Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Vào những ngày đầu thu, núi Yudal thành phố Mokpo vẫn tràn ngập tiếng ve kêu. Mặc dù là ngày thường, nhưng số người lên núi quả không ít. Nghỉ chân giây lát mà lắng nghe đâu đây có giai điệu nhạc. Thì ra đó là bài hát luôn được gợi nhớ mỗi lần về với thành phố cảng Mokpo, một bài hát từng nổi như cồn vào những năm 1930. Khi đó, có lẽ gần như ai cũng biết đến bài hát này. 1 du khách đã ngẫu hứng cất giọng ca như để tăng thêm vẻ đẹp của cả vùng trời biển xa xa xanh ngát. "Thoảng nghe đâu tiếng hò của người lái đò, đảo Samhak vẫn khuất sâu sau làn sóng..." Bài hát xưa vẫn còn đó, mà giờ đây Mokpo đã chuyển mình, kiêu hãnh trở thành một thành phố văn hóa! Giai điệu của bài hát cuốn theo những làn gió mát hối thúc du khách tiếp tục chuyến thăm quan.
Sau khoảng 4 tiếng đồng hồ xe chạy từ Seoul theo con đường cao tốc về miền biển Tây, bạn sẽ đến với Mokpo, một trong những thành phố cảng tiêu biểu của Hàn Quốc, với lịch sử hơn 110 năm mở cảng.
[Núi Yudal thành phố Mokpo]
Nhờ 1 bài hát từng một thời nổi tiếng mà cụm từ tên phim "Mokpo là hải cảng" đã trở nên quen thuộc. Hướng dẫn viên Jeon Yeong-ja đang hướng dẫn mọi người lên núi khi được yêu cầu giới thiệu về thành phố cảng Mokpo: “Đi tàu hỏa, xe buýt hoặc xe riêng theo đường cao tốc xuống phía biển Tây, điểm cuối cùng mà khách sẽ gặp chính là núi Yudal. Vì thế, vùng núi Yudal này đại diện cho Mokpo.”
Dải núi nằm ở phía Tây thành phố Mokpo có độ cao 228 mét so với mực nước biển. Đứng trên núi nhìn xuống có thể thấy được toàn cảnh của thành phố. Hơn nữa, Yudal với những tảng đá có hình thù kỳ lạ bao quanh, luôn khiến cho du khách liên tưởng tới những bức tranh thủy mặc phương Đông. Hướng dẫn viên Jeon Yeong-ja đang giới thiệu: “Người ở nơi khác thường đến đây nhiều hơn là dân địa phương. Núi Yudal hay đảo Samhak đã trở nên quá nổi tiếng qua các bài hát. Ở đây, những bậc thang đá như thế này sẽ xuất hiện liên tục cho đến tận chỗ có tảng đá gọi là Ildeung, có nghĩa là tảng đá thứ nhất.”
Lên đến nơi có tảng đá Ildeung trên đỉnh núi, đầu tiên hiện ra trước mắt du khách chính là tượng của Đô đốc Yi Sun-shin hiệu là Trung Vũ Công! Không biết khu vực Mokpo này có liên quan thế nào với vị danh tướng của thời kỳ Joseon. Hướng dẫn viên Jeon Yeong-ja cho biết: “Đô đốc Yi Sun-shin đã ở đây khoảng 108 ngày. Lúc này con trai ông bị địch giết, trong lòng đau như cắt... Ông đã phải cho quân sĩ huấn luyện trong tình cảnh như vậy, rồi ghé qua đảo Wando, và đi về phía Yeosu. Tại Yeosu ông đã đánh trận hải chiến Noryang và hy sinh anh dũng. Đó là khoảng thời gian 9 tháng 2 ngày, kể từ khi ông rời Mokpo. Nếu không ở Mokpo, không biết chúng ta có thể có được chiến thắng ở trận Noryang hay không?”
Trận hải chiến Noryang là trận chiến cuối cùng trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nhật Bản vào thế kỷ 16 của triều Joseon. Và Mokpo được biết đến là địa điểm chuẩn bị cho trận quyết chiến này của tướng Yi Sun-shin và quân sĩ, điều khiến người dân địa phương rất tự hào về thành phố của mình.
