Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Cafe !
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Hide Nguyễn" data-source="post: 8072" data-attributes="member: 6"><p><strong><em><span style="color: Red">Ở Hà Nội,</span></em></strong> những quán cà phê cũ là một phần linh hồn thành phố. Đến đó người già nghĩ về thời đã qua. Người trẻ tìm thấy những bài học mới trong cuộc đời và phát hiện ra một Hà Nội đáng yêu...</p><p></p><p>Có một câu chuyện tôi muốn kể cho cô nghe. Cô còn nhớ một ngày trên tầng ba quán cà phê Phố Cổ, nhìn ra Hồ Gươm buổi chiều xanh thẫm, cô nói với tôi: “Trong ly cà phê này có vị của cuộc sống”?</p><p></p><p>Chắc cô không hề biết rằng từ câu nói trên tôi đã đến với cà phê như thế nào. Và cô cũng không ngờ rằng, một người tỉnh khác đến Hà Nội như tôi bỗng trở nên gắn bó và yêu Hà Nội như bây giờ.</p><p></p><p>Tôi vốn là người uống trà. Với tôi, nhớ khi ngồi với cô, cà phê chỉ có vị đắng. Nhưng sau thời gian sau đó, đôi khi vô thức, trong góc tối quán nhỏ Hà Nội, tôi gọi cho mình một ly cà phê đen… Nhờ thế mà đã phát hiện Hà Nội có một phần linh hồn ẩn chứa trong những quán cà phê ấy những quán cà phê nhỏ và tối, đã xưa cũ như những ký ức về Hà Nội cổ với mảng tường rêu và thiếu nữ Hà Thành tóc dài cặp trễ sau lưng.</p><p></p><p>Đó là quán Giảng ở đầu Hàng Gai. Quán nằm ngay trên con phố nhiều người qua lại nhất, vậy mà luôn có vẻ tĩnh lặng cũ kỹ của những ngày xa xưa. Tường đã ố vàng, trước cửa treo chao đèn màu đen, bóng đèn điện đã hỏng từ lâu, bàn ghế thấp nhỏ và sạch sẽ. Khách đến quán ngồi dọc theo tường, ngồi một chỗ có thể nhìn khắp quán. Quen nhau cả, thường là khách quen, đến chỉ để uống nhanh một cốc cà phê sáng, nói dăm câu bâng quơ về tình hình thời sự hay những chuyện đã qua bằng cảm giác thư thái, tĩnh lặng.</p><p></p><p>Đó là quán Lâm nằm trên đường Nguyễn Hữu Huân. Trên tường treo những bức tranh đã in đầy dấu vết thời gian. Mọi người đồn nhau tranh ấy là do mấy vị họa sĩ uống cà phê chịu mang đến tặng. Quầy pha cà phê là một cái bàn to cũ kỹ. Bàn khách nhỏ, chỉ vừa cho hai người ngồi. Những lúc quán đông, khách lạ, khách quen ngồi cùng nhau cả. Đông hơn nữa thì khách ngồi tràn ra hè, đặt ly cà phê của mình trên ghế đẩu, trầm ngâm đọc báo. Vỉa hè rộng. Mỗi người như là cả một thế giới riêng tư…</p><p></p><p>Những quán cà phê cũ ấy là một phần linh hồn thành phố, là nơi để người già nghĩ đến những câu chuyện cũ, nói với nhau những câu chuyện cũ, trong những buổi sáng, buổi chiều mà dù ngoài đường xe cộ đi lại, đối với họ chỉ có kỷ niệm là ồn ào, chỉ có tiếng lá sấu rụng trên hè là ồn ào…Những người bạn già ngồi bên nhau, thời gian trôi ngược lại. Sau cặp kính trắng, những hồi ức miên man…</p><p></p><p>Những quán ấy cũng là nơi để người trẻ có được bài học quý. Vì ở nhiều người già có một kho chuyện kể, mỗi câu chuyện kể đều chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa. Những chuyện mà mới nghe qua người trẻ tưởng như người già nào cũng có và cũng giống nhau, về những ngày gian khó, những ngày chiến tranh, những người bạn đã đi xa không trở lại, những người bạn mãi mãi vẫn còn đợi chờ… Nhưng chỉ cần chú tâm chút thôi sẽ thấy tất cả những câu chuyện ấy đều là tình yêu có thật, nỗi đau có thật, những kỷ niệm mãi mãi còn vẹn nguyên bởi tình cảm chân thành và trong sáng nhất của một thời chưa phải quá xa xôi.