Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật A Phủ trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài).
DÀN BÀI (Gợi ý)
Mở bài:
- Giới thiệu Tô Hoài, truyện Vợ chồng A Phủ và nhân vật A Phủ trong đoạn trích.
Thân bài:
1) Cuộc đời, số phận bất hạnh:
- Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, bị người làng bắt đem bán đổi lấy thóc, bỏ trốn, lớn lên đi làm thuê nhà này sang nhà khác.
- Không lấy nổi vợ vì không cha mẹ, ruộng đất, tiền bạc.
- Đánh A Sử, con quan, bị bắt ở đợ trừ nợ, làm mất bò, bị trói đứng.
2) Tính cách:
- Gan góc, táo bạo: bỏ trốn lên núi cao khi bị bắt đem bán; dám đánh con quan dù biết bị phạt vạ rất nặng; khi bị đánh chỉ “im như tượng đá”.
- Có sức sống mãnh liệt:
· Ngày Tết vẫn đi chơi dù không có quần áo đẹp.
· Giỏi lao động, thạo công việc, có sức khoẻ và cần cù chịu khó “biết đúc lưỡi cày, lưỡi cuốc, cày giỏi và săn bò tót rất bạo”, “chạy nhanh như ngựa, con gái trong làng nhiều người mê”.
· Khi được Mị cởi trói, A Phủ khuỵu xuống vì bị trói đứng nhiều ngày đêm liền, nhưng vẫn “quật sức vùng lên chạy” thoát khỏi nhà thống lí Pá Tra.
Tóm lại, A Phủ là thanh niên đẹp của núi rừng, điều đáng quý nhất của A Phủ là yêu chính nghĩa, dũng cảm, tự tin ở tuổi trẻ mà cuộc sống nô lệ không thể huỷ diệt được. Chính sức sống ấy sau này đã đưa A Phủ đến với cách mạng, trở thành tiểu đội trưởng du kích vững vàng.
Kết bài:
Khái quát về hình tượng A Phủ:
- Hình tượng A Phủ tiêu biểu cho số phận, tính cách của người dân miền núi giai đoạn này.
- Nghệ thuật: trần thuật tự nhiên, sinh động, xây dựng tình huống đặc sắc (cảnh A Phủ chịu phạt vạ, bị trói đứng), khắc hoạ nhân vật điển hình.
DÀN BÀI (Gợi ý)
Mở bài:
- Giới thiệu Tô Hoài, truyện Vợ chồng A Phủ và nhân vật A Phủ trong đoạn trích.
Thân bài:
1) Cuộc đời, số phận bất hạnh:
- Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, bị người làng bắt đem bán đổi lấy thóc, bỏ trốn, lớn lên đi làm thuê nhà này sang nhà khác.
- Không lấy nổi vợ vì không cha mẹ, ruộng đất, tiền bạc.
- Đánh A Sử, con quan, bị bắt ở đợ trừ nợ, làm mất bò, bị trói đứng.
2) Tính cách:
- Gan góc, táo bạo: bỏ trốn lên núi cao khi bị bắt đem bán; dám đánh con quan dù biết bị phạt vạ rất nặng; khi bị đánh chỉ “im như tượng đá”.
- Có sức sống mãnh liệt:
· Ngày Tết vẫn đi chơi dù không có quần áo đẹp.
· Giỏi lao động, thạo công việc, có sức khoẻ và cần cù chịu khó “biết đúc lưỡi cày, lưỡi cuốc, cày giỏi và săn bò tót rất bạo”, “chạy nhanh như ngựa, con gái trong làng nhiều người mê”.
· Khi được Mị cởi trói, A Phủ khuỵu xuống vì bị trói đứng nhiều ngày đêm liền, nhưng vẫn “quật sức vùng lên chạy” thoát khỏi nhà thống lí Pá Tra.
Tóm lại, A Phủ là thanh niên đẹp của núi rừng, điều đáng quý nhất của A Phủ là yêu chính nghĩa, dũng cảm, tự tin ở tuổi trẻ mà cuộc sống nô lệ không thể huỷ diệt được. Chính sức sống ấy sau này đã đưa A Phủ đến với cách mạng, trở thành tiểu đội trưởng du kích vững vàng.
Kết bài:
Khái quát về hình tượng A Phủ:
- Hình tượng A Phủ tiêu biểu cho số phận, tính cách của người dân miền núi giai đoạn này.
- Nghệ thuật: trần thuật tự nhiên, sinh động, xây dựng tình huống đặc sắc (cảnh A Phủ chịu phạt vạ, bị trói đứng), khắc hoạ nhân vật điển hình.