"Nếu bạn muốn nghe kể chuyện xưa của Mokpo thì bạn hãy đến đây", Đó là giọng nói của nghệ nhân kể chuyện tuyệt vời nhất vùng núi Yudal, bà Choi Gwi-soon, một tình nguyện viên hướng dẫn khách du lịch. Từ tiếng Hàn cho đến tiếng Nhật, tài ăn nói của bà cụ Choi Gwi-soon hấp dẫn, khiến cho không ai muốn rời bước. Những câu chuyện lại càng thêm ý nghĩa khi được nghe tại Đình Yuseon trên đỉnh Yudal, vọng quan sát cao nhất của Mokpo.
Chuyện kể rằng, có 3 người con gái, vì đem lòng nhớ nhung một chàng trai mà chết đi biến thành hạc rơi xuống biển hóa thành một hòn đảo. Đó là truyền thuyết về đảo Samhak có nghĩa là "3 con hạc" nằm ở vùng biển phía trước Mokpo. Nghe câu chuyện mà ai cũng muốn xuống biển ngay để được ngắm hòn đảo... "Thế nhưng, phải leo lên đỉnh núi trước đã". Leo đủ 1111 bậc đá, du khách lên tới hòn đá Ildeung trên đỉnh núi Yudal và nhìn xuống, thấy được toàn bộ phong cảnh của Mokpo. Mọi người có cảm giác như đang bồng bềnh trên mây. Hướng dẫn viên Jeon Yeong-ja giải thích: “Mokpo nằm xen giữa vùng quần đảo, nên ở đây thường xuyên có sương mù vùng biển. Lên tới đây sẽ thấy xung quanh có mây trôi lững lờ, giống với chốn thần tiên.”
Toàn bộ khung cảnh phố phường của thành phố Mokpo, với nhiều mái nhà thấp, đúng như tên gọi "Đất lấn biển" mà người ta dành cho nó. Ở phía sau cả vùng quần đảo và cảng Mokpo như đang ôm trọn lấy cả ngọn núi. Xuống núi, và để vơi đi tiếc nuối, mọi người vừa cùng nhau thưởng thức những ngụm rượu gạo Makgeolli vừa nói chuyện: “Núi Yudal không dốc, để ô tô ở dưới chân núi và đi bộ lên có cảm giác như đi lên một quả đồi thấp. Núi kiểu như thế này chắc trên cả nước ít nơi nào có, rất gần với thành phố. 2 năm nay trước tôi cũng đã lên núi này. Ở đây giờ đã phát triển nhiều hơn trước rồi. Tôi rất thích và cảm thấy rất sảng khoái.”; “Núi Yudal như một khu vườn của người dân Mokpo chúng tôi. Chỉ đi dép cũng có thể lên đây được, ngủ dậy một cái là cũng có thể lên núi được. Đây là ngọn núi dễ đi, có thể đi dạo thoải mái như trong vườn vậy.”
[Vườn thực vật tự nhiên đặc biệt và Công viên điêu khắc ngoài trời]
Trên đường xuống núi, du khách có thể ghé qua "Vườn thực vật tự nhiên đặc biệt", nơi có nhiều loại thực vật quý hiếm của Hàn Quốc. Cuối một con đường hẹp là "Công viên điêu khắc ngoài trời", cho thấy diện mạo thành phố văn hóa của Mokpo. Hướng dẫn viên Jeon Yeong-ja giới thiệu: “Hiện nay, chúng tôi đang trưng bày tác phẩm của những nhà điêu khắc sống ở Mokpo và của cả các tác giả nổi tiếng ở nước ngoài. Đầu tiên có một tác phẩm đến từ Đức, sau đó chúng tôi cũng đặt mua ở cả các quốc gia khác nữa. Tất cả các tác phẩm điêu khắc đều rất hài hòa với phong cảnh của sông núi nơi đây.”
Công viên có diện tích 4,3 ha trưng bày 41 tác phẩm nghệ thuật của tác giả trong và ngoài nước. Không ai có thể nghĩ thành phố cảng Mokpo lại có một không gian nghệ thuật đẹp nhường vậy... Ngồi uống một chén trà và ngẫm nghĩ thấy mỗi tác phẩm đều mang 1 ý nghĩa đặc biệt. Hướng dẫn viên Jeon Yeong-ja giải thích: “Ở đây, đặc biệt có nhiều tác phẩm hình tượng hóa về biển của các tác giả ở quê nhà. Họ là những người sống cạnh biển, nên có thể đã chọn đề tài về biển. Mokpo là hải cảng, nên những tác phẩm chủ định thể hiện về biển để giữ được cái nét đặc sắc của thành phố. Hình ảnh sinh hoạt của người dân Mokpo đều được khắc họa rõ nét tại đây.”