</p><p></p><p>Những quán cà phê cũ cũng giống như những người già ngồi trong quán, đã đi qua rất lâu thời gian, chứng kiến nhiều thay đổi, nhìn thấy hết, thấu hiểu và lưu giữ hết, lặng lẽ và yên bình, âm thầm nâng niu ký ức mà ít khi oán trách. Những người đã hiểu cuộc sống đến từng chân tơ kẽ tóc, có thể lý giải mọi thăng trầm càng thiết tha với từng giây từng ngày của thành phố bé nhỏ. Quán cũng biết nhiều về cuộc đời nên không có vẻ ngoài phô trương, cầu kỳ nữa. Chân tường đã lem nhem những rêu, bàn ghế đã loang lổ những vết ố cà phê nâu thẫm.. riêng hoa trên bàn luôn tỏa hương thơm thanh khiết nhất, và mọi mặt người đều gần gũi thân quen.</p><p></p><p>Ở những quán ấy thường bắt đầu những câu chuyện giản dị mà tốt đẹp và mang ý nghĩa quan trọng không ngờ. Như câu chuyện của tôi với một người mà tôi cũng không biết tên, không biết nhà bác ở đâu, trước đây bác làm gì, bây giờ bác bao nhiêu tuổi. Chỉ biết chắc rằng bác là một người Hà Nội nhân hậu, một người bạn lớn mà tôi sẽ còn nhớ suốt đời mình.</p><p></p><p>Tôi gặp bác một lần duy nhất trong quán cà phê cũ nhỏ cạnh Hồ Gươm. Bác đã lớn tuổi, là một người hưu trí Hà Nội có vẻ ngoài rất nhàn tản.</p><p></p><p>Năm ấy là năm 2003, bắt đầu mùa đông, không khí đôi chút lạnh, và trên khắp những ngả đường thành phố hoa sữa đã thơm nồng. Hôm ấy tôi không có chuyện gì buồn, chỉ là trạng thái trống rỗng, cố gắng suy nghĩ điều gì đó nhưng lại cảm thấy dường như tất cả những điều đang diễn ra quanh mình thật vô vị. Vẻ mặt tôi thì dường như là rất buồn rầu, ngồi một mình và gọi một ly đen. Giống như những người trẻ tuổi nông nổi khác, thời gian đấy tôi luôn coi cuộc đời mình là nghiêm trọng không người lớn nào có thể thấu hiểu.</p><p></p><p>Quán nhỏ nên tôi và bác ngồi cùng bàn. Ở quán ấy, giống như tất cả những quán cũ khác của thành phố, những người lạ thường ngồi cùng bàn, chung một không gian nhỏ, sự thân thiện nhỏ. Quán yên tĩnh. Tôi nhìn mãi ra đường, đường rất đông người qua, ai ai cũng dường như bận bịu vô cùng lắm. Bác thì đọc báo, cặp mắt kính trễ xuống trên mũi. Rất lâu. Rồi bỗng nhiên, bác ngẩng đầu nhìn tôi và nói rằng: “Cà phê của cháu sắp đắng rồi!”.</p><p></p><p>Bác bắt đầu câu chuyện với tôi như vậy, với nét mặt tự nhiên như là trong những đoạn tạp văn xưa về người Hà Nội mà tôi đã đọc qua.</p><p></p><p>Bác hỏi han tôi: quê cháu ở đâu, nhà có mấy anh chị em, bố mẹ có khỏe không… Tuyệt nhiên không thắc mắc vì sao tôi lại ngồi một mình và vì sao tôi lại có vẻ mặt trầm ngâm như vậy (nếu bác hỏi, tôi đã thấy rất xấu hổ vì không có lý do gì để trả lời bác cả).</p><p></p><p>Rồi bác gấp báo và nói với tôi, chuyện Hà Nội đã vào đông, chuyện những cái cây đã bắt đầu thay lá, chuyện những cây cà phê từ vùng này sang vùng khác cho hạt cà phê khác nhau thế nào… Như người Hà Nội hưu trí nhàn tản nhất, nói những điều vu vơ không đầu không cuối với người lạ để hết thời gian.