một thời ở Thăng Long là bậc văn hay chữ tốt, học rộng biết nhiều. Người đời phục tài mới gọi là thần Siêu , thánh Quát . Bọn quan đ ương thời thấy vậy ghen ghét, định bụng hễ Quát đi thi thì tìm cách bới móc đánh hỏng. Bởi thế, năm Tân Mão đời Minh Mạng thứ mười hai (1831), Quát thi ở Thăng Long đậu cử nhân. Nhưng khi vào kinh thi hội, khảo quan chấm quyển thấy giọng văn mạnh mẽ ngang tàng khác thường thì bảo nhau:

- Quyển này hẳn là khẩu khí của Cao Bá Quát.

Bèn đánh hỏng. Mấy khoá sau, khảo quan vẫn dò ra quyển của Quát nên Quát vẫn không đậu. Quát bực tức bỏ về.

Năm Tân Sửu đời vua Thiệu Trị thứ nhất (1841), tổng đốc Bắc Ninh thấy Quát là người có tài mà chưa đươc dùng nên dâng biểu về kinh tiến cử. Thiệu Trị triệu Quát vào Huế nhưng chỉ cho làm chức quan nhỏ là Hành tẩu bộ Lễ. Lúc ấy, Quát đã ngót bốn mươi tuổi. Ðược vào triều, Quát thấy rõ vua quan đại thần rặt một lũ ngu dốt lại kiêu căng hống hách, không biết trọng người tài. Bởi thế, Quát càng thêm chán ghét, hay mượn lời châm chọc. Một hôm, vua Tự Ðức hỏi Quát về việc học vấn trong nước, kể từ vua quan đến thứ dân trăm họ. Biết Tự Ðức vẫn hợm mình là ông vua hay chữ, Quát thản nhiên nói:

- Tâu bệ hạ, cứ như ý hạ thần xét thì cả thiên hạ có bốn bồ chữ. Bệ hạ kể ra cũng chưa được một bồ nhưng thần cũng kính dâng bệ hạ cả bồ, một bồ thì đem chia cho nho sĩ trong nước, còn hai bồ kia là phần của hạ thần.

Lại một hôm khác, vua Tự Ðức nằm mơ thấy mình đọc được hai câu thơ chữ nho nhưng mỗi câu lại chen vào hai chữ nôm vua lấy làm lạ mới đem kể lại và truyền bảo các quan chép thử chơi:

Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ
Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai
(Nghĩa là: trong vườn, chim oanh học nói, tiếng khề khà. Ngoài đồng, hoa đào đâm bông, nở lấm tấm).


Vừa dứt lời đã thấy Quát quỳ xuống tâu:

- Tâu bệ hạ, hai câu đó không có gì lạ. Ðó là hai câu tam tứ (thứ ba, thứ tư) của bài thơ thần đã được xem.

Vua bảo Quát đọc cho nghe. Quát ứng khẩu đọc ngay. Thật ra Quát dựa vào hai câu thơ của vua mà ghép thêm sáu câu khác thành bài, trong đó có câu:

Khù khờ thi tứ đa nhân thức
Khệnh khạng tương lai vấn tú tài
(Nghĩa là: khù khờ không biết thơ ấy nhiều người biết. Lại còn khệnh khạng đem ra hỏi người tài).


Vua biết Quát có ý xược, song không thể bắt bẻ được đành bỏ qua.
Một buổi chầu, không biết vì lẽ gì, hai viên đại thần cãi lộn với nhau sau đi đến chỗ xô xát đấm đá. Khi ấy, Quát cũng có mặt nhưng giả bộ không hay, bỏ mặc. Quan Ngự sử đem cả hai viên đại thần ra hạch tội. Việc đến tai vua, vua triệu Quát vào để làm nhân chứng. Quát vốn chẳng ưa gì lũ triều thần kia hợm hĩnh, tranh nhau quyền hành, đục khoét, nay được vua bảo khai thì khai. Chẳng biết hư thực thế nào nhưng Quát tâu:

- Câu chuyện ra sao không rõ; hai bên cãi nhau rất to; bên này bảo bên kia: chó! Bên kia bảo bên này: chó! Hai bên đều là chó, cuối cùng thì dùng võ, thần thấy nguy to vội co giò, thần chạy!

Các quan lớn nhỏ đều sạm mặt. Vì vậy, họ đem lòng thù oán Quát. Cho nên, mới làm quan vài năm, Quát mấy lần bị giáng. Sau, Quát bị đẩy khỏi kinh đưa ra Bắc, cho làm giáo thụ ở phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Việc ấy là vào năm Tân Hợi đời vua Tự Ðức thứ tư (1851).

Bấy giờ, gặp nạn dịch, dân chết hàng vạn không kịp chôn. Người nào sống sót lại bị nạn quan lại cường hào đè nén, hà hiếp, vơ vét đến cái tơ cái tóc nên ai nấy đều xơ xác thân tàn, ma dại, phải kéo nhau từng đoàn đi ăn xin. Quát là người có chí khí, thấy dân tình khổ quá mà vua quan nhà Nguyễn đều là một lũ bất tài vô hạnh, hại nước hại dân, nên càng chán ghét. Bởi thế, nhận thức giáo thụ được một năm, đến năm sau Nhâm Tý (1852) ông đã cáo quan bỏ về. Từ bấy giờ, ông càng quyết chí lập nghiệp. Ông đi khắp vùng Hà Nội, Hà Ðông, Hòa Bình, Sơn Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang chiêu tập nghĩa sĩ. Từ quan t ước nho gia đến binh lính nông phu nhiều người đã hưởng ứng. Lại có quan lang người Mường là Ðinh Công Mỹ, suất đội Sơn Tây người thái là Bạch Công Trân cũng đem cả binh sĩ theo về. Ðến năm Giáp Dần (1854), thanh thế Cao Bá Quát đã lớn lắm.

Giữa năm ấy, tổng đốc Bắc Ninh là Nguyễn Quốc Hoan nhận đựơc tin cáo giác Cao Bá Quát đang ngấm ngầm hoạt động thì giật mình, cấp báo về kinh. Tự Ðức bèn xuống chiếu truyền cho Nguyễn Quốc Hoan và tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội, Ninh Bình) là Lâm Duy Thiếp phải khẩn cấp tróc nã bằng được Cao Bá Quát. Tự Ðức còn treo giải cho ai bắt sống Quát thì thưởng năm trăm lạng bạc, nếu chém lấy đầu đem nộp thì thưởng ba trăm lạng với quan tước lục phẩm. Bọn Hoan, Thiếp sợ tội, một mặt tăng cường tuần tra canh phòng rất ngặt, mặt khác tung quân và thám tử truy lùng khắp nơi nhưng không thấy, chỉ thấy tình hình có vẻ dịu đi, im ắng. Tự Ðức và bọn Hoan, Thiếp đã mừng, tưởng phía Quát sợ uy, không đánh đã vội tan.

Ngờ đâu, Quát đã bí mật kéo sang Sơn Tây. Bấy giờ là vào mùa đông năm Giáp Dần (1854). Mấy ngàn nghĩa binh theo Quát họp nhau tại khu rừng ngang, huyện Mỹ Lương (Hà Sơn Bình) làm lễ tế cờ. Lê Duy Cự, một người dòng dõi nhà Lê, được tôn làm minh chủ. Cao Bá Quát làm quốc sư; Ðinh Công Mỹ, Bạch Công Trân, Nguyễn Kim Thanh, Nguyễn Văn Thực đều làm tướng. Sau lại có thêm Nguyễn Khắc Quyết đem một ngàn dân binh từ Bắc Ninh theo đường tắt kéo sang Mỹ Lương, kịp hội sư với nghĩa quân. Quốc sư Cao Bá Quát mừng lắm, mới họp tướng sĩ lại bảo:
- Bọn ta đều là người trong khoa giáp, binh nghiệp, chí khí có kém ai. Nay gặp phải đời vua hèn hạ, ngu dốt, khinh người như cỏ rác, quan thì tham tàn nhũng nhiễu khiến dân khổ trăm đường, bởi thế bọn ta phải vào rừng núi nổi nghĩa binh như đức Cao Hoàng xưa. Các ông nên gắng sức cho nghiệp lớn mau thành!

Nói đoạn, chia quân làm năm đạo giao cho năm tướng bí mật dẫn đi mai phục sẵn, hẹn đến giữa tháng mười thì nhất tề đánh chiếm các phủ thành Ứng Hòa, Thanh Oai, An Sơn (thuộc Quốc Oai), Vĩnh Tường, Tam Dương. Quát thì đóng ở Mỹ Lương để tiện đường tiếp viện. Tháng mười năm ấy, nghĩa binh thình lình nổi lên đánh tới. Quân triều đình bị đánh úp bất ngờ nên thua to.

Tin dữ bay vào Huế. Tự Ðức cả sợ nửa đêm vội sai một bầy tướng tá điều ngay hai ngàn rưỡi quân Thanh Nghệ đem súng thần công theo đường thủy gấp đường ra Bắc ứng cứu. Lại khẩn truyền cho tổng trấn Bắc Thành phải dốc hết binh lực cùng đánh dẹp. Bởi thế, quân triều đình đông tới hàng vạn. Chúng ồ ạt tràn lên vây hãm cướp lại các phủ thành. Nghĩa binh chống lại hăng lắm,nhưng quân ít thế cô, ngày càng bất lợi. Tướng Nguyễn Khắc Quyết bị bắt sống. Các cánh quân khác cũng bị bắt, bị giết, tổn hại nhiều. Cuối cùng, quân triều đình đánh dồn vào An Sơn. Tình thế gấp lắm. Quốc sư họ Cao quyết định thân dẫn quân đi tiếp viện. Tướng sĩ có người can:

- Quốc sư đi chuyến này e trúng kế điệu hổ ly s ơn (nhử hổ ra khỏi rừng) của giặc. Xin Quốc sư tính lại để lo chuyện lâu dài về sau.