Các vật tạo hình tượng trưng cho Mokpo xưa được bố trí ở khắp nơi. Xen vào đó là quang cảnh của thành phố ngày nay. Đó là một thử nghiệm nhằm có được sự hòa hợp giữa Mokpo xưa và nay.
[Con đường văn hóa của Mokpo]
Điểm tiếp theo trong chuyến thăm quan là con đường văn hóa của Mokpo. Nơi đây có tới 8 bảo tàng và triển lãm, hình thành nên hẳn một khu phố văn hóa... từ Quán văn học Mokpo, qua Nhà văn hóa nghệ thuật, đến Bảo tàng lịch sử thiên nhiên. Trong số đó, phải kể đến "Viện nghiên cứu tài sản văn hóa hải dương quốc gia", 1 trung tâm nghiên cứu văn hóa hải dương duy nhất của Hàn Quốc, niềm tự hào của Mokpo. Lee Cheol-hwan nhà nghiên cứu văn hóa nghệ thuật cho biết: “Chỉ có nơi đây mới thực hiện khai quật trong lòng hải dương. Trên thế giới cũng không có nhiều quốc gia khai quật dưới biển. Viện chúng tôi tiến hành những dự án dưới lòng đại dương xung quanh bán đảo Hàn Quốc. Vì thế, đây đươc xem là một cơ quan rất quan trọng.”
Những chiếc thuyền đắm và di vật quan trọng đã được phát hiện ở đáy biển gần bờ biển Mokpo và viện nghiên cứu đã được xây dựng ngay tại đây cho thuận tiện. Bắt đầu với con tàu Sinan thời Koryo chở đồ sứ xanh từng bị đắm khi trên đường đi tới Nhật, được khai quật năm 1976, kể từ sau đó, hầu như tất cả các di vật phát hiện được trong lòng hải dương trên cả nước đều tập trung về Mokpo. Nhà nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Lee Cheol-hwan: “Những nhà nghiên cứu hay những người có quan tâm đều tìm đến đây. Ở Hàn Quốc làm gì có chỗ nào khác có thể xem những vật như thế này? Đặc biệt, những người nghiên cứu tàu thuyền phương Đông đến từ Nhật Bản, Trung Quốc và cả Úc nữa, cũng coi đây là thánh địa của những chiếc thuyền cổ đại và rất ấn tượng với nơi này.”
[Quảng trường Pyeonghwa]
Con đường mang tên “Con đường của văn hóa Gatbawi” tràn ngập mùi vị của biển, nối với một quảng trường có tên là Quảng trường Pyeonghwa, có nghĩa là “hòa bình”. Hướng dẫn viên Jeon Yeong-ja giải thích: “Chiếc cầu này được hoàn thành vào ngày 30 tháng 3 năm 2008. Đây còn gọi là cái cầu “Lên xuống”. Nếu nước chảy hết xuống dưới, thì cái cầu sẽ đi xuống, khi nước lại chảy vào thì nó lại đi lên. Cầu đi lên và đi xuống trong mức 1 mét, 2 lần trong 1 ngày.”
Qua chiếc cầu bập bềnh theo sóng với tên gọi là "Bohaenggyo", du khách sẽ thăm quan hòn đá có hình chiếc mũ gọi là Gatbawi, được tạo nên bởi sự xâm thực của biển. Qua cầu, du khách sẽ thấy biển và một quảng trường rất rộng. Đó chính là quảng trường Pyeonghwa với sân khấu biểu diễn ngoài trời và con đường tản bộ trải dài tít tắp. Jeon Gyeong-seon, Ủy viên của hội đồng thành phố Mokpo cho biết: “Trên toàn quốc, có lẽ ít có nơi nào nằm ở trung tâm thành phố mà lại tiếp giáp với biển như quảng trường Pyeonghwa này. Chúng tôi sống ở đây nên có lẽ không thấy hết được những điểm quý của nó. Khách ở nơi khác tới đây, họ rất thích.”