</p><p></p><p>Khi ấy tôi cũng đang nhàn rỗi lắm, hai ngày cuối tuần hồi đó thường là thời gian mà tôi thấy thừa thãi vô cùng, chưa yêu ai, không có nơi nào để chơi, không có việc gì để làm… Vậy nên tôi thấy vui khi bác nói chuyện với tôi. Tôi kể cho bác nghe chuyện những xích mích nhỏ đang xảy ra giữa tôi và mấy người bạn, chuyện người ta đã làm sai ra sao và tôi đang chờ người ta xin lỗi thế nào, chuyện tôi đã chỉ được 5 điểm môn học yêu thích nhất… Tất cả đối với tôi khi ấy thật sự nghiêm trọng, những chuyện xảy ra trong đời luôn cần được phân biệt rõ ràng đúng và sai, người sai thì phải xin lỗi, người đúng được quyền tha thứ hay không tha thứ, những kết cục thành công hay thất bại đều có nguyên nhân, những hành động sai lầm đều để lại vết thương day dứt mãi…Bác cười hiền lành, bao dung. Bác bảo: “Cháu hãy nghĩ đến những chuyện tốt đẹp trong một ngày mà thời tiết rung động lòng người đến thế này”.</p><p></p><p>Bác nói vậy. Giản dị. Bỗng nhiên tôi nhận ra cây dâu da bên kia đường vòm lá thi thoảng đã có chỗ vàng rực, những chiếc lá rụng xuống trên hè trong đêm đã khô lại, không khí như còn đọng vị hương thanh khiết, và gió lạnh se se làm lòng thấy dịu dàng rồi mong nhớ không nguôi về những điều cũ kỹ xa xôi.</p><p></p><p>Rồi bác nói với tôi về cà phê, về việc lựa chọn hạt cà phê, chế biến, pha và thưởng thức nó. Bác nói những việc ấy nếu suy nghĩ một chút sẽ thấy giống như việc một người lựa chọn thái độ đối với cuộc đời, nâng niu và tận hưởng những cảm xúc mà nó mang lại. Nếu biết trân trọng, dùng lòng mình để đón nhận cuộc sống, giống như yên tĩnh lắng nghe vị thơm của ly cà phê tan trong không khí, sẽ có được những tình cảm yêu thương dịu dàng, những niềm hạnh phúc đơn sơ không bao giờ ngờ đến.</p><p></p><p>Bác nói cho tôi biết những đạo lý tốt đẹp và giản dị, trong thời gian vừa đủ để chậm rãi uống cạn một ly cà phê đen. Khi ấy, bác làm tôi ngạc nhiên vô cùng về những người Hà Nội. Có thể ngồi trong quán cà phê nhỏ, khi ngoài đường tất cả thật bận bịu, bỏ công sức và thời gian để giúp một kẻ trẻ tuổi nông nổi biết được trong cuộc sống có nhiều điều tốt đẹp đến thế nào. Có thể cố tâm làm một việc tốt đẹp bằng hành động như thể chỉ vu vơ nói những chuyện không đầu không cuối mà thôi.</p><p></p><p>Sau này, tôi thường nghĩ đến những điều bác nói. Và đôi khi, trong góc tối quán nhỏ, vào những ngày mà sức lực dường như không đủ để dễ dàng tha thứ cho hết thảy và yêu thương hết thảy nữa, tôi gọi cho mình một ly cà phê, nhấp ngụm cà phê đầu tiên, lắng nghe vị ngọt thơm đọng lại nơi vòm họng, dùng tất cả những tình cảm dịu dàng trong trái tim mình mà ngắm nhìn mọi người để lòng trở lại tĩnh lặng, và tận sâu trong tôi, tôi mong được gặp bác thêm một lần nữa biết bao…</p><p></p><p>Cô bạn Hải Phòng thân mến à, tôi đã bắt đầu yêu Hà Nội như thế đấy. Càng ngày càng thấy thân thiết hơn những góc nhỏ thành phố tĩnh lặng, những con đường thành phố mong manh hoa trắng mùa xuân, những quán nhỏ suy tư bình yên, những con người thành phố dịu dàng hồn hậu…</p><p></p><p>Vậy nên đi xa là thiết tha nhớ thời gian của những buổi sáng sớm tới quán cà phê quen, kê ghế ra vỉa hè, ngắm nhìn con đường thành phố ngái ngủ, chờ đợi những chiếc xe đạp chở đầy hoa đi qua, nói dăm ba câu bâng quơ với người lạ bên cạnh, lắng nghe câu chuyện của hai người già gần đấy… Những điều như thế, có thể mang lại cho mình bao nhiêu sức lực không ngờ, để yêu thương…</p><p><em></em></p><p><em>Hà Nội, một ngày thu muộn.