Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Tôi rất thích cái cách diễn đạt, cách trả lời câu hỏi của những người nước ngoài, trong những bộ phim nước ngoài...
Người phương Tây hay có cách diễn đạt văn vẻ bằng cách diễn đạt pha trò, hay bằng một câu hỏi ngược lại... để từ đó người trò chuyện tự hiểu ra ý chính trong câu trả lời. Điều này khác với người Việt Nam, hay có cách hỏi đâu trả lời đấy, mặc dù người Việt Nam khá nổi tiếng vì sáng tạo, thông minh, và cũng rất văn chương...
Tôi còn nhớ, đại loại, (không chính xác lắm) trong bộ phim "Mười tám bánh xe công lí", khi một nhân vật nam C nhìn thấy cô bạn đồng nghiệp (cũng là nhân vật nữ chính A) - người yêu của nhân vật nam chính B thì trêu một câu: "Làm thế nào mà anh có cô ta vậy?" thì rất nhanh chóng, cô A đốp lại: "Bằng cách không cư xử như anh". Một câu trả lời thật thú vị và thông minh đúng không?
Trong một cuộc phỏng vấn của website Đẹp với Thierry, chồng của Phi Thanh Vân, phóng viên đã hỏi: "Nếu không nhờ dao kéo, Phi Thanh Vân vẫn là cô gái "ngực phẳng, hở lợi, răng chòi", thì anh có dám yêu và lấy làm vợ không?".
Thierry đã trả lời: "Câu hỏi này rất khó trả lời! Đây là một giả thiết không có thật, vì ít ra khi gặp Vân tôi không thấy như thế. Với tất cả những đặc điểm "kinh dị" mà bạn liệt kê, tôi cũng có cho mình một giả thiết như thế này: Khi gặp Vân tôi sẽ không ấn tượng và không đủ lãng mạn để nghĩ ra một câu chuyện mà tôi và cô ấy là nhân vật chính. Nhưng nếu hiểu tất cả những đức tính của cô ấy, như tôi đã nói với bạn, thì chắc chắn tôi sẽ rất đau đầu vì đấu tranh tư tưởng".
Một câu trả lời rất thẳng thắn, nhưng lại được thể hiện bằng cách lệch đi "thực tế khắc nghiệt" một chút, để chia nhỏ câu hỏi ra mà trả lời. Tôi khá thấm thía khi đọc đoạn này. Thấy mình nên áp dụng cho việc trả lời những câu hỏi hóc búa khi phỏng vấn xin việc.
Còn người Trung Quốc hay có cách diễn đạt bằng những câu danh ngôn xa xưa hoặc tự chế và trở thành câu cửa miệng của họ. Nếu bạn hay xem phim Trung Quốc thì sẽ thấy điều này rất rõ, chẳng hạn: "Anh không nói thì cũng không ai bảo anh câm", "Ngọn gió nào đã đưa anh tới đây", "Quả là rồng đến nhà tôm"... Những câu nói này không biết tự đời nào cũng đã được người Việt ta vận dụng trong lối trò chuyện hàng ngày... Có lẽ vì văn hóa Trung Quốc và văn hóa Việt Nam có sự tương đồng, cùng là nền văn hóa châu Á, lại là hai nước láng giềng, và Việt Nam ta cũng đã chịu sự lệ thuộc vào phương Bắc cả ngàn năm...
Dù có là nền văn hóa nào, lớp ngôn ngữ nào, thì nếu gặp được những điều hay ta không nên bỏ qua mà hãy vận dụng cho riêng mình. Cái chính vẫn là làm cho bản thân ngày càng tiến bộ hơn thôi.
Sưu tầm.
Người phương Tây hay có cách diễn đạt văn vẻ bằng cách diễn đạt pha trò, hay bằng một câu hỏi ngược lại... để từ đó người trò chuyện tự hiểu ra ý chính trong câu trả lời. Điều này khác với người Việt Nam, hay có cách hỏi đâu trả lời đấy, mặc dù người Việt Nam khá nổi tiếng vì sáng tạo, thông minh, và cũng rất văn chương...
Tôi còn nhớ, đại loại, (không chính xác lắm) trong bộ phim "Mười tám bánh xe công lí", khi một nhân vật nam C nhìn thấy cô bạn đồng nghiệp (cũng là nhân vật nữ chính A) - người yêu của nhân vật nam chính B thì trêu một câu: "Làm thế nào mà anh có cô ta vậy?" thì rất nhanh chóng, cô A đốp lại: "Bằng cách không cư xử như anh". Một câu trả lời thật thú vị và thông minh đúng không?
Thierry đã trả lời: "Câu hỏi này rất khó trả lời! Đây là một giả thiết không có thật, vì ít ra khi gặp Vân tôi không thấy như thế. Với tất cả những đặc điểm "kinh dị" mà bạn liệt kê, tôi cũng có cho mình một giả thiết như thế này: Khi gặp Vân tôi sẽ không ấn tượng và không đủ lãng mạn để nghĩ ra một câu chuyện mà tôi và cô ấy là nhân vật chính. Nhưng nếu hiểu tất cả những đức tính của cô ấy, như tôi đã nói với bạn, thì chắc chắn tôi sẽ rất đau đầu vì đấu tranh tư tưởng".
Một câu trả lời rất thẳng thắn, nhưng lại được thể hiện bằng cách lệch đi "thực tế khắc nghiệt" một chút, để chia nhỏ câu hỏi ra mà trả lời. Tôi khá thấm thía khi đọc đoạn này. Thấy mình nên áp dụng cho việc trả lời những câu hỏi hóc búa khi phỏng vấn xin việc.
Còn người Trung Quốc hay có cách diễn đạt bằng những câu danh ngôn xa xưa hoặc tự chế và trở thành câu cửa miệng của họ. Nếu bạn hay xem phim Trung Quốc thì sẽ thấy điều này rất rõ, chẳng hạn: "Anh không nói thì cũng không ai bảo anh câm", "Ngọn gió nào đã đưa anh tới đây", "Quả là rồng đến nhà tôm"... Những câu nói này không biết tự đời nào cũng đã được người Việt ta vận dụng trong lối trò chuyện hàng ngày... Có lẽ vì văn hóa Trung Quốc và văn hóa Việt Nam có sự tương đồng, cùng là nền văn hóa châu Á, lại là hai nước láng giềng, và Việt Nam ta cũng đã chịu sự lệ thuộc vào phương Bắc cả ngàn năm...
Dù có là nền văn hóa nào, lớp ngôn ngữ nào, thì nếu gặp được những điều hay ta không nên bỏ qua mà hãy vận dụng cho riêng mình. Cái chính vẫn là làm cho bản thân ngày càng tiến bộ hơn thôi.
Sưu tầm.