Trên quảng trường Pyeonghwa, có những thợ câu đang buông cần thả câu trên đê chắn sóng. Bây giờ đương là tiết thu nên ở đây có nhiều cá mòi, cá đối hay loài cá sòng giống như cá thu. Một du khách cảm nhận: “Thật tuyệt vời vì gần thành phố lại có một chỗ như thế này. Chỉ cần một chiếc cần câu là đủ. Thật hay khi được đến đây cuối tuần cùng cả gia đình. Gần đây nhiều người thích câu cá hố. Họ đi tàu cao tốc của biển Tây cũng chỉ khoảng 2 tiếng, đến đây câu cá, thưởng ngoạn rồi lại về.”
Trời chạng vạng tối, trên biển xuất hiện ánh đèn của những chiếc thuyền đi bắt cá hố, một sản vật nổi tiếng của Mokpo. Con đường văn hóa càng trở nên nhộn nhịp hơn vào dịp chuẩn bị cho "Lễ hội cá hố bạc" diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày 16/10 tới đây. Hướng dẫn viên Jeon Yeong-ja giải thích: “Phía trước Nhà hát Mokpo, rạp hát Pyeonhwa cũ, và khu kinh doanh thương mại Bohae v.v... có một con đường tràn ngấp ánh đèn dài tới 920 mét, nơi nhiều thanh niên thường đi dạo chơi. Con đường ở đây tỏa ra những ánh sáng huyền ảo trên bầu trời đêm suốt 4 mùa.”
Theo âm thanh của biển cả, theo ánh đèn của Mokpo, chúng ta đã có những kỷ niệm đẹp của một ngày du lịch và khi những bước chân đã mỏi mệt, cũng là lúc cần tìm đến những món ăn đặc sản của địa phương. Đã tới Mokpo thì phải thưởng thức vị ngon của một món ăn mà chỉ mới nghe tên cũng đã chảy nước miếng, món "bạch tuộc"! Một nhân viên nhà hàng đang giải thích về món ăn này: “Bạn thọc chiếc đũa gỗ vào đây. Thọc vào miệng của nó, cuốn lên thì nó sẽ không động đậy được. Bạn hãy thử làm như vậy mà ăn xem.”
Có lẽ nỗ lực của thành phố cảng Mokpo để trở thành thành phố lịch sử và văn hóa đang được tiếp sức bởi những nét đẹp hay sản vật độc đáo của địa phương. Đêm nay, những ánh đèn lung linh rọi sáng cho Mokpo đang tỏa rộng trên khắp mặt biển.
Nguồn : KBS
Sau khoảng 4 tiếng đồng hồ xe chạy từ Seoul theo con đường cao tốc về miền biển Tây, bạn sẽ đến với Mokpo, một trong những thành phố cảng tiêu biểu của Hàn Quốc, với lịch sử hơn 110 năm mở cảng.
[Núi Yudal thành phố Mokpo]
Nhờ 1 bài hát từng một thời nổi tiếng mà cụm từ tên phim "Mokpo là hải cảng" đã trở nên quen thuộc. Hướng dẫn viên Jeon Yeong-ja đang hướng dẫn mọi người lên núi khi được yêu cầu giới thiệu về thành phố cảng Mokpo: “Đi tàu hỏa, xe buýt hoặc xe riêng theo đường cao tốc xuống phía biển Tây, điểm cuối cùng mà khách sẽ gặp chính là núi Yudal. Vì thế, vùng núi Yudal này đại diện cho Mokpo.”
Dải núi nằm ở phía Tây thành phố Mokpo có độ cao 228 mét so với mực nước biển. Đứng trên núi nhìn xuống có thể thấy được toàn cảnh của thành phố. Hơn nữa, Yudal với những tảng đá có hình thù kỳ lạ bao quanh, luôn khiến cho du khách liên tưởng tới những bức tranh thủy mặc phương Đông. Hướng dẫn viên Jeon Yeong-ja đang giới thiệu: “Người ở nơi khác thường đến đây nhiều hơn là dân địa phương. Núi Yudal hay đảo Samhak đã trở nên quá nổi tiếng qua các bài hát. Ở đây, những bậc thang đá như thế này sẽ xuất hiện liên tục cho đến tận chỗ có tảng đá gọi là Ildeung, có nghĩa là tảng đá thứ nhất.”