Quát không nghe, khẳng khái nói:

- Ta dẫu chết chứ không thể bỏ tướng sĩ trong cơn hoạn nạn!

Dứt lời, Quát nai nịt gọn ghẽ nhảy lên ngựa, lập tức dẫn quân bản bộ đi ngay. Mờ sáng hôm sau thì đến, Quát hô quân xông vào đánh luôn. Chẳng dè, viên suất đội triều đình là Ðinh Thế Quang được tin mật báo, ngầm đem pháo thủ phục sẵn đón đường, bất ngờ bắn như đổ đạn vào Quát. Quát trúng đạn tử trận. Cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương sau đó cũng tan dần, nhưng, người đời vẫn không ngớt lời truyền tụng về chí khí và văn tài của Thánh Quát.

( Sưu tầm )​

----------------------------------------------
(GS. Vũ Khiêu)

Cao Bá Quát tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Thiên. Ông sinh năm 1809 tại làng Phú Thị, huyện Gia Lâm tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Quyết Chiến, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội).

Làng ông cách Hà Nội 17 cây số về phía đông, trước đây vốn là nơi làm ăn buôn bán phát đạt và học hành thi cử dễ dàng. Từ xưa, ở đây đã có nhiều người nổi tiếng về thơ văn và khoa hoạn.

Ông thân sinh ra Cao Bá Quát không đỗ đạt gì, nhưng là một nhà Nho danh tiếng. Ông hướng con cái vào con đường khoa cử và hy vọng rất nhiều ở các con. Ông chọn hai tên trong tám kẻ sĩ đời Chu đặt tên cho hai đứa con sinh đôi của mình là Bá Đạt và Bá Quát là muốn cho hai con sẽ trở thành những bậc hiền thần. Cao Bá Quát đặt tên cho mình là Chu Thần cũng ý nghĩa đó.

Là một cậu bé có tài năng và đức hạnh, Cao Bá Quát đã lớn lên trong mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè, quê hương, nuôi dưỡng những tình cảm thắm thiết đối với nhân dân và đất nước.

Khác với một số giai thoại coi ông như một đứa trẻ ngỗ ngược. Cao Bá Quát, qua văn thơ, đã tỏ ra một người giữ gìn phẩm hạnh, đối xử đúng mực với cha mẹ, anh em, làng xóm.

Mỗi lần xa nhà, không lúc nào ông không nhớ tới gia đình, bè bạn. Lời thơ thắm thiết viết cho anh, nỗi kinh hoàng khi nghe tin chị chết, lòng thương cha mẹ già không người chăm nom, khiến cho ta khó tin rằng ông là người luôn kèn cựa với anh, coi thường bố mẹ, như nhiều người đã nghĩ về ông.

Qua thơ văn của Cao chúng ta thấy ông có một cuộc sống trong sạch, một thái độ đúng đắn và tình yêu, một tấm lòng đằm thắm với vợ con.
Tài liệu không cho biết vợ ông như thế nào, nhưng mỗi lần nói với vợ, ông đều nói với một giọng rất trìu mến.

Sống xa nhà có lần nhận được tấm áo bông của vợ gửi cho, ông cảm động trước tình yêu thương của vợ, trong từng mũi chỉ đường kim:

Một phong thư đọc dưới ánh đèn, muôn hàng lệ chảy,
Đêm nay mảnh hồn tàn trở về quanh quẩn chốn buồng thuê.


Ông thương vợ, sống trong cảnh nghèo khổ và tưởng tượng lúc trở về bước qua cửa vào nhà, có lẽ chính là lúc vợ đi giã gạo thuê cho hàng xóm.

Cao Bá Quát rất yêu quý bạn bè và "một ngày trăm lần nhớ bạn". Ông nhớ Miên Thẩm, ví mình như Mao Toại đối với Bình Nguyên quân. Ông nhớ Phương Đình, có đêm tưởng bạn đang ngòi một mình ngâm thơ trong một canh gác lạnh lẽo. Ông nhớ Tuấn Phủ, người bạn đã tin ông, hiểu ông nhìn ông bằng một cặp mắt xanh, nên ông cũng đáp lại bằng "tấm lòng son không bao giờ phai lạt".

Cao Bá Quát có một tấm lòng yêu quý đặc biệt đối với quê hương. Cao thường kể lại những sự gặp gỡ thắm thiết đậm đà với bà con trong thôn xóm. Cao quan tâm tới cảnh ngộ của nhân dân, nhất là của những người thiếu thốn, đói rét người đi ở bị đòn, người hàng xóm mất con.

Cao Bá Quát say mê những cảnh đẹp của đất nước, có thể nói hầu hết những danh lam thắng cảnh của miền Bắc và miền Trung ông đã tới thăm và đều có thơ ngâm vịnh. Đối với ông, thiên nhiên là niềm tự hào của đất nước. Qua Ninh Bình ông mải mê nhìn:

Sông tựa giải là cô gái đẹp,
Núi như chén ốc khách làng say...


Thiên nhiên đẹp đã quyến rũ ông, kích thích ông phải làm gì để thiên nhiên đẹp hơn nữa. Ông muốn trồng lên núi một rừng mai, để sau này mỗi người được thưởng thức bức tranh tuyệt đẹp của núi hoa mai. Nói đến động Thái Nguyên, ông muốn đem nó đặt giữa hồ Tây cho thêm rực rỡ. Ông rất yêu quý Hồ Tây và phát hiện ở Hồ Tây nhiều nét đặc sắc. Đối với ông, Hồ Tây không chỉ là phong cảnh. Ông yêu quý nó như yêu quý một con người. Hồ Tây chính là Tây Thi của ông (Tây Hồ chân cá thị Tây Thi).

Càng lớn, càng đi sâu vào cuộc đời thì thiên nhiên càng gắn bó với ông. Thiên nhiên trở thành bạn tâm tình của ông cùng ông suy nghĩ trong hoàn cảnh cô đơn, thất vọng.

Cao Bá Quát đã sớm tỏ ra một thanh niên vừa có đức hạnh, vừa có tài năng. Hai anh em ông nối tiếng là thông minh, văn hay chữ tốt. Thơ văn ông được truyền đi rộng rãi. Ông chơi thân với Nguyễn Văn Siêu và hai người được đương thời đánh giá cao về mặt văn chương. Năm 23 tuổi ông đỗ cử nhân thứ nhì, nhưng bộ Lễ xét lại, xếp ông xuống cuối bảng. Lạc quan và tin tưởng, ông tiếp tục cứ mỗi khoa lại vào Kinh để thi tiến sĩ nhưng không đỗ.

Đã từ lâu ông tưởng rằng có thể thông qua con đưòng khoa cử, giành lấy một địa vị xã hội, rồi từ đó cải thiện đời sống cho nhân dân.
Cuộc đời là bài học hiệu nghiệm nhất để từng bước thức tỉnh chàng thanh niên họ Cao đầy ảo tưởng. Dưới chế độ phong kiến, không phải cứ có tài, có chí là thành công.

Bao nhiêu lần đi thi, đầu đề nào cũng thấy dễ, bài nào làm cũng thấy hay, nhưng hỏng vẫn hoàn hỏng.

Uống rượu ở nhà người bạn thân là Tuần Phủ, ông làm bài thơ thổ lộ tâm tình. Ở đời có người chí lớn như chim hồng hộc bay tít trên mây xanh. Có người thanh cao ở ẩn như chim hạc đen ngủ một mình trên sườn núi. Còn đáng khinh là loại người như những con hoàng điểu chỉ tìm chỗ kiếm ăn. Ta không phải là những con hoàng điểu ấy!

Nguy cơ ngoại xâm đã từ lâu đe dọa đất nước. Tây Ban Nha, Hà Lan trước đây và Anh, Pháp bây giờ, đang liên tiếp cử tầu buôn tới các cửa bể Đà Nẵng, Hà Tiên, Quảng Nam v.v... Chính trong thời kỳ Cao Bá Quát ở bộ Lễ, một tầu Pháp đã đến Trà Sơn, còn tàu Anh thì lăm le ngoài biển. Cao không thể không lo lắng cho Tổ quốc mình. Có đêm gió to, sóng dữ ngoài cửa Thuận An, nằm không ngủ ông tưởng đến hùng khí của Chu Du từ ngàn thu trước như vẫn còn hừng hực bốc lên, muốn đánh tan những chiếc tầu đang lăm le ngoài cửa biển!

Về bộ Lễ ít lâu, ông được cử làm sơ khảo trường Thừa Thiên. Trong khi chấm thi ông thấy có những quyển khá, nhưng lại có những chỗ phạm vào tên húy của nhà vua. Đây chính là cảnh ngộ của những người oan uổng như ông ngày trước. Triều đình này thực ra không quý trọng nhân tài, chỉ chú trọng đến những cái vụn vặt. Ái ngại cho những người có tài mà phạm sơ suất nhỏ, ông đã cùng người bạn là Phan Nhạ dùng muội đèn chữa những quyển ấy cho khỏi bị hỏng. Việc bị lộ, ông bị viên giám sát là Hồ Trọng Tuấn dàn hặc. Khi án đưa lên, thì vua nhà Nguyễn là Thiệu Trị, trước những lời buộc tội vô lý đối với ông, đã phải giảm cho ông từ tội trảm quyết xuống tội giáo giam hậu.

Đây là bước ngoặt lớn nhất trong đời Cao Bá Quát. Cao đã từ ngục thất này đến ngục thất khác bị tra tấn và chịu những nhục hình man rợ nhất, sống những ngày buồn bực đau khổ, uất ức, căm thù. Trong trường hợp đó, có những người mất hết tinh thần, gục đầu đợi tội hoặc chờ chết. Nhưng ở Cao những ngày trong tù là những ngày sống mãnh liệt. Sức mạnh tinh thần đó vẫn tràn ngập trong những bài thơ làm trong lúc đó.
Cao tự nhủ mình:

Phải đem chí bên trong gìn giữ khí bên ngoài.
Không để cho những lo nghĩ nhỏ nhen kích thích.


