Cái này em chưa học mong mấy anh giải thích dùm cho

peiu_2tay_2cu

New member
Xu
0
Khi nào cho muối vào nước làm quỳ tím hóa xanh.
Khi nào cho muối vào nước làm quỳ tím hóa đỏ.
Khi nào cho muối vào nước làm quỳ tím không đổi màu.
 
Khi nào cho muối vào nước làm quỳ tím hóa xanh.
Khi nào cho muối vào nước làm quỳ tím hóa đỏ.
Khi nào cho muối vào nước làm quỳ tím không đổi màu.
Um câu hỏi này cũng không khó nhưng hay đó !
a/Các muối gọi là muối kiềm vì khi các phân tử tan trong dd nước sẽ thủy phân cho môi trường kiềm chính vì thế nó làm cho quì tím hoa xanh. Đó là các muối
của kl kiềm: Na,K,Rb hoặc kim loại kiềm thổ mạnh như Ca,Ba gắn với các gốc axit yếu như SO[SUB]3[/SUB],HSO[SUB]3[/SUB],CO[SUB]3[/SUB],HCO[SUB]3[/SUB],CH[SUB]3[/SUB]COO,SiO[SUB]3[/SUB],S,NO[SUB]2[/SUB],ClO,PO[SUB]4,[/SUB]HPO[SUB]4[/SUB]
b/ Các muối gọi là muối có tính axit là các muối khi các pt tan sẽ thủy phân cho môi trường axit chính vì thế nó làm quì tím hóa đỏ.
Cụ thể là các muối của gốc bazo yếu như Mg,Al,Fe,Cu,Hg,Ag... gắn với gốc axit mạnh như NO[SUB]3[/SUB],Cl,SO[SUB]4[/SUB],ClO[SUB]4[/SUB]...
c/ Tương tự như trên các muối nếu tạo nên tư gốc axit mạnh và bazo mạnh sẽ không có thủy phân trong nước và không làm thay đổi độ pH trong nước nhiều lắm thì sẽ làm giấy quì không đổi màu .
Cụ thể là gốc kim loại mạnh như Na,K,Ba,Sr với Cl,SO[SUB]4[/SUB],NO[SUB]3[/SUB],ClO[SUB]4[/SUB]...

* Lưu ý không phải muối axit nào cũng làm quì hóa đỏ vd: NaHCO[SUB]3[/SUB],NaHS các Muối này làm quì hóa xanh vì tính axit của axit tương ứng là rất kém.
Còn như NaH[SUB]2[/SUB]PO[SUB]4[/SUB] hay KHSO[SUB]4[/SUB] thì có tính axit
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top