Lên đến nơi có tảng đá Ildeung trên đỉnh núi, đầu tiên hiện ra trước mắt du khách chính là tượng của Đô đốc Yi Sun-shin hiệu là Trung Vũ Công! Không biết khu vực Mokpo này có liên quan thế nào với vị danh tướng của thời kỳ Joseon. Hướng dẫn viên Jeon Yeong-ja cho biết: “Đô đốc Yi Sun-shin đã ở đây khoảng 108 ngày. Lúc này con trai ông bị địch giết, trong lòng đau như cắt... Ông đã phải cho quân sĩ huấn luyện trong tình cảnh như vậy, rồi ghé qua đảo Wando, và đi về phía Yeosu. Tại Yeosu ông đã đánh trận hải chiến Noryang và hy sinh anh dũng. Đó là khoảng thời gian 9 tháng 2 ngày, kể từ khi ông rời Mokpo. Nếu không ở Mokpo, không biết chúng ta có thể có được chiến thắng ở trận Noryang hay không?”
Trận hải chiến Noryang là trận chiến cuối cùng trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nhật Bản vào thế kỷ 16 của triều Joseon. Và Mokpo được biết đến là địa điểm chuẩn bị cho trận quyết chiến này của tướng Yi Sun-shin và quân sĩ, điều khiến người dân địa phương rất tự hào về thành phố của mình.
"Nếu bạn muốn nghe kể chuyện xưa của Mokpo thì bạn hãy đến đây", Đó là giọng nói của nghệ nhân kể chuyện tuyệt vời nhất vùng núi Yudal, bà Choi Gwi-soon, một tình nguyện viên hướng dẫn khách du lịch. Từ tiếng Hàn cho đến tiếng Nhật, tài ăn nói của bà cụ Choi Gwi-soon hấp dẫn, khiến cho không ai muốn rời bước. Những câu chuyện lại càng thêm ý nghĩa khi được nghe tại Đình Yuseon trên đỉnh Yudal, vọng quan sát cao nhất của Mokpo.
Chuyện kể rằng, có 3 người con gái, vì đem lòng nhớ nhung một chàng trai mà chết đi biến thành hạc rơi xuống biển hóa thành một hòn đảo. Đó là truyền thuyết về đảo Samhak có nghĩa là "3 con hạc" nằm ở vùng biển phía trước Mokpo. Nghe câu chuyện mà ai cũng muốn xuống biển ngay để được ngắm hòn đảo... "Thế nhưng, phải leo lên đỉnh núi trước đã". Leo đủ 1111 bậc đá, du khách lên tới hòn đá Ildeung trên đỉnh núi Yudal và nhìn xuống, thấy được toàn bộ phong cảnh của Mokpo. Mọi người có cảm giác như đang bồng bềnh trên mây. Hướng dẫn viên Jeon Yeong-ja giải thích: “Mokpo nằm xen giữa vùng quần đảo, nên ở đây thường xuyên có sương mù vùng biển. Lên tới đây sẽ thấy xung quanh có mây trôi lững lờ, giống với chốn thần tiên.”
Toàn bộ khung cảnh phố phường của thành phố Mokpo, với nhiều mái nhà thấp, đúng như tên gọi "Đất lấn biển" mà người ta dành cho nó. Ở phía sau cả vùng quần đảo và cảng Mokpo như đang ôm trọn lấy cả ngọn núi. Xuống núi, và để vơi đi tiếc nuối, mọi người vừa cùng nhau thưởng thức những ngụm rượu gạo Makgeolli vừa nói chuyện: “Núi Yudal không dốc, để ô tô ở dưới chân núi và đi bộ lên có cảm giác như đi lên một quả đồi thấp. Núi kiểu như thế này chắc trên cả nước ít nơi nào có, rất gần với thành phố. 2 năm nay trước tôi cũng đã lên núi này. Ở đây giờ đã phát triển nhiều hơn trước rồi. Tôi rất thích và cảm thấy rất sảng khoái.”; “Núi Yudal như một khu vườn của người dân Mokpo chúng tôi. Chỉ đi dép cũng có thể lên đây được, ngủ dậy một cái là cũng có thể lên núi được. Đây là ngọn núi dễ đi, có thể đi dạo thoải mái như trong vườn vậy.”