Trong bài thơ vịnh cái gông, Cao không thừa nhận mình có tội. Đối với ông việc thừa nhận chữa bài thi của thí sinh là việc nên làm. Ông muốn chẻ cái gông làm hai, viết vào đó bài Thiên sự ngâm của Nghiêu Phu, mà đại ý là "Người ta làm việc thiện là vì việc thiện nên làm". Đối với ông, chống lại những luật lệ thi cử khắc nghiệt của triều đình là làm việc thiện. Ông muốn bắt chước Thái Nguyên Định ngày xưa, khi bị tội viết thư dặn rằng: "Ta đi một mình không hổ với bóng, ngủ một mình không thẹn với chăn, đừng thấy ta bị tội mà xao xuyến"!

Bị giam được một năm, gặp đúng ngày 9 tháng 9, ông mời các bạn trong tù dự bữa rượu mừng sinh nhật của ông. Ông là người già nhất trong tiệc nhưng lại xưng mình là người trẻ nhất, người mới có một tuổi mà thôi. Ông coi nhà Nguyễn bắt giam ông chính là ngày chấm dứt cuộc đời cũ. Ông tự bắt đầu một kiếp sống hoàn toàn khác. Đây là một kiếp sống không thừa nhận nhà Nguyễn và chế độ thối nát của nó nữa rồi.

Có lúc Cao tự coi mình như Văn Vương bị giam trong ngục "Dữu Lý" của vua Trụ tàn ác, hoặc như thanh gươm long truyền nọ vùi sâu dưới nhà ngục ở Phong Thành mà đêm đêm vẫn tỏa lên ánh sáng.

Sau khi được định tội, triều đình tạm tha cho Cao Bá Quát và cho đi xuất dương hiệu lực trong phái đoàn do Đào Tri Phú làm trưởng đoàn.

Phái đoàn của ông đi Campuchia và Inđônêxia mục đích chủ yếu là đem đường bán cho nước ngoài để mua sắm những hàng xa xỉ cho triều đình. Ra nước ngoài, ông thấy đời sống của người tây phương, lại thấy cảnh người da đen kéo xe cho người da trắng. Ông cũng phân nào nhận thức được sự phát triển của các nước Tây phương và nguy cơ xâm lược của họ. Lòng yêu nước được kích thích, ông càng nhìn rõ hơn sự nhu nhược và bất lực của triều đình, càng tin tưởng ở sức mạnh phản kháng của nhân dân trước nạn ngoại xâm.

Sau thời gian dương trình hiệu lực, ông về tới Đà Nẵng vào mùa hè 1843 và sau đó được gọi về bộ lễ rồi bị thải về.

Ông về nhà chuyến này ở tại Thăng Long cùng với vợ con. Trước đây ông vốn ở phố Đình Ngang (nay gần phố Nguyễn Thái Học). Năm ông 24 tuổi vào kinh thi hội, thì bà Cao ở nhà đã xin phép bố chồng sửa lại một ngôi nhà gần cửa Bắc về phía đông Hồ Tây và hồ Trúc Bạch. Về đây ở, ông hàng ngày đi dạo ngắm cảnh Hồ Tây và cảnh đẹp của đất nước. Cũng trong dịp này, ông thường xướng hoạ với nhóm Vũ Tông Phan, Nguyễn Văn Siêu, Trần Văn Vi, Diệp Xuân Huyên... Thơ ông toát ra một giọng buồn bực, nhớ bạn, thương thân. "Chợt nghĩ đến mình, ruột đau từng khúc. Nhớ bạn thì mỗi ngày tính đến trăm lần". Thời gian này ông bị đau ốm nhiều, một năm trời bị bệnh đái ra máu. Gia đình túng thiếu, có lúc đói không có gạo thổi cơm chiều.

Trong thời gian nhàn rỗi, ông càng có nhiều dịp tiếp xúc với đời sống nhân dân. Những cảnh dân ta túng thiếu đói rét, phải đi ăn xin, bị bắt phu, bắt lính đã khiến ông rất đau xót, ngày đêm nung nấu trong lòng ông những điều suy nghĩ rất day dứt. Làm thế nào để cứu dân cứu nước? Trong 12 bài vịnh cảnh thôn quê, ông đã nêu lên đời sống nghèo khó vất vả của nhân dân. Ông tả cảnh những người tát nước trên đồng cao buổi sáng. Trời rét, sương mù còn dày đặc mà người tát nước bụng đói, môi run cầm cập, lưng chỉ khoác một mảnh áo tơi ngắn mà cứ phải luôn tay thoăn thoắt kéo dây gầu.

Khi dân đói rét quá thì vua quan thường tổ chức phát chẩn. Cao đã chứng kiến một buổi phát chẩn và ông đã nói lên cái tâm sự vô cùng buồn bực của mình. Đáng thương nhất là có những người ở những nơi xa nghe tin phát chẩn đã bồng bế con cái đến từ hôm trước. Biết có ai "vẽ được cái cảnh này cho vua xem?"

Lắm lúc ông tự hỏi: Không biết bọn vua quan có biết tình cảnh này không?

Trách nhiệm của họ đáng lễ phải thông cảm với nhân dân, phải hiểu được nỗi vui buồn của từng người từ trên một nét mi của họ, mà bây giờ hoàn toàn thờ ơ trước cảnh sống dở chết dở của nhân dân.

Dưới triều Nguyễn, do bị áp bức bóc lột quá đáng, nhân dân ở miền xuôi cũng như miền núi, luôn luôn phải nổi dậy đấu tranh. Các cuộc khởi nghĩa kế tiếp nhau nổ ra không bao giờ tắt. Nhà vua phải tổ chức những cuộc đánh đẹp. Tráng đinh bị bắt vào lính, đẩy vào những nơi lam sơn chướng khí. Nhân dân khởi nghĩa bị chém giết một cách tàn khốc. Trong lúc đó thì bọn con buôn lại nhân dịp đầu cơ phè phỡn.

Có những buổi chiều tối gió lạnh, ông còn xoã tóc đứng mãi trên cầu Trấn Vũ, nghĩ lại thủa còn trẻ, mắt đã thấy bao cảnh thương tâm mà nhìn vào cuộc đời vẫn thấy bế tắc như nhìn vào tấm bia không chữ. Chơi núi Tam Tào, nhìn vào đền thờ của Trần Hưng Đạo và nơi ẩn dật của Chu Văn An, ông tiếc những anh hùng xưa không còn nữa để cứu nước.
Có lúc suốt đêm ông ngồi một mình suy nghĩ về đời sống của nhân dân và trách nhiệm của mình. "Non sông thì thế còn minh thì sao đây".

Không có lấy một sách lược gì làm cho đời được thái bình.

Thẹn mình là một nhà nho mà lại tầm thường đến thế!

Có hôm ngồi đọc Kinh Thi mà suốt đêm trằn trọc. Ở đời những kẻ bất tàithì được sử dụng, còn người giỏi thì bỏ đi, không khác gì những cây bồ kết kia thì tốt um mà cây lan thì đơn độc không ai biết đến. Tấm lòng u uất ấy, vầng sao lấp lánh trên trời kia như muốn thông cảm với ông cũng suốt đêm chẳng ngủ:

Mặt trời lặn, các tiếng động đều im bặt.
Trời cao đêm mờ mờ.
Dưới có người không ngủ.
Trên có vì sao muốn rơi.


Tình cảnh của đất nước, của nhân dân, của bản thân như thế cuối cùng đã dẫn ông đến những ý nghĩ hành động mới. Tư tưởng muốn thay đổi cái triều đại này đã dần rõ nét ở ông.

Sau bốn năm bị thải về, ông lại nhận được chiếu chỉ triệu vào kinh (1847) và làm việc ở Viện Hàn lâm.

Trong cái không khí thi đua nhau làm thơ của triều đình Tự Đức. Cao cũng có thơ chơi, cũng ca vịnh những bài vụn vặt hàng ngày nhưng nội dung tư tưởng thì khác hẳn bọn họ. Ông ca ngợi tính trong sạch của bông hoa sen, tính chung thủy của con chim câu.

Vịnh con sáo, ông mỉa mai:

Chỉ vì muốn nói được tiếng người.
Mà đến nỗi cụt mất cả đầu lưỡi!


Thái độ cương trực không luồn cúi của ông khiến cho vua quan triều Nguyễn không thể nào ưa ông được. Cuối cùng họ đã đày ông đi xa, cho ông làm chức giáo thụ phủ Quốc Oai.

Công việc mới là làm giáo thụ ở phủ Quốc Oai, ông thường tỏ ra mỉa mai và khinh ghét đối với chế độ nhà Nguyễn. Người ta thường nói tới thái độ ấy của ông qua câu đối dán nơi dạy học:

Nhà trống ba gian, một thày, một cô, một chó cái,
Học trò dăm đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi.


Thời kỳ này, Cao Bá Quát lại một lần nữa, hằng ngày tiếp xúc với đời sống đói khổ của nhân dân, suy nghĩ thêm về những chính sách hà khắc của triều đình, đồng tình với những cuộc khởi nghĩa đã từ lâu không ngớt bùng lên ở các nơi. Quyết tâm đánh đổ triều đình nhà Nguyễn để đem lại một đời sống ấm no cho nhân dân ngày càng trở thành dứt khoát đối với ông.