</em></p><p></p><p>trích từ vietnamnet.net</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Hide Nguyễn, post: 8072, member: 6"] [B][I][COLOR="Red"]Ở Hà Nội,[/COLOR][/I][/B] những quán cà phê cũ là một phần linh hồn thành phố. Đến đó người già nghĩ về thời đã qua. Người trẻ tìm thấy những bài học mới trong cuộc đời và phát hiện ra một Hà Nội đáng yêu... Có một câu chuyện tôi muốn kể cho cô nghe. Cô còn nhớ một ngày trên tầng ba quán cà phê Phố Cổ, nhìn ra Hồ Gươm buổi chiều xanh thẫm, cô nói với tôi: “Trong ly cà phê này có vị của cuộc sống”? Chắc cô không hề biết rằng từ câu nói trên tôi đã đến với cà phê như thế nào. Và cô cũng không ngờ rằng, một người tỉnh khác đến Hà Nội như tôi bỗng trở nên gắn bó và yêu Hà Nội như bây giờ. Tôi vốn là người uống trà. Với tôi, nhớ khi ngồi với cô, cà phê chỉ có vị đắng. Nhưng sau thời gian sau đó, đôi khi vô thức, trong góc tối quán nhỏ Hà Nội, tôi gọi cho mình một ly cà phê đen… Nhờ thế mà đã phát hiện Hà Nội có một phần linh hồn ẩn chứa trong những quán cà phê ấy những quán cà phê nhỏ và tối, đã xưa cũ như những ký ức về Hà Nội cổ với mảng tường rêu và thiếu nữ Hà Thành tóc dài cặp trễ sau lưng. Đó là quán Giảng ở đầu Hàng Gai. Quán nằm ngay trên con phố nhiều người qua lại nhất, vậy mà luôn có vẻ tĩnh lặng cũ kỹ của những ngày xa xưa. Tường đã ố vàng, trước cửa treo chao đèn màu đen, bóng đèn điện đã hỏng từ lâu, bàn ghế thấp nhỏ và sạch sẽ. Khách đến quán ngồi dọc theo tường, ngồi một chỗ có thể nhìn khắp quán. Quen nhau cả, thường là khách quen, đến chỉ để uống nhanh một cốc cà phê sáng, nói dăm câu bâng quơ về tình hình thời sự hay những chuyện đã qua bằng cảm giác thư thái, tĩnh lặng. Đó là quán Lâm nằm trên đường Nguyễn Hữu Huân. Trên tường treo những bức tranh đã in đầy dấu vết thời gian. Mọi người đồn nhau tranh ấy là do mấy vị họa sĩ uống cà phê chịu mang đến tặng. Quầy pha cà phê là một cái bàn to cũ kỹ. Bàn khách nhỏ, chỉ vừa cho hai người ngồi. Những lúc quán đông, khách lạ, khách quen ngồi cùng nhau cả. Đông hơn nữa thì khách ngồi tràn ra hè, đặt ly cà phê của mình trên ghế đẩu, trầm ngâm đọc báo. Vỉa hè rộng. Mỗi người như là cả một thế giới riêng tư… Những quán cà phê cũ ấy là một phần linh hồn thành phố, là nơi để người già nghĩ đến những câu chuyện cũ, nói với nhau những câu chuyện cũ, trong những buổi sáng, buổi chiều mà dù ngoài đường xe cộ đi lại, đối với họ chỉ có kỷ niệm là ồn ào, chỉ có tiếng lá sấu rụng trên hè là ồn ào…Những người bạn già ngồi bên nhau, thời gian trôi ngược lại. Sau cặp kính trắng, những hồi ức miên man… Những quán ấy cũng là nơi để người trẻ có được bài học quý. Vì ở nhiều người già có một kho chuyện kể, mỗi câu chuyện kể đều chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa. Những chuyện mà mới nghe qua người trẻ tưởng như người già nào cũng có và cũng giống nhau, về những ngày gian khó, những ngày chiến tranh, những người bạn đã đi xa không trở lại, những người bạn mãi mãi vẫn còn đợi chờ… Nhưng chỉ cần chú tâm chút thôi sẽ thấy tất cả những câu chuyện ấy đều là tình