[Vườn thực vật tự nhiên đặc biệt và Công viên điêu khắc ngoài trời]
Trên đường xuống núi, du khách có thể ghé qua "Vườn thực vật tự nhiên đặc biệt", nơi có nhiều loại thực vật quý hiếm của Hàn Quốc. Cuối một con đường hẹp là "Công viên điêu khắc ngoài trời", cho thấy diện mạo thành phố văn hóa của Mokpo. Hướng dẫn viên Jeon Yeong-ja giới thiệu: “Hiện nay, chúng tôi đang trưng bày tác phẩm của những nhà điêu khắc sống ở Mokpo và của cả các tác giả nổi tiếng ở nước ngoài. Đầu tiên có một tác phẩm đến từ Đức, sau đó chúng tôi cũng đặt mua ở cả các quốc gia khác nữa. Tất cả các tác phẩm điêu khắc đều rất hài hòa với phong cảnh của sông núi nơi đây.”
Công viên có diện tích 4,3 ha trưng bày 41 tác phẩm nghệ thuật của tác giả trong và ngoài nước. Không ai có thể nghĩ thành phố cảng Mokpo lại có một không gian nghệ thuật đẹp nhường vậy... Ngồi uống một chén trà và ngẫm nghĩ thấy mỗi tác phẩm đều mang 1 ý nghĩa đặc biệt. Hướng dẫn viên Jeon Yeong-ja giải thích: “Ở đây, đặc biệt có nhiều tác phẩm hình tượng hóa về biển của các tác giả ở quê nhà. Họ là những người sống cạnh biển, nên có thể đã chọn đề tài về biển. Mokpo là hải cảng, nên những tác phẩm chủ định thể hiện về biển để giữ được cái nét đặc sắc của thành phố. Hình ảnh sinh hoạt của người dân Mokpo đều được khắc họa rõ nét tại đây.”
Các vật tạo hình tượng trưng cho Mokpo xưa được bố trí ở khắp nơi. Xen vào đó là quang cảnh của thành phố ngày nay. Đó là một thử nghiệm nhằm có được sự hòa hợp giữa Mokpo xưa và nay.
[Con đường văn hóa của Mokpo]
Điểm tiếp theo trong chuyến thăm quan là con đường văn hóa của Mokpo. Nơi đây có tới 8 bảo tàng và triển lãm, hình thành nên hẳn một khu phố văn hóa... từ Quán văn học Mokpo, qua Nhà văn hóa nghệ thuật, đến Bảo tàng lịch sử thiên nhiên. Trong số đó, phải kể đến "Viện nghiên cứu tài sản văn hóa hải dương quốc gia", 1 trung tâm nghiên cứu văn hóa hải dương duy nhất của Hàn Quốc, niềm tự hào của Mokpo. Lee Cheol-hwan nhà nghiên cứu văn hóa nghệ thuật cho biết: “Chỉ có nơi đây mới thực hiện khai quật trong lòng hải dương. Trên thế giới cũng không có nhiều quốc gia khai quật dưới biển. Viện chúng tôi tiến hành những dự án dưới lòng đại dương xung quanh bán đảo Hàn Quốc. Vì thế, đây đươc xem là một cơ quan rất quan trọng.”
Những chiếc thuyền đắm và di vật quan trọng đã được phát hiện ở đáy biển gần bờ biển Mokpo và viện nghiên cứu đã được xây dựng ngay tại đây cho thuận tiện. Bắt đầu với con tàu Sinan thời Koryo chở đồ sứ xanh từng bị đắm khi trên đường đi tới Nhật, được khai quật năm 1976, kể từ sau đó, hầu như tất cả các di vật phát hiện được trong lòng hải dương trên cả nước đều tập trung về Mokpo. Nhà nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Lee Cheol-hwan: “Những nhà nghiên cứu hay những người có quan tâm đều tìm đến đây. Ở Hàn Quốc làm gì có chỗ nào khác có thể xem những vật như thế này? Đặc biệt, những người nghiên cứu tàu thuyền phương Đông đến từ Nhật Bản, Trung Quốc và cả Úc nữa, cũng coi đây là thánh địa của những chiếc thuyền cổ đại và rất ấn tượng với nơi này.”