Giữa năm 1853 (Tự Đức năm thứ 7), ông xin thôi dạy học, lấy cớ về nuôi mẹ già. Năm ấy miền Bắc, vào tháng 6, tháng 7, châu chấu bay mù trời. Lúa má bị chúng cắn sạch. Nạn đói hoành hành, mọi người ca thán.
Cao Bá Quát đứng lên tụ tập nhân dân, bí mật chuẩn bị một cuộc khởi nghĩa tại Hà Nội. Cao đã bị một số phần tử phản bội đi tố giác. Tự Đức sai Nguyễn Quốc Hoan và Lâm Duy Thiết tìm mọi cách bắt cho được Cao.
Cao liên hệ mật thiết với những thổ mục người dân tộc thiểu số ở Tây Bắc là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Chấn, mở rộng lực lượng tiến đánh những vùng Hà Nội và Sơn Tây. Dựa vào tinh thần của nhân dân oán ghét triều Nguyễn và còn tưởng nhớ tới nhà Lê, Cao suy tôn một người thuộc dòng dõi nhà Lê là Lê Duy Cự là minh chủ, tự mình lãnh chức quốc sư, dẫn quân đến đánh phủ Ứng Hòa và huyện Thanh Oai. Tháng 12 năm ấy, hai cánh quân của Cao bị thua ở làng Đồng Dương (huyện Thanh Oai, Hà Tây) và ở làng Quyền Sơn (huyện Kim Bảng, Nam Hà). Nhiều tướng của Cao đã bị bắt, như Nguyễn Văn Tuân, Nguyễn Đình Huấn, Hoàng Văn Nho, Lê Văn Tường.

Dù thất bại Cao Bá Quát và nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến đấu, lại tiến đánh phủ Quốc Oai, sau rút về vùng Vĩnh Tường, đốt cháy thành Tam Dương. Sau đó, Cao Bá Quát rút lui về Mỹ Lương cùng với Bạch Công Chấn chấn chỉnh đội ngũ, lấy nghĩa binh miền núi bổ sung lực lượng.
Tự Đức phái thêm 500 lính từ Thanh Hóa đến đóng tại Sơn Tây và treo giải thưởng 300 lạng bạc cho người nào giết chết được Cao. Quân nhà Nguyễn do lãnh binh Sơn Tây là Lê Thuận và quân khởi nghĩa do chính Cao Bá Quát chỉ huy đã giao chiến tại vùng Yên Đơn (thuộc phủ Quốc Oai). Trong lúc giao tranh, Cao Bá Quát đã bị tên Đinh Thế Quang bắn chết tại trận. Ông đã hy sinh anh dũng ở tuổi 45 trong niềm tiếc thương vô hạn của nhân dân. Quân của Cao tan vỡ, 100 người bị chết và 80 người bị bắt sống. Tự Đức hạ lệnh mang đầu của Cao Bá Quát bêu khắp các tỉnh ở Bắc Hà rồi bổ ra ném xuống sông.

Thất bại của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương và cái chết của Cao Bá Quát gây một tiếng vang ở khắp nơi và trong nhiều năm người ta còn xúc động khi nhắc tới Cao Bá Quát. Nhân dân thương tiếc và yêu quý ông, một người có tài năng lỗi lạc có phẩm chất cao quý, yêu nước, thương dân, nhưng bị chế độ phong kiến vùi dập và hủy hoại.

(Tạp chí Thăng Long Hà Nội ngàn năm - Số 13/2003)​
 
Cao Bá Quát

Cao Bá Quát tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Thiên. Ông sinh năm 1809 tại làng Phú Thị, huyện Gia Lâm tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Quyết Chiến, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội).

Làng ông cách Hà Nội 17 cây số về phía đông, trước đây vốn là nơi làm ăn buôn bán phát đạt và học hành thi cử dễ dàng. Từ xưa, ở đây đã có nhiều người nổi tiếng về thơ văn và khoa hoạn.


Ông thân sinh ra
Cao Bá Quát không đỗ đạt gì, nhưng là một nhà Nho danh tiếng. Ông hướng con cái vào con đường khoa cử và hy vọng rất nhiều ở các con. Ông chọn hai tên trong tám kẻ sĩ đời Chu đặt tên cho hai đứa con sinh đôi của mình là Bá Đạt và Bá Quát là muốn cho hai con sẽ trở thành những bậc hiền thần. Cao Bá Quát đặt tên cho mình là Chu Thần cũng ý nghĩa đó.

Là một cậu bé có tài năng và đức hạnh, Cao Bá Quát đã lớn lên trong mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè, quê hương, nuôi dưỡng những tình cảm thắm thiết đối với nhân dân và đất nước.


Khác với một số giai thoại coi ông như một đứa trẻ ngỗ ngược. Cao Bá Quát, qua văn thơ, đã tỏ ra một người giữ gìn phẩm hạnh, đối xử đúng mực với cha mẹ, anh em, làng xóm.


Mỗi lần xa nhà, không lúc nào ông không nhớ tới gia đình, bè bạn. Lời thơ thắm thiết viết cho anh, nỗi kinh hoàng khi nghe tin chị chết, lòng thương cha mẹ già không người chăm nom, khiến cho ta khó tin rằng ông là người luôn kèn cựa với anh, coi thường bố mẹ, như nhiều người đã nghĩ về ông.


Qua thơ văn của Cao chúng ta thấy ông có một cuộc sống trong sạch, một thái độ đúng đắn và tình yêu, một tấm lòng đằm thắm với vợ con.

Tài liệu không cho biết vợ ông như thế nào, nhưng mỗi lần nói với vợ, ông đều nói với một giọng rất trìu mến.

Sống xa nhà có lần nhận được tấm áo bông của vợ gửi cho, ông cảm động trước tình yêu thương của vợ, trong từng mũi chỉ đường kim:

Một phong thư đọc dưới ánh đèn, muôn hàng lệ chảy,
Đêm nay mảnh hồn tàn trở về quanh quẩn chốn buồng thuê.

Ông thương vợ, sống trong cảnh nghèo khổ và tưởng tượng lúc trở về bước qua cửa vào nhà, có lẽ chính là lúc vợ đi giã gạo thuê cho hàng xóm.


Cao Bá Quát rất yêu quý bạn bè và "một ngày trăm lần nhớ bạn". Ông nhớ Miên Thẩm, ví mình như Mao Toại đối với Bình Nguyên quân. Ông nhớ Phương Đình, có đêm tưởng bạn đang ngòi một mình ngâm thơ trong một canh gác lạnh lẽo. Ông nhớ Tuấn Phủ, người bạn đã tin ông, hiểu ông nhìn ông bằng một cặp mắt xanh, nên ông cũng đáp lại bằng "tấm lòng son không bao giờ phai lạt".


Cao Bá Quát có một tấm lòng yêu quý đặc biệt đối với quê hương. Cao thường kể lại những sự gặp gỡ thắm thiết đậm đà với bà con trong thôn xóm. Cao quan tâm tới cảnh ngộ của nhân dân, nhất là của những người thiếu thốn, đói rét người đi ở bị đòn, người hàng xóm mất con.


Cao Bá Quát say mê những cảnh đẹp của đất nước, có thể nói hầu hết những danh lam thắng cảnh của miền Bắc và miền Trung ông đã tới thăm và đều có thơ ngâm vịnh. Đối với ông, thiên nhiên là niềm tự hào của đất nước. Qua Ninh Bình ông mải mê nhìn:


Sông tựa giải là cô gái đẹp,

Núi như chén ốc khách làng say...

Thiên nhiên đẹp đã quyến rũ ông, kích thích ông phải làm gì để thiên nhiên đẹp hơn nữa. Ông muốn trồng lên núi một rừng mai, để sau này mỗi người được thưởng thức bức tranh tuyệt đẹp của núi hoa mai. Nói đến động Thái Nguyên, ông muốn đem nó đặt giữa hồ Tây cho thêm rực rỡ. Ông rất yêu quý Hồ Tây và phát hiện ở Hồ Tây nhiều nét đặc sắc. Đối với ông, Hồ Tây không chỉ là phong cảnh. Ông yêu quý nó như yêu quý một con người. Hồ Tây chính là Tây Thi của ông (Tây Hồ chân cá thị Tây Thi).


Càng lớn, càng đi sâu vào cuộc đời thì thiên nhiên càng gắn bó với ông. Thiên nhiên trở thành bạn tâm tình của ông cùng ông suy nghĩ trong hoàn cảnh cô đơn, thất vọng.


Cao Bá Quát đã sớm tỏ ra một thanh niên vừa có đức hạnh, vừa có tài năng. Hai anh em ông nối tiếng là thông minh, văn hay chữ tốt. Thơ văn ông được truyền đi rộng rãi. Ông chơi thân với Nguyễn Văn Siêu và hai người được đương thời đánh giá cao về mặt văn chương. Năm 23 tuổi ông đỗ cử nhân thứ nhì, nhưng bộ Lễ xét lại, xếp ông xuống cuối bảng. Lạc quan và tin tưởng, ông tiếp tục cứ mỗi khoa lại vào Kinh để thi tiến sĩ nhưng không đỗ.


Đã từ lâu ông tưởng rằng có thể thông qua con đưòng khoa cử, giành lấy một địa vị xã hội, rồi từ đó cải thiện đời sống cho nhân dân.


Cuộc đời là bài học hiệu nghiệm nhất để từng bước thức tỉnh chàng thanh niên họ Cao đầy ảo tưởng. Dưới chế độ phong kiến, không phải cứ có tài, có chí là thành công.


Bao nhiêu lần đi thi, đầu đề nào cũng thấy dễ, bài nào làm cũng thấy hay, nhưng hỏng vẫn hoàn hỏng.


Uống rượu ở nhà người bạn thân là Tuần Phủ, ông làm bài thơ thổ lộ tâm tình. Ở đời có người chí lớn như chim hồng hộc bay tít trên mây xanh. Có người thanh cao ở ẩn như chim hạc đen ngủ một mình trên sườn núi. Còn đáng khinh là loại người như những con hoàng điểu chỉ tìm chỗ kiếm ăn. Ta không phải là những con hoàng điểu ấy!