yêu có thật, nỗi đau có thật, những kỷ niệm mãi mãi còn vẹn nguyên bởi tình cảm chân thành và trong sáng nhất của một thời chưa phải quá xa xôi. Những quán cà phê cũ cũng giống như những người già ngồi trong quán, đã đi qua rất lâu thời gian, chứng kiến nhiều thay đổi, nhìn thấy hết, thấu hiểu và lưu giữ hết, lặng lẽ và yên bình, âm thầm nâng niu ký ức mà ít khi oán trách. Những người đã hiểu cuộc sống đến từng chân tơ kẽ tóc, có thể lý giải mọi thăng trầm càng thiết tha với từng giây từng ngày của thành phố bé nhỏ. Quán cũng biết nhiều về cuộc đời nên không có vẻ ngoài phô trương, cầu kỳ nữa. Chân tường đã lem nhem những rêu, bàn ghế đã loang lổ những vết ố cà phê nâu thẫm.. riêng hoa trên bàn luôn tỏa hương thơm thanh khiết nhất, và mọi mặt người đều gần gũi thân quen. Ở những quán ấy thường bắt đầu những câu chuyện giản dị mà tốt đẹp và mang ý nghĩa quan trọng không ngờ. Như câu chuyện của tôi với một người mà tôi cũng không biết tên, không biết nhà bác ở đâu, trước đây bác làm gì, bây giờ bác bao nhiêu tuổi. Chỉ biết chắc rằng bác là một người Hà Nội nhân hậu, một người bạn lớn mà tôi sẽ còn nhớ suốt đời mình. Tôi gặp bác một lần duy nhất trong quán cà phê cũ nhỏ cạnh Hồ Gươm. Bác đã lớn tuổi, là một người hưu trí Hà Nội có vẻ ngoài rất nhàn tản. Năm ấy là năm 2003, bắt đầu mùa đông, không khí đôi chút lạnh, và trên khắp những ngả đường thành phố hoa sữa đã thơm nồng. Hôm ấy tôi không có chuyện gì buồn, chỉ là trạng thái trống rỗng, cố gắng suy nghĩ điều gì đó nhưng lại cảm thấy dường như tất cả những điều đang diễn ra quanh mình thật vô vị. Vẻ mặt tôi thì dường như là rất buồn rầu, ngồi một mình và gọi một ly đen. Giống như những người trẻ tuổi nông nổi khác, thời gian đấy tôi luôn coi cuộc đời mình là nghiêm trọng không người lớn nào có thể thấu hiểu. Quán nhỏ nên tôi và bác ngồi cùng bàn. Ở quán ấy, giống như tất cả những quán cũ khác của thành phố, những người lạ thường ngồi cùng bàn, chung một không gian nhỏ, sự thân thiện nhỏ. Quán yên tĩnh. Tôi nhìn mãi ra đường, đường rất đông người qua, ai ai cũng dường như bận bịu vô cùng lắm. Bác thì đọc báo, cặp mắt kính trễ xuống trên mũi. Rất lâu. Rồi bỗng nhiên, bác ngẩng đầu nhìn tôi và nói rằng: “Cà phê của cháu sắp đắng rồi!”. Bác bắt đầu câu chuyện với tôi như vậy, với nét mặt tự nhiên như là trong những đoạn tạp văn xưa về người Hà Nội mà tôi đã đọc qua. Bác hỏi han tôi: quê cháu ở đâu, nhà có mấy anh chị em, bố mẹ có khỏe không… Tuyệt nhiên không thắc mắc vì sao tôi lại ngồi một mình và vì sao tôi lại có vẻ mặt trầm ngâm như vậy (nếu bác hỏi, tôi đã thấy rất xấu hổ vì không có lý do gì để trả lời bác cả). Rồi bác gấp báo và nói với tôi, chuyện Hà Nội đã vào đông, chuyện những cái cây đã bắt đầu thay lá, chuyện những cây cà phê từ vùng này sang vùng khác cho hạt cà phê khác nhau thế nào… Như người Hà Nội hưu trí nhàn tản nhất, nói những điều vu vơ không đầu không cuối với người lạ để hết thời gian. Khi ấy tôi cũng đang nhàn rỗi lắm, hai ngày cuối tuần hồi đó thường là thời gian mà tôi thấy thừa thãi vô cùng, chưa yêu ai, không có nơi nào để chơi, không có việc gì để làm… Vậy nên tôi thấy vui khi bác nói chuyện với tôi. Tôi kể cho bác nghe chuyện