[Quảng trường Pyeonghwa]
Con đường mang tên “Con đường của văn hóa Gatbawi” tràn ngập mùi vị của biển, nối với một quảng trường có tên là Quảng trường Pyeonghwa, có nghĩa là “hòa bình”. Hướng dẫn viên Jeon Yeong-ja giải thích: “Chiếc cầu này được hoàn thành vào ngày 30 tháng 3 năm 2008. Đây còn gọi là cái cầu “Lên xuống”. Nếu nước chảy hết xuống dưới, thì cái cầu sẽ đi xuống, khi nước lại chảy vào thì nó lại đi lên. Cầu đi lên và đi xuống trong mức 1 mét, 2 lần trong 1 ngày.”
Qua chiếc cầu bập bềnh theo sóng với tên gọi là "Bohaenggyo", du khách sẽ thăm quan hòn đá có hình chiếc mũ gọi là Gatbawi, được tạo nên bởi sự xâm thực của biển. Qua cầu, du khách sẽ thấy biển và một quảng trường rất rộng. Đó chính là quảng trường Pyeonghwa với sân khấu biểu diễn ngoài trời và con đường tản bộ trải dài tít tắp. Jeon Gyeong-seon, Ủy viên của hội đồng thành phố Mokpo cho biết: “Trên toàn quốc, có lẽ ít có nơi nào nằm ở trung tâm thành phố mà lại tiếp giáp với biển như quảng trường Pyeonghwa này. Chúng tôi sống ở đây nên có lẽ không thấy hết được những điểm quý của nó. Khách ở nơi khác tới đây, họ rất thích.”
Trên quảng trường Pyeonghwa, có những thợ câu đang buông cần thả câu trên đê chắn sóng. Bây giờ đương là tiết thu nên ở đây có nhiều cá mòi, cá đối hay loài cá sòng giống như cá thu. Một du khách cảm nhận: “Thật tuyệt vời vì gần thành phố lại có một chỗ như thế này. Chỉ cần một chiếc cần câu là đủ. Thật hay khi được đến đây cuối tuần cùng cả gia đình. Gần đây nhiều người thích câu cá hố. Họ đi tàu cao tốc của biển Tây cũng chỉ khoảng 2 tiếng, đến đây câu cá, thưởng ngoạn rồi lại về.”
Trời chạng vạng tối, trên biển xuất hiện ánh đèn của những chiếc thuyền đi bắt cá hố, một sản vật nổi tiếng của Mokpo. Con đường văn hóa càng trở nên nhộn nhịp hơn vào dịp chuẩn bị cho "Lễ hội cá hố bạc" diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày 16/10 tới đây. Hướng dẫn viên Jeon Yeong-ja giải thích: “Phía trước Nhà hát Mokpo, rạp hát Pyeonhwa cũ, và khu kinh doanh thương mại Bohae v.v... có một con đường tràn ngấp ánh đèn dài tới 920 mét, nơi nhiều thanh niên thường đi dạo chơi. Con đường ở đây tỏa ra những ánh sáng huyền ảo trên bầu trời đêm suốt 4 mùa.”
Theo âm thanh của biển cả, theo ánh đèn của Mokpo, chúng ta đã có những kỷ niệm đẹp của một ngày du lịch và khi những bước chân đã mỏi mệt, cũng là lúc cần tìm đến những món ăn đặc sản của địa phương. Đã tới Mokpo thì phải thưởng thức vị ngon của một món ăn mà chỉ mới nghe tên cũng đã chảy nước miếng, món "bạch tuộc"! Một nhân viên nhà hàng đang giải thích về món ăn này: “Bạn thọc chiếc đũa gỗ vào đây. Thọc vào miệng của nó, cuốn lên thì nó sẽ không động đậy được. Bạn hãy thử làm như vậy mà ăn xem.”
Có lẽ nỗ lực của thành phố cảng Mokpo để trở thành thành phố lịch sử và văn hóa đang được tiếp sức bởi những nét đẹp hay sản vật độc đáo của địa phương. Đêm nay, những ánh đèn lung linh rọi sáng cho Mokpo đang tỏa rộng trên khắp mặt biển.
Nguồn : KBS