Nguy cơ ngoại xâm đã từ lâu đe dọa đất nước. Tây Ban Nha, Hà Lan trước đây và Anh, Pháp bây giờ, đang liên tiếp cử tầu buôn tới các cửa bể Đà Nẵng, Hà Tiên, Quảng Nam v.v... Chính trong thời kỳ Cao Bá Quát ở bộ Lễ, một tầu Pháp đã đến Trà Sơn, còn tàu Anh thì lăm le ngoài biển. Cao không thể không lo lắng cho Tổ quốc mình. Có đêm gió to, sóng dữ ngoài cửa Thuận An, nằm không ngủ ông tưởng đến hùng khí của Chu Du từ ngàn thu trước như vẫn còn hừng hực bốc lên, muốn đánh tan những chiếc tầu đang lăm le ngoài cửa biển!


Về bộ Lễ ít lâu, ông được cử làm sơ khảo trường Thừa Thiên. Trong khi chấm thi ông thấy có những quyển khá, nhưng lại có những chỗ phạm vào tên húy của nhà vua. Đây chính là cảnh ngộ của những người oan uổng như ông ngày trước. Triều đình này thực ra không quý trọng nhân tài, chỉ chú trọng đến những cái vụn vặt. Ái ngại cho những người có tài mà phạm sơ suất nhỏ, ông đã cùng người bạn là Phan Nhạ dùng muội đèn chữa những quyển ấy cho khỏi bị hỏng. Việc bị lộ, ông bị viên giám sát là Hồ Trọng Tuấn dàn hặc. Khi án đưa lên, thì vua nhà Nguyễn là Thiệu Trị, trước những lời buộc tội vô lý đối với ông, đã phải giảm cho ông từ tội trảm quyết xuống tội giáo giam hậu.


Đây là bước ngoặt lớn nhất trong đời Cao Bá Quát. Cao đã từ ngục thất này đến ngục thất khác bị tra tấn và chịu những nhục hình man rợ nhất, sống những ngày buồn bực đau khổ, uất ức, căm thù. Trong trường hợp đó, có những người mất hết tinh thần, gục đầu đợi tội hoặc chờ chết. Nhưng ở Cao những ngày trong tù là những ngày sống mãnh liệt. Sức mạnh tinh thần đó vẫn tràn ngập trong những bài thơ làm trong lúc đó.

Cao tự nhủ mình:

Phải đem chí bên trong gìn giữ khí bên ngoài.

Không để cho những lo nghĩ nhỏ nhen kích thích.

Trong bài thơ vịnh cái gông, Cao không thừa nhận mình có tội. Đối với ông việc thừa nhận chữa bài thi của thí sinh là việc nên làm. Ông muốn chẻ cái gông làm hai, viết vào đó bài Thiên sự ngâm của Nghiêu Phu, mà đại ý là "Người ta làm việc thiện là vì việc thiện nên làm". Đối với ông, chống lại những luật lệ thi cử khắc nghiệt của triều đình là làm việc thiện. Ông muốn bắt chước Thái Nguyên Định ngày xưa, khi bị tội viết thư dặn rằng: "Ta đi một mình không hổ với bóng, ngủ một mình không thẹn với chăn, đừng thấy ta bị tội mà xao xuyến"!


Bị giam được một năm, gặp đúng ngày 9 tháng 9, ông mời các bạn trong tù dự bữa rượu mừng sinh nhật của ông. Ông là người già nhất trong tiệc nhưng lại xưng mình là người trẻ nhất, người mới có một tuổi mà thôi. Ông coi nhà Nguyễn bắt giam ông chính là ngày chấm dứt cuộc đời cũ. Ông tự bắt đầu một kiếp sống hoàn toàn khác. Đây là một kiếp sống không thừa nhận nhà Nguyễn và chế độ thối nát của nó nữa rồi.


Có lúc Cao tự coi mình như Văn Vương bị giam trong ngục "Dữu Lý" của vua Trụ tàn ác, hoặc như thanh gươm long truyền nọ vùi sâu dưới nhà ngục ở Phong Thành mà đêm đêm vẫn tỏa lên ánh sáng.


Sau khi được định tội, triều đình tạm tha cho Cao Bá Quát và cho đi xuất dương hiệu lực trong phái đoàn do Đào Tri Phú làm trưởng đoàn.


Phái đoàn của ông đi Campuchia và Inđônêxia mục đích chủ yếu là đem đường bán cho nước ngoài để mua sắm những hàng xa xỉ cho triều đình.


Ra nước ngoài, ông thấy đời sống của người tây phương, lại thấy cảnh người da đen kéo xe cho người da trắng. Ông cũng phân nào nhận thức được sự phát triển của các nước Tây phương và nguy cơ xâm lược của họ. Lòng yêu nước được kích thích, ông càng nhìn rõ hơn sự nhu nhược và bất lực của triều đình, càng tin tưởng ở sức mạnh phản kháng của nhân dân trước nạn ngoại xâm.

Sau thời gian dương trình hiệu lực, ông về tới Đà Nẵng vào mùa hè 1843 và sau đó được gọi về bộ lễ rồi bị thải về.


Ông về nhà chuyến này ở tại Thăng Long cùng với vợ con. Trước đây ông vốn ở phố Đình Ngang (nay gần phố Nguyễn Thái Học). Năm ông 24 tuổi vào kinh thi hội, thì bà Cao ở nhà đã xin phép bố chồng sửa lại một ngôi nhà gần cửa Bắc về phía đông Hồ Tây và hồ Trúc Bạch. Về đây ở, ông hàng ngày đi dạo ngắm cảnh Hồ Tây và cảnh đẹp của đất nước.

Cũng trong dịp này, ông thường xướng hoạ với nhóm Vũ Tông Phan, Nguyễn Văn Siêu, Trần Văn Vi, Diệp Xuân Huyên... Thơ ông toát ra một giọng buồn bực, nhớ bạn, thương thân. "Chợt nghĩ đến mình, ruột đau từng khúc. Nhớ bạn thì mỗi ngày tính đến trăm lần". Thời gian này ông bị đau ốm nhiều, một năm trời bị bệnh đái ra máu. Gia đình túng thiếu, có lúc đói không có gạo thổi cơm chiều.

Trong thời gian nhàn rỗi, ông càng có nhiều dịp tiếp xúc với đời sống nhân dân. Những cảnh dân ta túng thiếu đói rét, phải đi ăn xin, bị bắt phu, bắt lính đã khiến ông rất đau xót, ngày đêm nung nấu trong lòng ông những điều suy nghĩ rất day dứt. Làm thế nào để cứu dân cứu nước? Trong 12 bài vịnh cảnh thôn quê, ông đã nêu lên đời sống nghèo khó vất vả của nhân dân. Ông tả cảnh những người tát nước trên đồng cao buổi sáng. Trời rét, sương mù còn dày đặc mà người tát nước bụng đói, môi run cầm cập, lưng chỉ khoác một mảnh áo tơi ngắn mà cứ phải luôn tay thoăn thoắt kéo dây gầu.


Khi dân đói rét quá thì vua quan thường tổ chức phát chẩn. Cao đã chứng kiến một buổi phát chẩn và ông đã nói lên cái tâm sự vô cùng buồn bực của mình. Đáng thương nhất là có những người ở những nơi xa nghe tin phát chẩn đã bồng bế con cái đến từ hôm trước. Biết có ai "vẽ được cái cảnh này cho vua xem?"


Lắm lúc ông tự hỏi: Không biết bọn vua quan có biết tình cảnh này không?


Trách nhiệm của họ đáng lễ phải thông cảm với nhân dân, phải hiểu được nỗi vui buồn của từng người từ trên một nét mi của họ, mà bây giờ hoàn toàn thờ ơ trước cảnh sống dở chết dở của nhân dân.


Dưới triều Nguyễn, do bị áp bức bóc lột quá đáng, nhân dân ở miền xuôi cũng như miền núi, luôn luôn phải nổi dậy đấu tranh. Các cuộc khởi nghĩa kế tiếp nhau nổ ra không bao giờ tắt. Nhà vua phải tổ chức những cuộc đánh đẹp. Tráng đinh bị bắt vào lính, đẩy vào những nơi lam sơn chướng khí. Nhân dân khởi nghĩa bị chém giết một cách tàn khốc. Trong lúc đó thì bọn con buôn lại nhân dịp đầu cơ phè phỡn.


Có những buổi chiều tối gió lạnh, ông còn xoã tóc đứng mãi trên cầu Trấn Vũ, nghĩ lại thủa còn trẻ, mắt đã thấy bao cảnh thương tâm mà nhìn vào cuộc đời vẫn thấy bế tắc như nhìn vào tấm bia không chữ. Chơi núi Tam Tào, nhìn vào đền thờ của Trần Hưng Đạo và nơi ẩn dật của Chu Văn An, ông tiếc những anh hùng xưa không còn nữa để cứu nước.

Có lúc suốt đêm ông ngồi một mình suy nghĩ về đời sống của nhân dân và trách nhiệm của mình. "Non sông thì thế còn minh thì sao đây".

Không có lấy một sách lược gì làm cho đời được thái bình.

Thẹn mình là một nhà nho mà lại tầm thường đến thế!

Có hôm ngồi đọc Kinh Thi mà suốt đêm trằn trọc. Ở đời những kẻ bất tàithì được sử dụng, còn người giỏi thì bỏ đi, không khác gì những cây bồ kết kia thì tốt um mà cây lan thì đơn độc không ai biết đến. Tấm lòng u uất ấy, vầng sao lấp lánh trên trời kia như muốn thông cảm với ông cũng suốt đêm chẳng ngủ:


Mặt trời lặn, các tiếng động đều im bặt.

Trời cao đêm mờ mờ.
Dưới có người không ngủ.
Trên có vì sao muốn rơi.

Tình cảnh của đất nước, của nhân dân, của bản thân như thế cuối cùng đã dẫn ông đến những ý nghĩ hành động mới. Tư tưởng muốn thay đổi cái triều đại này đã dần rõ nét ở ông.