những xích mích nhỏ đang xảy ra giữa tôi và mấy người bạn, chuyện người ta đã làm sai ra sao và tôi đang chờ người ta xin lỗi thế nào, chuyện tôi đã chỉ được 5 điểm môn học yêu thích nhất… Tất cả đối với tôi khi ấy thật sự nghiêm trọng, những chuyện xảy ra trong đời luôn cần được phân biệt rõ ràng đúng và sai, người sai thì phải xin lỗi, người đúng được quyền tha thứ hay không tha thứ, những kết cục thành công hay thất bại đều có nguyên nhân, những hành động sai lầm đều để lại vết thương day dứt mãi…Bác cười hiền lành, bao dung. Bác bảo: “Cháu hãy nghĩ đến những chuyện tốt đẹp trong một ngày mà thời tiết rung động lòng người đến thế này”. Bác nói vậy. Giản dị. Bỗng nhiên tôi nhận ra cây dâu da bên kia đường vòm lá thi thoảng đã có chỗ vàng rực, những chiếc lá rụng xuống trên hè trong đêm đã khô lại, không khí như còn đọng vị hương thanh khiết, và gió lạnh se se làm lòng thấy dịu dàng rồi mong nhớ không nguôi về những điều cũ kỹ xa xôi. Rồi bác nói với tôi về cà phê, về việc lựa chọn hạt cà phê, chế biến, pha và thưởng thức nó. Bác nói những việc ấy nếu suy nghĩ một chút sẽ thấy giống như việc một người lựa chọn thái độ đối với cuộc đời, nâng niu và tận hưởng những cảm xúc mà nó mang lại. Nếu biết trân trọng, dùng lòng mình để đón nhận cuộc sống, giống như yên tĩnh lắng nghe vị thơm của ly cà phê tan trong không khí, sẽ có được những tình cảm yêu thương dịu dàng, những niềm hạnh phúc đơn sơ không bao giờ ngờ đến. Bác nói cho tôi biết những đạo lý tốt đẹp và giản dị, trong thời gian vừa đủ để chậm rãi uống cạn một ly cà phê đen. Khi ấy, bác làm tôi ngạc nhiên vô cùng về những người Hà Nội. Có thể ngồi trong quán cà phê nhỏ, khi ngoài đường tất cả thật bận bịu, bỏ công sức và thời gian để giúp một kẻ trẻ tuổi nông nổi biết được trong cuộc sống có nhiều điều tốt đẹp đến thế nào. Có thể cố tâm làm một việc tốt đẹp bằng hành động như thể chỉ vu vơ nói những chuyện không đầu không cuối mà thôi. Sau này, tôi thường nghĩ đến những điều bác nói. Và đôi khi, trong góc tối quán nhỏ, vào những ngày mà sức lực dường như không đủ để dễ dàng tha thứ cho hết thảy và yêu thương hết thảy nữa, tôi gọi cho mình một ly cà phê, nhấp ngụm cà phê đầu tiên, lắng nghe vị ngọt thơm đọng lại nơi vòm họng, dùng tất cả những tình cảm dịu dàng trong trái tim mình mà ngắm nhìn mọi người để lòng trở lại tĩnh lặng, và tận sâu trong tôi, tôi mong được gặp bác thêm một lần nữa biết bao… Cô bạn Hải Phòng thân mến à, tôi đã bắt đầu yêu Hà Nội như thế đấy. Càng ngày càng thấy thân thiết hơn những góc nhỏ thành phố tĩnh lặng, những con đường thành phố mong manh hoa trắng mùa xuân, những quán nhỏ suy tư bình yên, những con người thành phố dịu dàng hồn hậu… Vậy nên đi xa là thiết tha nhớ thời gian của những buổi sáng sớm tới quán cà phê quen, kê ghế ra vỉa hè, ngắm nhìn con đường thành phố ngái ngủ, chờ đợi những chiếc xe đạp chở đầy hoa đi qua, nói dăm ba câu bâng quơ với người lạ bên cạnh, lắng nghe câu chuyện của hai người già gần đấy… Những điều như thế, có thể mang lại cho mình bao nhiêu sức lực không ngờ, để yêu thương… [I] Hà Nội, một ngày thu muộn.[/I] trích từ vietnamnet.net [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Cafe !
Top