Sau bốn năm bị thải về, ông lại nhận được chiếu chỉ triệu vào kinh (1847) và làm việc ở Viện Hàn lâm.


Trong cái không khí thi đua nhau làm thơ của triều đình Tự Đức. Cao cũng có thơ chơi, cũng ca vịnh những bài vụn vặt hàng ngày nhưng nội dung tư tưởng thì khác hẳn bọn họ. Ông ca ngợi tính trong sạch của bông hoa sen, tính chung thủy của con chim câu.


Vịnh con sáo, ông mỉa mai:


Chỉ vì muốn nói được tiếng người.

Mà đến nỗi cụt mất cả đầu lưỡi!

Thái độ cương trực không luồn cúi của ông khiến cho vua quan triều Nguyễn không thể nào ưa ông được. Cuối cùng họ đã đày ông đi xa, cho ông làm chức giáo thụ phủ Quốc Oai.


Công việc mới là làm giáo thụ ở phủ Quốc Oai, ông thường tỏ ra mỉa mai và khinh ghét đối với chế độ nhà Nguyễn. Người ta thường nói tới thái độ ấy của ông qua câu đối dán nơi dạy học:


Nhà trống ba gian, một thày, một cô, một chó cái,

Học trò dăm đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi.

Thời kỳ này, Cao Bá Quát lại một lần nữa, hằng ngày tiếp xúc với đời sống đói khổ của nhân dân, suy nghĩ thêm về những chính sách hà khắc của triều đình, đồng tình với những cuộc khởi nghĩa đã từ lâu không ngớt bùng lên ở các nơi. Quyết tâm đánh đổ triều đình nhà Nguyễn để đem lại một đời sống ấm no cho nhân dân ngày càng trở thành dứt khoát đối với ông.


Giữa năm 1853 (Tự Đức năm thứ 7), ông xin thôi dạy học, lấy cớ về nuôi mẹ già. Năm ấy miền Bắc, vào tháng 6, tháng 7, châu chấu bay mù trời. Lúa má bị chúng cắn sạch. Nạn đói hoành hành, mọi người ca thán.


Cao Bá Quát đứng lên tụ tập nhân dân, bí mật chuẩn bị một cuộc khởi nghĩa tại Hà Nội. Cao đã bị một số phần tử phản bội đi tố giác. Tự Đức sai Nguyễn Quốc Hoan và Lâm Duy Thiết tìm mọi cách bắt cho được Cao.


Cao liên hệ mật thiết với những thổ mục người dân tộc thiểu số ở Tây Bắc là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Chấn, mở rộng lực lượng tiến đánh những vùng Hà Nội và Sơn Tây. Dựa vào tinh thần của nhân dân oán ghét triều Nguyễn và còn tưởng nhớ tới nhà Lê, Cao suy tôn một người thuộc dòng dõi nhà Lê là Lê Duy Cự là minh chủ, tự mình lãnh chức quốc sư, dẫn quân đến đánh phủ Ứng Hòa và huyện Thanh Oai. Tháng 12 năm ấy, hai cánh quân của Cao bị thua ở làng Đồng Dương (huyện Thanh Oai, Hà Tây) và ở làng Quyền Sơn (huyện Kim Bảng, Nam Hà). Nhiều tướng của Cao đã bị bắt, như Nguyễn Văn Tuân, Nguyễn Đình Huấn, Hoàng Văn Nho, Lê Văn Tường.

Dù thất bại Cao Bá Quát và nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến đấu, lại tiến đánh phủ Quốc Oai, sau rút về vùng Vĩnh Tường, đốt cháy thành Tam Dương. Sau đó, Cao Bá Quát rút lui về Mỹ Lương cùng với Bạch Công Chấn chấn chỉnh đội ngũ, lấy nghĩa binh miền núi bổ sung lực lượng.


Tự Đức phái thêm 500 lính từ Thanh Hóa đến đóng tại Sơn Tây và treo giải thưởng 300 lạng bạc cho người nào giết chết được Cao. Quân nhà Nguyễn do lãnh binh Sơn Tây là Lê Thuận và quân khởi nghĩa do chính Cao Bá Quát chỉ huy đã giao chiến tại vùng Yên Đơn (thuộc phủ Quốc Oai). Trong lúc giao tranh, Cao Bá Quát đã bị tên Đinh Thế Quang bắn chết tại trận. Ông đã hy sinh anh dũng ở tuổi 45 trong niềm tiếc thương vô hạn của nhân dân. Quân của Cao tan vỡ, 100 người bị chết và 80 người bị bắt sống. Tự Đức hạ lệnh mang đầu của Cao Bá Quát bêu khắp các tỉnh ở Bắc Hà rồi bổ ra ném xuống sông.

Thất bại của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương và cái chết của Cao Bá Quát gây một tiếng vang ở khắp nơi và trong nhiều năm người ta còn xúc động khi nhắc tới Cao Bá Quát. Nhân dân thương tiếc và yêu quý ông, một người có tài năng lỗi lạc có phẩm chất cao quý, yêu nước, thương dân, nhưng bị chế độ phong kiến vùi dập và hủy hoại.


(Theo GS. Vũ Khiêu )​
 
Cao Bá Quát – một thiên tài kỳ vĩ của văn học Việt Nam


Thơ Cao Bá Quát vút lên từ một số phận. Không phải số phận của chỉ một cá nhân mà còn là của cả một dân tộc. Hàng ngàn năm, chúng ta mới có một hiện tượng văn học kỳ tuyệt và đáng ngạc nhiên như vậy. Không phải ngẫu nhiên mà trước Cách mạng tháng Tám, lúc mà thơ Cao Bá Quát chưa sưu tầm được bao nhiêu, có nhà nghiên cứu đã cho rằng “ba bốn trăm bài của Cao Chu Thần thi thảo giá ở Trung Quốc thì đã được in ra, làm cho tác giả đứng ngang hàng với Đỗ Thiếu Lăng, Tô Đông Pha chẳng hạn, nhưng ở nước ta, đành mai một”[1].

Cao Bá Quát đã sống như một huyền thoại. Với những động cơ khác nhau và cách nhận thức khác nhau về ông, người ta đã sáng tác ra những giai thoại và nhiều khi hậu thế chỉ hiểu ông qua những giai thoại ít nhiều xuyên tạc đó. Dù sao, trong tâm thức nhân dân, ông đã trở thành một bậc “thánh” của thơ. Điều này cũng không có gì quá đáng, thậm chí là một đánh giá tương đối chính xác.

Trong thời Cao Bá Quát sống và làm thơ, như lời ông nói, “tác gia nối gót xuất hiện”, nhưng các nhà thơ ấy mắc phải nhiều bệnh như “ủy mị”, “dễ dãi”, “nuốt sống bắt tươi”, “vơ vét trăm nhà, thâu tóm mọi thể, mô phỏng quá nhiều mà phong cốt chưa cao, tô điểm có khéo nhưng tinh thần còn thấp…” (Tựa đề cuối tập thơ của Thương Sơn). Trong khi đó, thơ Cao Bá Quát như một vầng hồng chính khí bao trùm lên thi đàn, cái thi đàn bị trói buộc, gò bó bởi một triều đại chuyên chế và u ám. “Giữa thế kỷ bạo tàn, tôi đã ca ngợi tự do”, thi hào Pushkin (1799-1837), người đồng thời với Cao Bá Quát, viết. Còn khổ nhục hơn Pushkin bị quản thúc ở Mikhailôpskoie, Cao Bá Quát đã bị tù và bị tra tấn dã man ở nhà lao Kinh đô Huế và từ song cửa nhà tù, tiếng thơ của ông ca ngợi tự do, phản đối nhục hình, tiếng thét bi phẫn của con người chân chính bị đày ải, đã vút lên và làm xúc động chúng ta ngày nay.

Bên cạnh những đỉnh cao chói lọi trong văn học Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, chúng ta lại có Cao Bá Quát (1808-1855), người phản kháng, người ca ngợi tự do, người thương dân đen, người yêu thương nhân dân lao động như tấm lòng của Đỗ Phủ “cùng niên ưu lê nguyên” (Quanh năm lo dân đen), lại là người biết ước mơ một cuộc sống xứng đáng với con người như trích tiên Lý Bạch, và lạ hơn đã dám tuốt gươm khởi nghĩa. Ông đã từ một con người của từ chương bước vào hiện thực và chiến đấu, từ một con người của vần điệu và khí phách biến thành con người của dòng lịch sử đang vật vã chuyển mình, thành anh hùng khởi nghĩa. Và thế là Cao Bá Quát đã có một số phận khác thường trong lịch sử văn học.

Cao Bá Quát là một hiện tượng hoàn toàn riêng, nhưng, như những nhà thơ vĩ đại khác, ông là hoa trái của thời đại và dân tộc, người con ưu tú của nhân dân, một nhà thơ điêu luyện về ngôn từ, đa dạng về thể loại và giọng điệu, người biết hút nhụy của hàng ngàn năm văn học phương Đông và sáng tạo trên tâm tình và nhận thức của riêng mình.
Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long (1010-2010), chúng ta tự hào về nền văn hóa Thăng Long mà vết tích vật chất sinh động nhất được nhìn thấy qua những hiện vật được đào lên mới đây từ phế tích của Hoàng thành Thăng Long. Nhưng một con người kỳ vĩ như Cao Bá Quát, người Thăng Long gốc, quê ở Phú Thị, cư trú ở Đình Ngang, Trúc Bạch…, vết chân lưu lại trên khắp đất nước Việt Nam và cả ở nước ngoài; con người ấy được thể hiện bằng ngôn từ tuyệt diệu qua hàng ngàn bài thơ, bài phú, hát nói, luận thuyết… há chẳng làm chúng ta tự hào thêm về Thăng Long, về Việt Nam hay sao. Cái di sản văn hóa đồ sộ đó há chẳng phải là một nguồn năng lượng vô giá tiếp sức cho con người Việt Nam vượt qua thử thách, tiến lên cho kịp thời đại hôm nay đó sao?
Một dân tộc trong quá khứ với muôn vàn khó khăn, gian nguy, đã có những người con như vậy, dân tộc ấy có thể tự tin ở mình. Vấn đề là biết kế thừa và phát huy những tinh hoa ấy trong hoàn cảnh mới. Hoàn cảnh mới nhưng những giá trị đích thực về nhân cách, về khát vọng, về yêu thương… như của Cao Bá Quát sẽ không bao giờ cũ.

Cao Bá Quát có lẽ là một hiện tượng chỉ xuất hiện một lần trong văn học Việt Nam.

Cuộc đời ông từ thuở thư sinh, học rất giỏi và chữ viết cũng rất đẹp. Đường đời đã định với ông, theo gia phong là đi học, đi thi làm quan để vinh hiển với đời và cũng để giúp đời. Có thể nào có con đường khác. Cha ông đặt tên cho anh em ông (sinh đôi) là Bá Đạt và Bá Quát, hai hiền thần vào đời Chu và ông lấy hiệu Chu Thần là theo ý nguyện đó của cha.

Vào đời, ông tự ví mình là “thiên lý mã”, chở nặng trách nhiệm và phải đi xa. Và đã vào đời, làm sao tránh được cái danh. Nhưng phải là cái danh trong sạch, xứng đáng: “Đạp hướng danh đồ bất điệu đầu” (Bước lên con đường danh, đầu vẫn ngay thẳng). Những giai thoại mà người đời gán cho ông, mô tả tuổi trẻ của ông thông minh, đối đáp giỏi nhưng kiêu ngạo và tham vọng. Có thể là sau cái chết giữa trận của ông, ông bị bêu đầu, bị ghép vào tội nặng nhất là tội phản nghịch, cả nhà bị giết, người ta vừa thương, vừa kính lại vừa sợ và đã sáng tác ra các giai thoại đó để huyền thoại hóa một con người. Các giai thoại này đã làm sống một nhân vật gọi là Cao Bá Quát trong văn hóa dân gian nhưng nó cũng xuyên tạc tính cách và khuôn mặt thật của ông không ít.

Bài văn đáng tin cậy để bộc lộ chân dung chân thực của Cao Bá Quát là bài phú Tài tử đa cùng. Hiện không tìm thấy bản Nôm gốc. Nhưng từng câu, từng chữ, tư tưởng, chí khí, tính cách, phong cách của bài văn là của Cao Bá Quát chứ không thể là của ai khác. Đó là một Cao Bá Quát thời thư sinh chưa nếm trải chuyện thi cử và chưa bước vào đời. Đó còn là con người của mơ ước và khát vọng. Ngay từ thuở thư sinh ấy, ông đã rất khác với thế tục.

Tài tử đa cùng là một kiệt tác về mặt nghệ thuật. Phú Nôm không phải là một sự “bứng trồng” (transplation)[2] của Hán phú, Đường phú… mà là một sự “tiếp biến văn hóa” (acculturation), mang đặc sắc Việt Nam. Trước hết, đó là tiếng Việt trau chuốt, ý vị; là cấu trúc và qui mô thay đổi, và chức năng “nhuận sắc hồng đồ” triều đại trong phú Trung Quốc được thay bằng chức năng mô tả đời sống thế tục Việt Nam. Từ đó, hiện lên một lý tưởng nhân văn mang tính nhân dân tiến bộ, đặc biệt là ở những bài phú Nôm châm biếm, hài hước: “Ngã ba Hạc phú”, “Thầy đồ hỏng thi phú”, “Hàn Nho phong vị phú”… Tài tử đa cùng là một bài phú trữ tình, một bài văn xuôi có nhịp (prose rythmée), tuyên ngôn của một giai tầng, giai tầng kẻ sĩ, có ý nghĩa văn hóa - lịch sử của xã hội Việt Nam.

Ở đời người ta ghét những kẻ kiêu ngạo, nhưng lại yêu những kẻ có hoài bão lớn. Cao Bá Quát không bao giờ là người kiêu ngạo. Ông chỉ coi khinh bọn quyền quý áp bức, bọn “chim hoàng điểu kiếm ăn”… Ông sánh mình với tất cả những người ưu tú của nền văn hóa phương Đông cổ đại, những Y Doãn, Phó Duyệt, Khổng Tử, Nhan Uyên, Trình Hạo, Chu Hy, những Lý Bạch, Đỗ Phủ, Lạc Tân Vương, Dương Quýnh… Trong đoạn văn bộc lộ hết mình, “xé mình ra mà viết” ấy, có cái gì hào hứng, trẻ trung rất đáng yêu, khác với những câu văn cử nghiệp tầm thường mà trống rỗng:

Nghiêng cánh nhạn, tếch mái rừng Nhan Khổng, chí xông pha nào quản chông gai;

Cựa đuôi kình, toan vượt bể Trình Chu, tài bay nhảy ngại chi lao khổ.

Lắc bầu rượu dốc nghiêng non nước lại, chén tiếu đàm mời mọc Trích Tiên;

Hóng túi thơ nong hết gió trăng vào, cơn xướng họa thì thầm Lão Đỗ.

Tươi nét mặt thư sinh lồ lộ, bưng mắt trần toan đạp cửa phù đồ;

Rửa buồng gan du tử nhơn nhơn, giương tay tạo rắp xoay cơn khí số.



Chúng ta chú ý tới nhịp điệu, giọng điệu, cú pháp của các câu. Các câu đặt “đảo trang”: các cú đoạn định ngữ theo thông lệ của cú pháp tiếng Việt phải được đặt sau (cựa đuôi kình, lắc bầu rượu…) ở đây được đặt lên trước để gây ấn tượng và tạo ngữ khí, đặc biệt các động từ đặt ở đầu mỗi câu (cựa, lắc, hóng, tươi, rửa…) được chọn lọc và dùng rất thích đáng. Cả những động từ dùng trong các cú đoạn khác cũng thế: dốc, nong, bưng, giương…; tài sử dụng tiếng Việt có thể nói là tuyệt vời!

Nhưng cuộc đời phong kiến không có chỗ cho những tài hoa, nhất là cho những chí khí như thế: “Song nghĩ lại trần ai không đếch chỗ”. Và cái nghèo, cái cùng khổ, “cần lao” và “tân khổ”, cơm và áo… là cái cửa ải đầu tiên mà cuộc đời mở ra cho chàng thư sinh. Và không có ai có thể viết hay, tiêu tao như Cao về cái ảnh hưởng của hoàn cảnh đến người tài tử ấy.

Gió trăng rơi rụng, để cái quyên gầy,
Sương tuyết hắt hiu, làm con nhạn võ.


Vẫn là những hình tượng và những động từ “đặc hiệu”: rơi rụng, hắt hiu, gầy - võ…

Nhưng hoàn cảnh không đè bẹp được tráng chí của chàng thư sinh, và cái thanh cao cao vút ấy của chàng chỉ có thể sánh với Bá Di, Thúc Tề và Lã Vọng:

Đói rau rừng, thấy thóc Chu mà trả, đá Thú Dương chơm chởm, xanh mắt Di nằm tót gáy o o.

Khát nước sông, trông dòng đục không vơ, phao Vị Thủy lênh đênh, bạc đầu Lã ngồi giai ho lụ khụ.


Khát mà không thèm uống, đói mà không thèm ăn, “bần tiện bất năng di, phú quí bất năng dâm…” những ý tưởng đã nghìn năm ấy phải được gói trong những từ ngữ tiếng Việt: “không vơ”, “trả”, “chơm chởm”, “lênh đênh”… mới thành được những lời thơ “thiên cổ”. Một luồng chính khí biến thành văn khí chạy suốt bài phú, có thể là đã được viết một hơi, “tẩu bút” như Cao Bá Quát thường làm, đưa đến một ngữ điệu mới cho phú, cho thơ văn Nôm. Rất tiếc là Cao Bá Quát không tiếp tục loại hình này, và ông đi thi, vào Kinh… và trong giới “tinh hoa” ấy, chỉ có thơ chữ Hán mới định được giá trị, tài năng. Chỉ sau Nguyễn Du ba bốn chục năm, những thể chế áp lực của triều Nguyễn độc tôn Hán học – Nho học lên sáng tác là cực kỳ lớn.

Một loạt các bài “hát nói” lâu nay vẫn được truyền tụng là của Cao Bá Quát cũng rất tài hoa, độc đáo, thú vị. Trong một thể loại dù sao cũng gắn với một cái gì đó tự do hơn – “hát ả đào”, một thú chơi, nơi bộc lộ con người “không chính thức”, nó là một bước tiến mới về thể loại văn học; ở đó sự tự do hóa và dân chủ hóa hình thức đi đôi với sự bộc lộ một nội dung đã bắt đầu khác chung quanh…

Cao Bá Quát để lại hàng ngàn bài thơ chữ Hán. Mà đó chắc là số lượng bài còn lại sau khi đã mất mát, bởi vì ông khởi nghĩa chống triều đình, bởi vì ông “làm loạn”, “phản nghịch” – và ít ai dám lưu trữ tác phẩm của ông. Thế nhưng đã còn lại được hàng ngàn bài, đủ biết đời vẫn còn yêu ông, quý ông lắm.

Trong hàng ngàn bài còn lại ấy, hiện lên chân dung, tính cách một nhà thơ vĩ đại.

Đó là một con người có một hoài bão lớn, một ý chí khác thường, một lòng ưu ái đối với vận mệnh của Tổ quốc và nhân dân…

Những điều này là truyền thống hàng ngàn năm của thơ Việt; từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX và cho mãi đến ngày nay. Hoàn cảnh lịch sử và tính cách, vận mệnh của dân tộc Việt Nam, đã tác động đến tâm hồn, tính cách các nhà thơ. Họ lại được giáo dục, nhào nặn theo đạo đức phương Đông, thu nhận cái tinh hoa, tích cực nhất của Nho giáo, đặt trách nhiệm, lương tâm, khí phách lên hàng đầu. Những Chu An, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Trực, Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn, Lê Thánh Tông… là những nhà thơ như thế.

Đồng thời, thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX là thế kỷ của một sự chuyển biến về chất trong văn học. Lần đầu tiên trong văn học, con người cá nhân được đặt vào vị trí trung tâm, được soi sáng từ bên trong, từ nội tâm và nhu cầu hạnh phúc, nhu cầu phát triển nhân cách, tài năng được đặt ra. Dĩ nhiên vấn đề lớn của dân tộc và đất nước vẫn được các nhà thơ quan tâm và thể hiện, nhưng một nền văn học có tính chất Phục Hưng với một chủ nghĩa nhân đạo trác tuyệt đã hình thành. Nguyễn Du với Truyện Kiều và thơ chữ Hán, Đặng Trần Côn (cùng với bản dịch của Phan Huy Ích – (Đoàn Thị Điểm), Nguyễn Gia Thiều với Cung oán ngâm khúc, Hồ Xuân Hương với hiện tượng thơ Nôm… đã tạo nên một buổi bình minh của trào lưu mới - một trào lưu có tính toàn thế giới - ở phương Tây là vào thế kỷ XV – XVI, ở Trung Quốc là vào thế kỷ XIII đời Đường (theo luận điểm của N.I.Kônrát trong Phương Đông và Phương Tây)[3]. Việt Nam muộn hơn do nhiều nguyên nhân, nhưng cuối cùng, sau bao vật vã chuyển mình, con thuyền của chủ nghĩa nhân đạo mang tính chất Phục Hưng đã cập bến…

… Thế kỷ XIX không những chứng kiến một nền văn học có tính chất Phục Hưng, mà còn chứng kiến một dòng “văn học Ánh sáng”. Rọi ánh sáng của nhận thức khoa học vào hiện thực của đất nước, liên tiếp nhau, nối tiếp nhau cho đến tận đầu thế kỷ với “Văn minh tân học sách”, bản tuyên ngôn có ý nghĩa thời đại; các nhà Duy tân đã đòi hỏi một giải pháp mới cho tình hình đất nước. Cao Bá Quát chính là người đi trước, người báo hiệu cho phong trào cải cách đó.

Và thế kỷ đó đã chứng kiến một thảm kịch lịch sử. Thảm kịch, theo K.Mác, đã diễn ra như “Một trận quyết đấu một mất một còn, trong đó đại diện của thế giới già cỗi tuân theo những động cơ đạo đức, còn đại diện của xã hội hiện đại nhất thì đấu tranh để giành đặc quyền mua với giá rẻ nhất - quả đây là một tấn thảm kịch, một cốt truyện phi thường mà ngay trí tưởng tượng của nhà thơ cũng chưa bao giờ dám sáng tạo”[4].

Cao Bá Quát nhận thấy là phải giã từ cái cũ, cái văn chương cử tử - “tám vế” trường ốc. Nhưng ông đứng trước một nghịch lý nghiệt ngã: thế lực đang nắm khoa học kỹ thuật mới, lại là thế lực đang đi xâm lược, đang tạo ra sự áp bức các dân tộc, các màu da:

Bên sông lầu gác trập trùng,
Hoa chi dưới bóng cây tùng tốt tươi.
Xe về cổng sắt mở rồi,
Hầu xe da trắng, rặt người da đen.

(Hạ Châu tạp thi
Hoàng Tạo dịch)

Dù vậy, với một tầm vóc nhân văn cao cả, Cao Bá Quát không bao giờ kỳ thị. Bài Dương phụ hành (Người đàn bà Âu châu) của ông là một kiệt tác, trong đó mỗi cái nhìn đều thấm đượm một chủ nghĩa nhân văn Việt Nam về phụ nữ, về tình yêu, về chủng tộc. “Có lẽ Cao Bá Quát là nhà thơ lớn đầu tiên đã làm thơ về người phụ nữ châu Âu. Trong bài Dương phụ hành, nhà thơ với mối thiện cảm và sự hiếu kỳ của người nước ngoài quan sát cuộc sống của người nước khác, đã mô tả người phụ nữ châu Âu kiều mỵ làm dáng.

Ở người phụ nữ đó, nhà thơ để ý những nét không vốn có đối với phụ nữ Việt Nam. Nữ nhân vật của ông mặc “xiêm y trắng như tuyết” (mà y phục trắng lại là dấu hiệu để tang của người Việt Nam); nàng dựa vào vai chồng, kéo áo chồng và thầm thì với chồng – trong lúc ấy, theo quan niệm của người Việt Nam thời bấy giờ, người phụ nữ đoan trang phải nhũn nhặn đứng ra một bên, nếu bà ta cùng chồng xuất hiện trước mặt mọi người. Để tăng thêm “màu sắc xứ lạ”, nhà thơ đặt vào tay người phụ nữ da trắng một cốc sữa. Sau này đối với người Việt Nam, cốc sữa tượng trưng cho lối sống phương Tây, vì, người Việt Nam lấy làm lạ rằng người châu Âu uống sữa…”[5].

Cô gái phương Tây áo như tuyết,
Ngồi kề vai chồng dưới ánh nguyệt.
Nhìn sang thuyền ta đèn sáng choang,
Níu áo, cùng chồng nói ríu rít.
Uể oải cốc sữa biếng cầm tay,
Gió bể e chừng đêm lạnh đây!
Nhích lại còn đòi chồng đỡ dậy,
Tình ta ly biệt có ai hay!

(Hóa Dân dịch)

Câu thơ cuối như một tiếng thở dài, nhưng từ tiếng thở dài ấy người ta thấy toát lên một hy vọng - một niềm hy vọng cho con người trên trái đất: sự độ lượng và chân lý “con người là một, trái đất là một”… Cao Bá Quát là một nhà thơ của một trào lưu mới. Đáng tiếc, ông không thể có điều kiện để phát huy được nhiều hơn tiềm lực đó trong thơ, để nó tạo thành một dòng chảy lớn hơn trong thơ Việt. Dù chỉ mới bắt đầu, cái nhìn của Cao Bá Quát là xa rộng. Ông có tầm nhìn, tấm lòng của một người có sức nghĩ, sức đọc “độc thư song nhãn vạn niên đăng” – như câu thơ ông viết.

Cao Bá Quát gần chúng ta lắm.

Ông đã đặt ra trong thơ mình biết bao vấn đề nhân sinh to lớn, đáng suy ngẫm trong thế kỷ ông và cả trong thời chúng ta. Ông là một nhà thơ đã đi đến tận cùng số phận mình, đã đốt cháy tất cả năng lượng tâm hồn mình thành một bó đuốc thơ rực cháy giữa đêm đen của một thế kỷ đầy giông bão. Ông đã suy nghĩ rất nhiều về thơ của thời đại mình, kiên quyết đi con đường lớn của thơ: con đường gắn thơ với nhân sinh, với thời cuộc, với lý tưởng xã hội và lý tưởng nhân văn, làm một cuộc cách tân sâu sắc chống lại những giáo điều, “ăn sống nuốt tươi”, ủy mị, tù túng, nhàm chán… những cái sẽ giết chết thơ.

Cao Bá Quát không cần chúng ta ca ngợi hay dựng tượng đài. Tự bản thân tác phẩm của Cao Bá Quát đã là một tượng đài lớn. Tự bản thân thơ ông đã làm cho con người kiêu hãnh. Chúng ta cần có ông biết bao trong cuộc đời này. Như một nhà nghiên cứu Việt Nam ở Washington D.C có lần nói với tôi: “Thế kỷ XXI nhân loại vẫn phải lấy câu Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo của Nguyễn Trãi để làm phương châm sống. Bạo lực ở Iraq, ở Trung Đông, ở khắp nơi trên thế giới, bất công, đói nghèo, bệnh tật ở châu Phi, châu Á, châu Mỹ La tinh, thảm họa môi trường trên toàn cầu…”, và biết bao nguy cơ khác đang đe dọa sự yên bình của cuộc sống nhân loại.

Con người cần một đời sống “khá giả”, cần nhiều điều, nhưng trước hết nó cần lương tâm và khí phách, cần tự do và phát triển năng lực. Và những điều đó thì tràn trề, chan chứa trong thơ Cao Bá Quát. Vì vậy, tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương, của những sĩ phu yêu nước thế kỷ XIX, XX và những nhà thơ thời đại Hồ Chí Minh… luôn đồng hành cùng chúng ta trên con đường đi tới một tương lai hòa bình, ổn định và phát triển của đất nước.
-----------------------------------
(1) Phan Khôi, Khái luận về văn học chữ Hán ở nước ta. Tao Đàn số 1 (3/1939), tr.13-18. Tao Đàn số 2 (3/1939), tr.107-114.
(2) Chữ dùng của Viện sĩ D.X. Likhasôp nói về sự “di thực” của nền văn hóa Bidăngxơ sang văn hóa Slavơ. Dẫn theo Riptin B.L: Mấy vấn đề nghiên cứu những nền văn học phương Đông theo phương pháp loại hình. T/c Văn học, 2/1974.
(3) N. Konrat. Phương Đông và Phương Tây. Nxb Khoa học, M.1972, các bài: “Hàn Dũ và sự khởi đầu thời đại Phục Hưng Trung Hoa” (tr.103-131) và: “Về thời đại Phục Hưng” (tr.208-244).
(4) K.Mác, Lịch sử buôn bán nha phiến, K.Mác và F.Enghen trước tác, tiếng Nga. Xb lần 2; tr.2, 12, 567
(5) N.I. Niculin, Văn học Việt Nam (khái luận). Nxb Khoa học, Moskva, 1971, tr.128.

(Theo Mai Quốc Liên)​
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top